Tiếng Việt lớp 5 trang 115, 116 Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường | Luyện từ và câu lớp 5



Tiếng Việt lớp 5 trang 115, 116 Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường trang 115, 116 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường - Cô Phạm Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu ở bên dưới.

Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.

Quảng cáo

b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B?

A

B

Sinh vật

quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.

Sinh thái

tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.

Hình thái

hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

Trả lời:

a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ:

- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt.

- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.

- Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

b) Nối mỗi từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:

- Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết đi.

- Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.

- Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)):

đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ

Trả lời:

1) bảo đảm: Cam đoan chịu trách nhiệm về một việc gì đó.

2) bảo hiểm: Giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm.

3) bảo quản: Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt.

4) bảo tàng: Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh.

5) bảo toàn: Giữ nguyên vẹn như vốn có, không để mất mát, hư hỏng trong quá trình vận hành.

6) bảo tồn: Giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi.

7) bảo trợ: Trợ giúp, đỡ đầu.

8) bảo vệ: Giữ gìn chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát.

Câu 3 (trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Trả lời:

Quảng cáo

Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 khác:


Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường (có đáp án)

Câu 1: Con hãy ghép phần giải thích ở bên phải với từ ngữ tương ứng ở bên trái:

1. Khu dân cư


a. Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

2. Khu sản xuất

b. Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.


3. Khu bảo tồn

c. Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.


Câu 2: Con hãy ghép ý ở cột bên phải với từ tương ứng ở cột bên trái sao cho phù hợp:

1. Sinh vật


a. Quan hệ giữa sinh vật (kể cả con người) với môi trường xung quanh.

2. Sinh thái

b. Tên gọi chung  của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.

3. Hình thái

c. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

Câu 3: Con hãy ghép phần giải thích ở cột bên phải với từ tương ứng ở cột bên trái:

1. Bảo đảm


a. Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.

2. Bảo hiểm

b. Đỡ đầu và giúp đỡ.


3. Bảo quản

c. Giữ lại, không để cho mất đi.


4. Bảo toàn

d. Giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.

5. Bảo tồn

e. Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt. 

6. Bảo trợ

f. Giữ gìn để phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa mãn khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.

7. Bảo vệ

g. Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.

Câu 4: Từ in đậm trong ví dụ sau có thể được thay thế bằng từ nào?

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

A. Giữ gìn

B. Phòng ngừa

C. Gìn giữ

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 5: Nhận định sau đúng hay sai?

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu trữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

A. Đúng

B. Sai

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


giu-lay-mau-xanh-tuan-12.jsp


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên