10+ Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Dàn ý chung đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách

- Bố cục đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật.

+ Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,…) và đưa ra dẫn chứng minh họa.

+ Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật,…

II. Dàn ý mẫu đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 1

Đề 1. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Thánh Gióng trong cuốn truyện tranh “Thánh Gióng – Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách: Cuốn truyện tranh “Thánh Gióng – Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng yêu thích.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một cậu bé kì lạ.

+ Dẫn chứng 1: Lên ba không biết nói, biết cười.

Quảng cáo

+ Dẫn chứng 2: Lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no.

+ Dẫn chứng 3: Vươn vai bỗng trở thành tráng sĩ oai phong.

- Đặc điểm 2: Dũng cảm, chiến đấu kiên cường, bất khuất.

+ Dẫn chứng 1: Nhảy lên lưng ngựa sắt, xông thẳng ra trận.

+ Dẫn chứng 2: Roi sắt gãy Gióng không hề nao núng hay nhụt chí mà nhổ tre quật thẳng vào quân giặc.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Nhân vật Thánh Gióng chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 2

Đề 2. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Ma-ri-a được học trong cuốn sách “Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách: Cuốn sách “Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Em rất thích nhân vật Ma-ri-a trong câu chuyện “Nhà phát minh 6 tuổi”.

b. Triển khai:

Quảng cáo

- Đặc điểm 1: Ma-ri-a rất thích quan sát.

+ Dẫn chứng 1: Quan sát gia nhân bưng trà lên. 

+ Dẫn chứng 2: Mỗi khi gia nhân bưng trà lên, cô bé lại để ý sự chuyển động của tách trà trên đĩa.

- Đặc điểm 2: Ma-ri-a là người luôn say mê khám phá.

+ Dẫn chứng 1: Cô bé vào bếp lấy một bộ đồ tra ra và tự làm thí nghiệm.

+ Dẫn chứng 2: Cô bé đã phát hiện ra khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Ma-ri-a quả là một cô bé thông minh và tinh tường.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 3

Đề 3. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni trong cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô A-mi-xi

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách, tên tác giả: Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô A-mi-xi.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni là nhân vật em yêu mến nhất.

b. Triển khai:

Quảng cáo

- Đặc điểm 1: Là một người hiền lành, ôn hòa, tốt bụng và luôn tận tình với tất cả học sinh trong trường.

+ Dẫn chứng 1: Với những học sinh mắc lỗi thầy chỉ nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích, giảng giải.

+ Dẫn chứng 2: Thầy đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có năng khiếu đặc biệt.

- Đặc điểm 2: Là một người có tấm lòng cao cả.

+ Dẫn chứng 1: Thầy rất muốn nghỉ hưu nhưng lại cảm thấy đau khổ khi phải chia tay học sinh của mình.

+ Dẫn chứng 2: Thầy xé lá đơn xin từ chức đi và tiếp tục ở lại trường.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất kính trọng và cảm phục tấm lòng cao đẹp của thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 4

Đề 4. Viết đoạn văn giới thiệu về thầy Nguyễn Ngọc Ký trong cuốn tự truyện “Tôi đi học”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên cuốn sách, tác giả: Cuốn tự truyện “Tôi đi học” do Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký viết.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một người có ý chí nghị lực vượt lên số phận.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Thầy có ngoại hình không lành lặn như bao đứa trẻ khác.

+ Dẫn chứng 1: Do trải qua một cơn cảm, thầy đã bị liệt đi đôi tay.

+ Dẫn chứng 2: Khóc, thất vọng và bất lực khi bị gọi là “thằng què”.

- Đặc điểm 2: Là một người có ý chí và nghị lực vượt lên số phận.

+ Dẫn chứng 1: Thầy cố gắng tập viết bằng đôi chân của mình, dần tiến bộ và đạt được điểm 7, điểm 8, rồi điểm 10.

+ Dẫn chứng 2: Đan lát, cắt dán, xâu kim, vẽ hình,… bằng đôi chân của chính mình, nghĩ đã thấy khó khăn rồi, vậy mà, thầy đã làm được.

- Đặc điểm 3: Thầy đạt rất nhiều giải thưởng về toán học.

+ Dẫn chứng 1: Giải nhất kì thi học sinh giỏi Toán toàn huyện.

+ Dẫn chứng 2: Giải Năm kì thi học sinh giỏi Toán miền Bắc.

+ Dẫn chứng 3: Hai lần vinh dự được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất khâm phục và ngưỡng mộ thầy. Thầy chính là tấm gương sáng về ý chí vượt khó vươn lên trong học tập.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 5

Đề 5. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Kim Đồng trong cuốn sách “Những anh hùng trẻ tuổi – Kim Đồng” của Tô Hoài và Mai Long.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên cuốn sách, tác giả: Cuốn sách “Những anh hùng trẻ tuổi – Kim Đồng” của Tô Hoài và Mai Long.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Kim Đồng – một người anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một người chiến sĩ nhỏ tuổi yêu nước, thương nhà, hận giặc.

+ Dẫn chứng 1: Kim Đồng tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ.

+ Dẫn chứng 2: Anh được giao nhiệm vụ làm giao liên, đưa đón những cán bộ chiến sĩ và gửi thư từ.

- Đặc điểm 2: Tuy nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng rất gan dạ và dũng cảm.

+ Dẫn chứng 1: Sẵn sàng đánh lại bọn lính giặc, biết đề phòng bọn xấu xa từng bắt bố mình đi.

+ Dẫn chứng 2: Phát hiện bọn địch đang phục kích ngay bên cạnh nơi họp của Mặt trận Việt Minh, nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê-nin thì anh dũng hi sinh.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật:

+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước của Kim Đồng.

+ Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập và noi theo.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 6

Đề 6. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Ông Yết Kiêu trong câu chuyện “Ông Yết Kiêu”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Ông Yết Kiêu.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Ông Yết Kiêu là nhân vật để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất. 

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Nổi tiếng với biệt tài bơi lội, không ai sánh bằng.

+ Dẫn chứng 1: Ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền.

+ Dẫn chứng 2: Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. 

+ Dẫn chứng 3: Chỉ với một cái dùi sắt và một chiếc búa, Yết Kiêu đã hạ gục được hết chiến thuyền của địch, khiến chúng phải khiếp sợ.

- Đặc điểm 2: Ông rất dũng cảm, gan dạ và thông minh.

+ Dẫn chứng: Khi bị giặc bắt, chúng đe dọa nhưng ông không hề hoảng sợ.

+ Dẫn chứng: Giả vờ quy thuận, nhân lúc chúng không để ý, nhảy xuống nước và bơi đi mất.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất ngưỡng mộ tài năng, trí thông minh của ông.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 7

Đề 7. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện, tác giả: Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Em rất yêu thích nhân vật Kiều Phương.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một thiên tài hội họa.

+ Dẫn chứng 1: Sáu bức tranh do Mèo vẽ khiến người anh ngạc nhiên, những bức tranh này có thể treo trong bất cứ phòng nào.

+ Dẫn chứng 2: Bức tranh đạt giải Nhất tại một trại thi vẽ quốc tế.

- Đặc điểm 2: Hồn nhiên, hiếu động, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.

+ Dẫn chứng 1: Bị anh đặt tên là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.

+ Dẫn chứng 2: Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên.

+ Dẫn chứng 3: Khi đi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất ngưỡng mộ những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Phương. 

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 8

Đề 8. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em bé trong câu chuyện “Em bé thông minh”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Cậu bé thông minh.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong câu chuyện.

b. Triển khai:

- Đặc điểm: Là một cậu bé rất mạnh dạn và thông minh.

- Dẫn chứng:

+ Dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.

+ Giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan.

+ Vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em quả là một cậu bé thông minh và tài trí hơn người.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 9

Đề 9. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Sọ Dừa trong câu chuyện “Sọ Dừa”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Truyện cổ tích “Sọ Dừa”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Sọ Dừa là nhân vật nổi bật và quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích nước ta.

b. Triển khai:

- Đặc điểm:

+ Là chàng trai tốt bụng, nhân hậu.

+ Tài trí và thông minh.

+ Siêng năng, chăm chỉ làm việc.

- Dẫn chứng:

+ Anh đã tha thứ những lỗi lầm của các cô chị độc ác trong truyện.

+ Anh dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên.

+ Anh đi làm giúp việc cho nhà phú ông và hoàn thành xuất sắc các công việc được giao.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - mẫu 10

Đề 10. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Những hạt thóc giống.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Cậu bé Chôm là nhân vật em vô cùng yêu thích.

b. Triển khai:

- Đặc điểm: Là một cậu bé trung thực.

- Dẫn chứng: Chôm rất thật thà và trung thực thú nhận trước vua rằng mình không làm sao cho những hạt giống nảy mầm được.

=> Nhờ đức tính trung thực và lòng dũng cảm mà Chôm đã được truyền ngôi vua.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất quý trọng đức tính này của cậu bé Chôm.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên