Cụ Đồ Chiểu lớp 5 (trang 101, 102, 103) - Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Cụ Đồ Chiểu trang 101, 102, 103 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

Cụ Đồ Chiểu lớp 5 (trang 101, 102, 103) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung chính Cụ Đồ Chiểu:Cụ Chiểu là một người tài giỏi, có trái tim và tình yêu thương gia đình, quê hương mãnh liệt. Cho đến khi bản thân phế liệt, ông vẫn không đầu hàng, khuất phục trước nghịch cảnh, đem sức mình giúp đời, cứu nước.

Câu hỏi trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Giới thiệu về một người có tấm lòng yêu nước, thương dân mà em biết.

Trả lời:

Một người có tấm lòng yêu nước, thương dân mà em biết là bác Nguyễn Phú Trọng, bác là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, bác luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Giúp đất nước hoà bình, phát triển, phục vụ đời sống nhân dân.

Văn bản: Cụ Đồ Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

Quảng cáo

Năm 1833, do cuộc binh biến trong triều đình, cha bị mất chức, gia đình li tán, cậu bé Chiểu mới mười hai tuổi đã phải xa cha mẹ, ra Huế ở nhờ nhà một người bạn của cha để ăn học.

Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mẹ, đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Hai năm sau, ông lại trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu, 1849. Nhưng cuối năm 1848, mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, ông bị ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi. Cuối năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.

Không gục ngã trước những thử thách nặng nề liên tiếp của số phận, sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân. Học trò gần xa nghe danh, mến đức xin học rất đông. Tiếng thơ chan chứa tinh thần nghĩa hiệp của Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh.

Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Trái tim nhân hậu của ông luôn gắn bó sắt son với vận mệnh của đất nước. Ông được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên trìu mến “cụ Đỗ Chiểu” như một cách tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.

Quảng cáo

(Theo Trần Thị Hoa Lê)

Cụ Đồ Chiểu lớp 5 (trang 101, 102, 103) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời:

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Ông là một nhà thơ lớn của nước ta nửa cuối thế kỉ XIX, đem thơ văn vào trong kháng chiến, khích lệ tinh thần sĩ quân; là nhà thuốc giỏi, có trái tim nhân ái; người thầy được nhiều học trò mến đức, theo học. Vào ngày 24 tháng 11 năm 2021, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới; khu lăng mộ của ông được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Quảng cáo

Câu 2 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc đời của thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Cụ Đồ Chiểu lớp 5 (trang 101, 102, 103) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Những sự kiện chính trong cuộc đời của thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu:

– Chặng đường học hành, thi cử của ông: Năm 1833, ông ra Huế ở nhờ nhà người bạn của cha ăn học; Năm 1843, ông về quê và đỗ tú tài tại trường thi Gia Định; Hai năm sau, ông trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu 1849 nhưng đã bỏ thi vì phải về chịu tang mẹ mất, lỡ đường lập thân.

– Thời kì gặp nhiều biến cố đau thương: Nghe tin mẹ mất, ông bỏ thi kì thi năm Kỷ Dậu về chịu tang mẹ; Trên đường về quê chịu tang mẹ, ông ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi; Từ năm 1848 đến cuối năm 1849 ông mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.  

– Giai đoạn ra tay giúp đời, cứu người: Sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học, làm thuốc chữa bệnh, tiếng thơm loan xa gần nhiều người biết tới; ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc Pháp xâm lược; Sáng tác thơ văn khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Câu 3 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”?

Trả lời:

Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu” vì nhân dân yêu thương, cảm phục trái tim nhân hậu của ông, nên gọi là cụ; đồng thời cách gọi này như tỏ lòng tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.

Câu 4 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu chủ đề của bài đọc.

Trả lời:

Chủ đề của bài đọc: Trung hiếu và có lòng quyết tâm cố gắng là phẩm chất cần có ở con người; Con người có thể tàn nhưng không phế.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

a. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn văn trên.

b. Đặt câu với 1 – 2 từ đồng nghĩa em tìm được.

Trả lời:

a. Từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn văn trên là:

+ sáng tác: viết nên, nghĩ ra.     

+ bày tỏ: chia sẻ, bộc bạch, giãi bày. 

+ đất nước: non sông, nước non, tổ quốc.

+ chiến đấu: chống chọi, đấu tranh, đương đầu.

b. Đặt câu với từ đồng nghĩa em tìm được:

          – Nhạc sĩ viết nên những lời ca thật hay.

          – Trong tiết sinh hoạt lớp, cả lớp cùng nhau bày tỏ quan điểm của mình.

          – Non sông Việt Nam ngày nay có được đều nhờ công lao dựng nước, giữ nước của cha ông ta ngàn đời.

          – Nhân dân ta quyết đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.

Câu 2 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Các câu trong đoạn văn ở bài tập 1 liên kết với nhau bằng những cách nào?

Trả lời:

Các câu trong đoạn văn ở bài tập 1 liên kết với nhau bằng những cách sau: lặp từ ngữ (giặc); dùng từ ngữ thay thế (Nguyễn Đình Chiểu – ông)

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên