Luyện viết bài văn tả người trang 128 lớp 5 - Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Luyện viết bài văn tả người trang 128 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Luyện viết bài văn tả người trang 128 lớp 5 - Kết nối tri thức
Đề bài: Viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.
Câu 1 trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 25, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý:
− Tả việc làm, cử chỉ, lời nói,... của thầy (cô) trong những tình huống mà em nhớ nhất. Ví dụ:
Hồi đó, chúng em là học sinh lớp Một, trong giờ tập viết chữ M hoa, em tập mãi mà chữ vẫn không đẹp. Cô đến bên, hướng dẫn em chia đều khoảng cách giữa các nét, rồi cô cầm tay em uốn từng nét như mẹ em ngày nào dạy em cách cầm đũa và cơm. Em ngước nhìn cô, bắt gặp ánh mắt cô vô cùng hiền dịu và bao dung. (Theo Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) |
– Trong bài, nên có những câu văn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của em đối với thầy (cô). Ví dụ:
Thầy Đuy-sen đã dạy chúng tôi tất cả những gì thầy biết và trong khi dạy bảo chúng tôi, thầy tỏ ra kiên nhẫn lạ thường. Cúi xuống từng học sinh một, thầy hướng dẫn cách cầm bút, rồi về sau thầy lại say sưa giảng cho chúng tôi hiểu những chữ khó... Thầy dạy chúng tôi tất cả những gì thầy cho là thiết thực. Tôi tin chắc như đinh đóng cột rằng lòng nhiệt tình, chân thành của thầy trong việc dạy dỗ chúng tôi chẳng phí hoài. (Theo Ai-tơ-ma-tốp) |
Trả lời:
Trong những năm tháng ngồi dưới mái trường Tiểu học, em đã được học rất nhiều thầy cô giáo tuyệt vời. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hoà.
Năm cô được phân công dạy lớp em, cô Hoà không còn trẻ nữa bởi mái tóc cô đã ngả màu hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh nhưng xử lý công việc lại rất gọn gàng và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, có đôi vết chân chim do dấu hiệu của tuổi tác nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kính dày viền của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi nhưng vẫn toát lên nét sang của một người giáo viên.
Những giờ lên lớp của cô, cô luôn có cách khiến các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, làm chúng em thêm say mê học tập. Cô thường bắt đầu giờ học bằng những trò chơi khởi động khiến lớp em luôn tò mò về nội dung bài học ngày hôm nay. Và cô kết thúc cũng bằng một trò chơi thi đua giữa các tổ, tổ nào trả lời đúng nhiều hơn sẽ được thưởng. Có những khi nhìn những nét chữ nghiêng nghiêng nắn nót trên bảng cùng dáng vẻ cô lúc tận tình chỉ dạy cho các bạn từng bài toán, từng câu văn, em lại thấy yêu cô nhiều hơn, trong lòng dâng lên cảm giác rưng rưng xúc động. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
Cô tuy đã có tuổi nhưng mọi hoạt động trong trường cô đều tham gia rất nhiệt tình, từ những cuộc họp trao đổi cách giảng dạy cho tới những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường. Em nghe nói rằng giữa các giáo viên, có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ trong khả năng của mình. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quý mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân, một người chị đáng tin cậy, còn với những học sinh thì cô như người mẹ thứ hai của mình.
Đến bây giờ khi đã là học sinh cuối cấp, tuy không còn được học cô Hòa nữa nhưng em vẫn được gặp cô hàng ngày. Năm nay là năm cuối cùng tại trường tiểu học của em, cũng là năm cuối cùng cô đi dạy trước khi nghỉ hưu. Em vẫn nhớ hình ảnh cô giáo tận tuỵ năm nào và mong mình sau này cũng sẽ trở thành một cô giáo giỏi giống như cô.
Câu 2 trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Tự nhận xét bài làm của em theo yêu cầu dưới đây:
– Có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
– Miêu tả được đặc điểm nổi bật của thầy (cô).
– Bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm đối với thầy (cô).
–
b. Chỉnh sửa bài viết (nếu cần).
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa bài viết của mình. Trong đó, em tự nhận xét bài làm của em theo các yêu cầu sách giáo khoa gợi ý, chỉnh sửa bài viết (nếu cần).
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT