Bài 26: Đi tìm mặt trời Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Đi tìm mặt trời sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 26.
Bài 26: Đi tìm mặt trời Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Đọc: Đi tìm mặt trời trang 116, 117
Nội dung chính Đi tìm mặt trời:
Ngày xưa, rừng già chỉ toàn là tối tăm, không bao giờ có ánh mặt trời. Thấy vậy, gõ kiến đi từng nhà để tìm người gọi mặt trời. Ai cũng đều mải mê với việc riêng của mình, chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. Bay mãi bay mãi, vất vả lắm mới đứng lên được ngọn cây cao nhất, gà trống dõng dạc kêu: “Trời đất ơi… ơi…!”
Sau mỗi lần kêu, sương tan, sao lặn, mặt trời hiện ra. Gà trống vui sướng, bay tới đâu ánh sáng theo đến đấy. Từ đó, mỗi khi gà trống cất tiếng gáy để chiếu sáng cho mọi người, mọi vật.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hãy tưởng tượng. Nếu không có mặt trời, điều gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
- Nếu không có mặt trời, con người không thể nhìn thấy mặt của nhau. Con người phải sống suốt ngày với đèn điện, đèn pin. Lúc đó, cây sẽ không quang hợp được và kém phát triển. Điều này quả thực rất tồi tệ!
Văn bản: Đi tìm mặt trời
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời?
Trả lời:
- Gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời vì: muôn loài phải sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Điều này là không ai mong muốn và gõ kiến được giao nhiệm vụ đi tìm người tìm được mặt trời.
Câu 2 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? Kết quả ra sao?
Trả lời:
- Gõ kiến đã gặp công, liếu điếu, chích choè, gà trống để nhờ đi tìm mặt trời.
- Kết quả là không ai nhận lời đi tìm mặt trời ngoài gà trống.
Câu 3 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại hành trình đi tìm mặt trời đầy gian nan của gà trống.
Trả lời:
-
Bụi mây |
Bay từ bụi mây lên rừng nứa |
Rừng nứa |
Từ rừng nứa bay lên rừng lim |
Rừng lim |
Từ rừng lim bay lên rừng chò, bay tới cây chò cao nhất |
Rừng chò |
Câu 4 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, vì sao gà trống được mặt trời tặng một cụm lửa hồng?
Trả lời:
- Gà trống được mặt trời tặng một cụm lửa hồng vì: gà trống đã làm mặt trời thức tỉnh, không ai có thể làm được và gà trống xứng đáng được tặng món quà đặc biệt này.
Câu 5 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu chuyện muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
a. Giải thích lí do gà trống có chiếc mào đỏ trên đầu.
b. Mặt trời thức dậy chiếu sáng là nhờ tiếng gà gáy của gà trống.
c. Ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng.
Trả lời:
- Câu chuyện muốn ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng. Hình ảnh gà trống tiên phong đi tìm mặt trời là ẩn dụ cho người anh hùng, xả thân làm việc khó vì cộng đồng. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu như ai cũng nhụt chí, mải mê với việc riêng của mình. Lúc ấy, ta cần những người hùng như gà trống!
Viết trang 117
Ôn chữ viết hoa: L
Câu 1 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết tên riêng: Lam Sơn
Trả lời:
- Học sinh chú ý “Lam Sơn” là tên riêng chỉ một địa danh. Ở chữ cái đầu của mỗi tiếng phải được viết hoa.
Câu 2 trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết câu:
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi chặn đường giặc Minh.
(Ca dao)
Trả lời:
- Học sinh chú ý cách viết thể thơ lục bát
- Cách trình bày của thể thơ lục bát 6 – 8: Dòng thơ có 6 chữ thì lùi vào, dòng thơ có 8 chữ thì tiến ra lề sách. Các dòng thơ 6 và 8 tương ứng thẳng lề với nhau.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ khi xuống dòng.
- Tên riêng về địa danh “Lam Sơn”, tên anh hùng dân tộc “Lê Lợi” và từ tên riêng chỉ tên giặc “Minh” cần được viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
Luyện tập trang 118, 119
* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm trong những từ dưới đây các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
Mẫu: vui – buồn
Trả lời:
- Cặp từ trái nghĩa: vui – buồn; nóng – lạnh; lớn – bé; đẹp – xấu.
Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm 3 - 5 cặp từ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau.
Mẫu: nhanh – chậm
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau: cao – thấp; ngắn – dài; to – nhỏ; nặng – gầy; xoè – cụp.
Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc lại câu chuyện Đi tìm mặt trời, đặt câu khiến trong tình huống sau:
a. Đóng vai gõ kiến, nhờ công, liếu điếu hoặc chích choè đi tìm mặt trời.
b. Đóng vai gà trống, nói lời đề nghị mặt trời chiếu ánh sáng cho khu rừng tối tăm, ẩm ướt
Trả lời:
a. Chị Công ơi! Anh hãy đi tìm mặt trời đi!
Anh chích choè ơi! Tôi cần anh đi tìm mặt trời ngay bây giờ!
b. Thưa mặt trời, chúng con cần ánh sáng để sống. Xin mặt trời hãy về với rừng già!
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể tên một số câu chuyện em yêu thích.
Trả lời:
- Một số câu chuyện em yêu thích: sự tích Tấm Cám; truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ; truyền thuyết Trọng Thuỷ Mị Châu
Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hỏi – đáp về nhân vật em thích hoặc không thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Gợi ý:
- Em muốn nói về nhân vật nào, trong câu chuyện nào? Vì sao em muốn nói về nhân vật đó?
- Em thích hoặc không thích nhân vật đó ở điểm nào? (ngoại hình, tính nết, hành động, suy nghĩ, tình cảm, lời nói,…)
- Nêu rõ lí do vì sao em thích hoặc không thích điều đó ở nhân vật.
Trả lời:
- Bạn: Cậu đã đọc truyện sự tích Tấm Cám chưa?
- Mình: Tớ đã từng được đọc qua. Câu chuyện này quả thật rất hay đó!
- Bạn: Vậy cậu có ấn tượng với nhân vật nào của Tấm Cám?
- Mình: Tớ rất thích cô Tấm. Dù bị mẹ kế và Cám nhiều lần hãm hại, nhưng Tấm vẫn thông minh để tránh được hết lần này tới lần khác.
- Bạn: Vậy cậu ghét mẹ con Cám đúng không?
- Mình: Đúng vậy! Họ không xinh bằng cô Tấm, lại còn xấu tính, toàn ức hiếp Tấm thôi.
- Bạn: Ồ! Vậy nhất định tớ phải tìm đọc Tấm Cám mới được. Cảm ơn cậu vì đã chia sẻ cho tớ.
Trả lời:
Em từng được đọc truyện Trọng Thuỷ Mị Châu, nàng Mị Châu quả thực rất xinh đẹp nhưng là người yêu đương mù quáng mà bán nước. Dù biết Trọng Thuỷ là con trai của kẻ thù, nàng Mị Châu vẫn nghe chồng rải lông ngỗng để địch dò tìm theo vết tháo chạy của vua cha. Vì yêu mà chung thuỷ là đáng, nhưng tội hại cha, mất nước là không thể tha thứ.
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một nghề nghiệp hoặc công việc nào đó.
Ví dụ:
Bài hát trồng cây
Trả lời:
- Bài thơ: Nghề giáo viên tiểu học (Bùi Thị Hoàng Minh)
Em chỉ là cô giáo tiểu học
Ngày hai buổi lên lớp ở trường
Dạy bọn trẻ viết rồi lại đọc
Nghề của em rất đỗi bình thường.
Em chỉ là cô giáo tiểu học
Bàn tay em bụi phấn bám đầy
Nắng pha sương nhuốm màu mái tóc
Ngày qua ngày dạy trẻ điều hay.
Em chỉ là cô giáo tiểu học
Chẳng váy hoa son phấn điệu đà
Chỉ áo dài dịu hiền nhịp bước
Giúp học trò bao ước mơ xa
Bài giảng: Bài 26: Đi tìm Mặt Trời - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 27: Những chiếc áo ấm
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 30: Những ngọn hải đăng
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 31: Người làm đồ chơi
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.