Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (3 mẫu)
Tổng hợp các bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...) hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 1)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 2)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 3)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 4)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 5)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 6)
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 7)
Top 20 Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (hay nhất)
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 1
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, hiền lành và phúc đức. Hai ông bà đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một lần, bà ra đồng thì trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Đến khi về nhà, bà lại thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Kì lạ là, đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua lo sợ. Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, cậu liền bảo: “Ông về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu với nhà vua.
Kể từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no. Hai vợ chồng làm ra không đủ để nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì đều mong cậu bé có thể đánh tan lũ giặc.
Lúc bấy giờ, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước lúc này rất nguy. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Bỗng, chú bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Giặc bị tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm lên nhau chạy trốn.
Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, cho lập đền thờ ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta còn kể rằng những bụi tre ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn kể rằng ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 2
Sau khi nhận được ngôi báu từ 18 đời vua Hùng, An Dương Vương Thục Phán đã lành đạo nhân dân đánh tan hàng vạn quân xâm lược nhà Tần. Lập tức đổi tên nước thành Âu Lạc và rời thủ đô từ Nghĩa Lĩnh Phong Châu xuống Phong Khê nay là Đông Anh Hà Nội.
An Dương Vương bắt đầu tiến hành xây thành để bảo vệ kiên cố cho nhân dân nhưng chỉ có điều cứ xây chắc chắn vào buổi sáng thì đến đêm thành lại đổ xuống vì thế nên việc xây thành cứ kéo dài mãi mà không xong. Điều đó khiến An Dương Vương vô cùng lo lắng ngài liền sai các quan quân lập đàn cầu xin bách thần phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy từ phía đông xuất hiện một cụ già râu tóc bạc phơi chống gậy trúc đi đến trước cổng thành mà than rằng : “Xây thành thế này biết bao giờ cho xong được!”. An Dương Vương mừng rỡ liền rước cụ già vào điện ân cần hỏi han : “Ta đắp thành này tốn bao nhiêu công sức mà không được là cớ vì sao?”. Cụ già thong thả đáp : “ Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây thành thì mới thành công”. Nói rồi cụ già cáo lui.
Đúng như lời cụ già nói sáng hôm sau có một con rùa lớn nổi lên trên mặt nước tự xưng là sứ Thanh Giang và nói với An Dương Vương rằng nếu muốn xây thành thành công thì phải dẹp hết bè lũ yêu quái hay quấy nhiều. Quả nhiên sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt yêu quái thì thành xây nhanh thoăn thoắt chỉ trong vòng nửa tháng đã xong cả. Thành hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên còn được gọi là Loa Thành. Rùa Vàng chỉ ở lại 3 năm thì ra đi. Lúc chia tay An Dương Vương có hòi rằng : “Nhờ ơn thần mà thành xây xong. Nếu sau này có giặc thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng bèn tháo một chiếc vuốt đưa cho nhà vua và dặn hãy lấy làm lẫy nỏ phòng khi quân giặc kéo đến chỉ cần lấy nỏ ra mà bắn thì không ai dám đến gần. Dứt lời Rùa Vàng quay trở về biển Đông. Nhà vua bèn sai một vị tướng quân tên Cao Lỗ ngày đêm chế chiếc vuốt Rùa vàng làm lẫy. Đặt tên là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau Triệu Đà bèn đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc. Triệu Đà hoảng sợ liền rút quân về nước. Dân chúng Âu Lạc vô cùng hân hoan trước chiến công lẫy lừng của vị Vua tài giỏi.
Biết không thể đánh bại được Âu Lạc, Triệu Đà bèn nghĩ ra một âm mưu hết sức ngoan độc. Hắn mang con trai Trọng Thủy ra kết thân với Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương. Chẳng chút hoài nghi nhà vua gả Mị Châu cho Trọng Thủy và cho ở rể tại Loa Thành.
Nghe lời cha Trọng thủy bèn dò la khắp nơi nhằm tìm kiếm ra bí mật của nỏ thần do An Dương Vương cất giữ. Mị Châu vì tin chồng nên đã dẫn hắn đến nơi cất giấu nỏ thần. Trọng thủy liền chế ra được một chiếc lẫy nỏ y hệt với chiếc nỏ thần Kim Quy kia. Xong việc, Trọng Thủy liền nghĩ cách chuồn về nước. Trước khi đi hắn có hỏi vợ : “ Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt ta trở lại tìm nàng thì lấy gì làm dấu?” Mị Châu ngây thơ đáp : “ thiếp có chiếc áo lông ngỗng hay mặc, khi gặp biến đi đến đâu thiếp sẽ rắc lông ngỗng đến ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau”.
Trọng Thủy mang nỏ thần về đến nhà, Triệu Đà liền đem quân tấn công Âu Lạc. Trong lúc ấy mặc cho cả hàng chục vạn quân giặc đang tiến gần cửa thành nhà vua vẫn ung dung đánh cờ mà nói rằng : “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Đến khi quân giặc tiến sát cửa thành nhà vua mới sai quân lính mang nỏ thần đến bắn thế nhưng lúc ấy đã không còn linh nghiệm nữa.
An Dương Vương bèn cưỡi ngựa mang theo con gái yêu chạy về phía Nam. Nhưng ngặt nỗi đi đến đâu quân giặc cũng đuổi theo đến đó. Tới sát biển An Dương Vương cùng đường mà kêu lớn : “ Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta”. Lúc bấy giờ Rùa Vàng mới từ mặt nước hiện lên mà nói rằng : “kẻ thù ở ngay đằng sau người kia”. An Dương Vương tức giận liền tuốt gươm chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển theo Rùa Vàng. Cùng lúc đó Triệu Thủy cũng chạy đến nơi nhìn thấy xác vợ nằm trên vũng máu Trọng thủy khóc lên đau đớn rồi cầm đao tự kết liễu đời mình.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 3
Đinh Bộ Lĩnh là một vị vua nổi tiếng của nước ta. Nhờ có ông mà nước ta thoát khỏi nạn cát cứ, thống nhất lại bờ cõi.
Từ khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã bộc lộ trí thông minh và bản lĩnh hơn người. Trong các trò chơi đanh trận giả, ông luôn là người nắm vai trò lãnh đạo và giúp đội của mình dành chiến thắng. Mỗi khi thắng trận, Đinh Bộ Lĩnh sẽ được đám trẻ làm kiệu rước đi, trên tay cầm bông lau phấp phới. Vì vậy mà sau này, khi ông lên ngôi vua, đã được gọi là Ông vua cờ lau.
Lớn lên trong buổi đất nước bị chia cắt thành mười hai cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí thống nhất giang sơn. Ông tham gia đạo binh thuộc sứ quân của Trần Lâm. Chỉ sau một thời gian ngắn thì ông được thăng chức làm Bộ Lĩnh bởi sự thông minh là tài trí của mình. Sau khi chủ lĩnh qua đời, Đinh Bộ Lĩnh quyết định thống lĩnh sứ quân dời về Hoa Lư để rèn luyện binh lực, chuẩn bị thực hiện chí lớn của mình.
Sau nhiều năm rèn luyện, lực lượng của sứ quân đã lớn mạnh, thời cơ cũng đã chín muồi, Đinh Bộ Lĩnh liền lãnh đạo quân đội của mình tiến ra các vùng lân cận dể dẹp loạn mười hai sứ quân. Chỉ trong vòng một năm, quân đội của ông đã thành công thống nhất đất nước. Nhân dân vô cùng kính phục tài năng của ông, tôn làm Vạn Thắng Vương. Hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh chính thức lên ngôi vua, dưa ra nhiều chính sách tiến bộ, giúp cuộc sống của nhân dân thêm ấm no.
Cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh là những trang sử hào hùng và chói lọi. Nhờ có ông mà đất nước lại được dung hòa làm một, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no. Em rất yêu quý và tự hào về vị vua này.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 4
Đất nước ta đã trải qua hai nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những trang sử ấy có rất nhiều những người anh hùng dũng mãnh, chiến đấu vì tổ quốc. Với tấm lòng kính ngưỡng và biết ơn những người anh hùng chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã sáng tác và lưu truyền rất nhiều những truyền thuyết về họ. Trong đó nổi bật nhất chính là truyền thuyết Thánh Gióng.
Truyền thuyết kể về cuộc đời của người anh hùng Thánh Gióng với nhiều chi tiết kì bí và huyền ảo. Mẹ của Tháng Gióng vì ướm thử chân mình lên một vết chân khổng lồ ở ngoài đồng mà mang thai. Sau đó sinh ra Thánh Gióng. Suốt ba năm đầu đời, chàng như một con rối gỗ, không nói cũng chẳng cười, mẹ đặt đâu thì nằm đấy. Chỉ khi nghe thấy tiếng sứ giả loan tin cần tìm người tài cứu nước, chống giặc Ân xâm lược, thì Gióng mới thay đổi. Cậu bé bỗng nhiên cất tiếng nói đầu đời, nhờ mẹ gọi sứ giả vào gặp mặt. Thấy một cậu bé mới ba tuổi đã nói năng rành mạch, dặn dò chuẩn bị giáp sắt và ngựa sắt, gậy sắt để đánh giặc, sứ giả nhận ra ngay cậu chính là người tài mà ông trời gửi xuống giúp nước ta. Vì vậy ông kính cẩn lắng nghe, rồi gấp gáp phi ngựa về kinh để tâu lên nhà vua.
Phần Thánh Gióng, sau khi phân phó sứ giả chuẩn bị đồ đạc, thì cậu như thay đổi thành một con người khác. Gióng ăn nhiều lắm, mẹ thổi gạo không kịp cho cậu ăn no. Người cậu cũng lớn nhanh như thổi, áo vừa mặc vào người đã sứt chỉ. Bà con làng xóm thấy vậy, liền sang góp gao thổi cơm nuôi Gióng lớn. Khi giặc đến sát chân núi, sứ giả cũng kịp thời mang giáp sắt, ngựa sắt đến cho Thánh Gióng. Chỉ thấy cậu bước ra giữa sân, vươn vai một cái là trở thành một tráng sĩ cao lớn, vạm vỡ. Cậu mặc áo giáp sắt lên người, một tay cầm gậy sắt, một tay vỗ mạnh vào ngựa sắt. Cứ thế con ngựa bỗng sống dậy, thở ra từng hơi lửa nóng hừng hực. Sau khi nhảy lên lưng ngựa, Thánh Gióng chào mẹ và dân làng, rồi lao nhanh về phía quân giặc.
Sự xuất hiện của Thánh Gióng dũng mãnh đã làm thay đổi hoàn toàn thế trận. Một mình cậu cưỡi ngựa đánh thẳng vào kẻ địch, dùng gậy sắt quét ngang cả hàng quân. Vó ngựa của Thánh Gióng chạy đến đâu, quân giặc ngã như ngả rạ, bỏ chạy rối rít. Giữa đường gậy sắt bị gãy đôi, Gióng liền nhổ bụi tre ngà ven đường làm vũ khí, quyết đuổi sạch quân giặc ra khỏi biên giới nước ta. Chờ khi đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù, Thánh Gióng mới cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt ra để lại, rồi từ từ bay về trời.
Hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, oai hùng như hiện thân của một vị thần bảo vệ đất nước ta. Em rất yêu quý và biết ơn, tự hào người anh hùng ấy. Thật tự hào xiết bao khi đất nước ta có người anh hùng chống giặc ngoại xâm vĩ đại như Thánh Gióng.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 5
An Dương Vương là một trong những người anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta. Rất nhiều những câu chuyện dân gian đã được kể và lưu truyền về ông. Và Sự tích thành Cổ Loa là một trong số đó.
Theo truyện kể, An Dương Vương chính là người đã lập nên nhà nước Âu Lạc. Ông đã lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết chống lại cuộc xâm lược của nhà Tần. Sau khi dành chiến thắng, nhận thấy được mối nguy hại từ lũ giặc phương Bắc, An Dương Vương đã quyết định xây thành để phòng giặc. Tuy nhiên, việc xây thành đã gặp phải một vấn đề rất lớn: Hễ xây lên cao thì tường thành sẽ đổ sập xuống. Dù thử nhiều cách nhưng lần nào không thành công nên An Dương Vương rất lo lắng và buồn bã. Cuối cùng, ông quyết định lập đàn cầu trời phù hộ cho nước Âu Lạc ta thành công đắp thành. Từ một làn khói trắng bay ra từ đàn cầu trời, một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”. Quả thật vậy, sáng hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng, vua An Dương Vương đã ra bờ sông chờ và thật sự gặp được một con rùa vàng khổng lồ. Rùa tự xưng là thần Kim Quy - sứ giả của Vua Thủy Tề. Thần Kim Quy dùng phép thần thông, tìm ra được con yêu quái vẫn luôn ẩn nấp phá hoại thành của nước ta và tiêu diệt nó. Từ hôm đó, việc xây thành diễn ra vô cùng thuận lợi, chảng bao lâu đã đắp xong thành Cổ Loa. Trước lúc ra về, Thần Kim Quy còn đưa cho An Dương Vương một chiếc móng của mình, dặn dò vua đem ra làm lẫy nỏ để giết giặc, bảo vệ đất nước.
Câu chuyện trên đã kể về sự kiện xây thành của vua An Dương Vương với màu sắc hư ảo đặc trưng của các chuyện kể dân gian. Từ câu chuyện, em cảm nhận được một vị vua vừa dũng mãnh, thông minh lại luôn hết lòng lo lắng cho đất nước, muôn dân. Thật tự hào khi những trang sử của nước Việt ta có ghi lại cuộc đời của một người anh hùng như thế.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 6
Từ thuở bé thơ, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào, ngưỡng mộ những vị anh hùng dũng cảm, sẵn sàng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên cho quê hương, đất nước. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai hùng như thế.
Truyện dân gian kể rằng vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm - mẫu 7
Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Dương Vương quyết định xây thành Cổ Loa. Cùng tôi ngược dòng thời gian, lật giở những trang sử vào hồi thế kỷ III TCN, để tìm hiểu câu chuyện dân gian An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhé!
Truyện kể rằng thành Cổ Loa cứ xây xong lại đổ. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại:
Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.
An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.
An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:
- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.
Nói xong ông già biến mất.
Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:
- Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.
Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.
Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phục đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.
An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.
Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:
- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.
Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Nói 2 – 3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc địa phương em. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- Tìm đọc các bài văn miêu tả cây cối. Ghi lại những câu văn hay mà em muốn học tập.
- Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?
- Em hãy giới thiệu về một miền quê em yêu mến
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT