Tiếng hát của người đá lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Bài đọc Tiếng hát của người đá lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Tiếng hát của người đá lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Bài đọc: Tiếng hát của người đá

Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-đa, có một mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé.

Một buổi sáng, mỏm đá khẽ cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp. Em bước xuống núi, thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy, dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì. Em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. Dân làng vây quanh em bé, hỏi em từ đâu tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười. Mọi người đặt tên cho em là Nai Ngọc.

Quảng cáo

Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau. Dân làng không kể trẻ già, trai gái vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc. Bốn phương lửa cháy rừng rực. Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,... Giọng hát của Nai Ngọc khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay

Giặc tan, nhưng không thấy Nai Ngọc đâu. Dân làng bảo nhau rằng sau khi giúp dân trừ giặc, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước. Ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.

(Theo Truyện cổ Việt Nam, Ngọc Anh và Văn Lang kể)

Quảng cáo

Tiếng hát của người đá lớp 5 trang 8, 9 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Nội dung chính Tiếng hát của người đá

Người đá là biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, cuộc sống của con người Việt Nam không thể xa rời thiên nhiên, cây cối, núi non. Đời sống bền chặt, có tình cảm sâu nặng giữa thiên nhiên con người.

Tóm tắt Tiếng hát của người đá

Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-đa, có một mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Mỏm đá ấy được mọi vật yêu quý: những tia nắng sưởi ấm, gió kể chuyện, chim hót những điệu du dương,... Một buổi sáng, mỏm đá khẽ cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp. Em bé bước xuống núi, cất tiếng hát để muông thú không phá mùa màng. Dân làng đặt tên cho em là Nai Ngọc. Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát giúp dân trừ giặc. Giặc tan, không thấy Nai Ngọc đâu nữa nhưng ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.

Quảng cáo

Bố cục Tiếng hát của người đá

Văn bản Tiếng hát của người đá gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “mỏm đá hình em bé”: Mỏm đá hình em bé được mọi vật yêu quý.

- Phần 2: Tiếp theo đến “Nai Ngọc”: E m bé giúp dân làng bảo vệ mùa màng.

- Phần 3: Tiếp theo đến “tuột khỏi tay”: Em bé cùng dân làng đuổi giặc.

- Phần 4: Còn lại: Niềm tin của dân làng đối với em bé người đá. 

Hướng dẫn cách đọc Tiếng hát của người đá

- Đọc được cả bài Tiếng hát của người đá với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình tiết quan trọng.

- Luyện đọc cá nhân, đọc nối tiếp.

Xem thêm các bài đọc lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên