Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (3 mẫu)

Tổng hợp các đoạn văn Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như "khèn, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn đá,... hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (hay nhất)

Quảng cáo

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 1

Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa. Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Quảng cáo

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 2

Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Khèn là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh, được sử diễn tấu trong tang ma nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Ngay cả cấu tạo, quy đình chế tác nhạc cụ này cũng hết sức độc đáo.

Dù mang tính đại chúng nhưng người diễn tấu khèn lại dành đặc quyền của nam giới. Với nam giới, ngay khi còn nhỏ đã được hướng đến việc phải học hỏi cách diễn tấu khèn để khi hơn 10 tuổi đều có cây khèn trên vai khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi buồn, khi vui đều mang khèn diễn tấu, đều nghe khèn và tâm tư, tình cảm cũng như nhu cầu, giao tiếp, kết nối của mình qua tiếng khèn.

Quảng cáo

Dù việc chế tác hay diễn tấu khèn là độc quyền của nam giới nhưng việc thưởng thức, thụ hưởng nhạc điệu của nó lại dành cho cả cộng đồng, không phân biệt tuổi tác, địa vị. Sự cảm nhận âm nhạc từ nhạc cụ này đã khẳng định trình độ thẩm âm và thẩm mỹ khá cao của người Mông. Chỉ cần nghe tiếng khèn Mông cất lên, cả cộng đồng sẽ hướng tới, hòa mình vào từng giai điệu – dù buồn hay vui – tạo sự cộng cảm đặc biệt.

Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm. Vì vậy, có thể nhiều người học diễn tấu được nhưng chế tác nó thì không nhiều.

Quảng cáo

Diễn tấu khèn là cả một nghệ thuật hết sức độc đáo bởi nhạc cụ này không chỉ để thổi mà còn để nhảy múa với sự biến hóa vô cùng sinh động mà không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn đòi hỏi cả sức khỏe vì có cả những động tác nhào lộn, trồng chuối...

Song hành suốt cả vòng đời của người Mông chính là tiếng khèn. Trong các lễ hội mùa vụ và vòng đời, tiếng khèn vừa là tiếng nói tâm linh kết nối với thần linh, tổ tiên, vừa là âm thanh vui vẻ kết nối cộng đồng để giải tỏa những khúc mắc, buồn lo.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 3

Đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới, nhưng cấu tạo lại rất đơn giản. Những vật liệu làm ra cây đàn Bầu là các loại cây tre, bương, vầu, vỏ quả bầu..., những vật liệu dễ kiếm gần gũi trong đời sống người Việt.

Trước kia, thân đàn bầu được làm bằng một đoạn ống tre, ống bương, ống vầu thì nay được làm bằng hộp gỗ hình chữ nhật dài khoảng trên dưới 1 mét. Một đầu to có bát âm làm từ vỏ quả bầu khô với cần đàn nối với dây đàn, đầu bên kia nhỏ hơn có dây đàn gắn với cần chỉnh dây. Bầu đàn làm bằng đầu cuống quả bầu hoặc gỗ tiện giống quả bầu. Cần đàn làm bằng sừng tre dẻo dài khoảng 50-70 cm, sau này thay bằng sừng trâu.

Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ, sau này thay bằng dây sắt. Khi chơi đàn người chơi gảy bằng ngón tay, móng hay que gảy, phát ra âm thanh do va chạm trực tiếp, 1 lần, tạo ra "âm thực", kết hợp với việc rung cần đàn tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ. Đây cũng là nét độc đáo của loại nhạc cụ tiêu biểu Việt Nam được thế giới ghi nhận. Nghệ sĩ đàn bầu Kim Thành cho rằng: "Nét nổi bật của đàn bầu là tạo ra tiếng đàn là sóng bồi âm. Đàn bầu có hai phần chính: phần cầm que tạo ra tiếng đàn và dùng cần đàn để nhấn cao độ lên và xuống. Cây đàn bầu độc đáo về cách sử dụng là như thế. Thường các cây đàn khác bật bằng dây buông, như đàn ghi ta có phím để thay đổi âm vực khác nhau, nhưng cây đàn bầu thì cái chặn dây lại bằng tay thay cho phím đàn".

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 4

Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau.

Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 5

Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc - mẫu 6

Đàn nhị là một loại đàn mang tính dân tộc cao, đàn nhị có có từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ thứ mười) tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Khác với các loại đàn khác như: đàn nguyệt, đàn tranh … có rất nhiều dây thì đàn nhị chỉ có hai dây duy nhất. Cũng có lẽ vì đặc điểm của dây đàn khá đặc biệt mà người ta gọi nó với cái tên là đàn Nhị.

Hình dáng của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ dân tộc khác. Đàn có hai dây,và khi chơi nhạc thì người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo.

Đàn thường được những người nghệ sĩ để trên chính đôi chân của mình khi tấu nhạc.Vì vậy khi chơi nhạc thì người nghệ sĩ thường ngồi, có thể là trên một mảnh chiếu, cũng có thể là ngồi trên ghế. Dây kéo của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó được cấu tạo bởi những sợi tơ rất mảnh và mềm mại, sau đó được kết nối với thanh tre mỏng, uốn thành một hình cung mềm mại. Khi dây kéo của đàn nhị được cọ sát với dây đàn để phát ra âm thanh trong tương đối giống thanh kéo của đàn vĩ cầm.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên