Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 28 trang 103 - Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7
Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 28 trang 103 - Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7
Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 103 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7.
Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Đọc thầm
Trả lời:
Học sinh tự đọc.
Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?
a) Mùa thu ỏ làng quê.
b) Cánh đồng quê hương.
c) Âm thanh mùa thu.
2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?
a) Chỉ bằng thị giác (nhìn).
b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe).
c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).
3. Trong câu "Chúng không còn là hồ nước nữa.. chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất", từ đó chỉ sự vạt gì ?
a) Chỉ những cái giếng.
b) Chỉ những hồ nước.
c) Chỉ làng quê.
4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu tròi bên kia trái đất ?
a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tường đó là bầu trời bên kia trái đất.
b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tường đó là một bầu trời khác.
c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là "những cái giếng không đáy" nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ỏ đó bầu trời bên kia trái đất.
5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?
a) Đàn chim nhạn, con đê và nhũng cánh đồng lúa.
b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ?
a) Một từ. Đó là từ : ...
b) Hai từ. Đó là các từ : ...
c) Ba từ. Đó là các từ : ...
7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển.
c) Cả ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển.
8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sụ vật nào ?
a) Các hồ nước.
b) Cấc hồ nước, bọn trẻ.
c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?
a) Một câu. Đó là câu : ...
b) Hai câu. Đó là cấc câu : ...
c) Ba câu. Đó là các câu : ...
10. Hai câu "Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai." liên kết với nhau bằng cách nào ?
a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ...
b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ ....
c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
Trả lời:
Câu 1: Ý a (Mùa thu ở làng quê)
Câu 2: Ý c (bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi))
Câu 3: Ý b (Chỉ những hồ nước)
Câu 4: Ý c (vì những hồ nước in bóng bầu trời là "những cái giếng không đáy" nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ờ đó bấu trời bên kia trái đất).
Câu 5: Ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối đất đai).
Câu 6: Ý b (Hai từ. Đó là: "xanh mướt, xanh lơ").
Câu 7: Ý a (Từ "chân" mang nghĩa chuyển).
Câu 8: Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ).
Câu 9: Ý a (Một câu. Đó là câu: "Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất").
Câu 10: Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian.
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 khác:
Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 Ôn luyện tổng hợp (có đáp án)
Câu 1: Đọc bài văn trang 103 SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và cho biết nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là một hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng. Gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.
Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đầu dao cổ nghe vui tai:
Khói về rứa ăn cơm với cá
Khói về ri lấy đá chập đầu
Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.
Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.
Theo Nguyễn Trọng Tạo
Nông giang: sông đào phục vụ sản xuất nông nghiệp
Rứa (tiếng Trung Bộ): thế, như thế
Ri (tiếng Trung Bộ): thế này, như thế này
A. Mùa thu ở làng quê
B. Cánh đồng quê hương
C. Âm thanh mùa thu
D. Hồ nước mùa thu
Câu 2: Đọc bài văn trang 103 SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và cho biết tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?
A. Chỉ bằng thị giác (nhìn)
B. Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe)
C. Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).
D. Bằng xúc giác (sờ)
Câu 3: Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”, từ đó chỉ sự vật gì?
A. Chỉ những cái giếng
B. Chỉ những hồ nước
C. Chỉ làng quê
D. Chỉ con đê
Câu 4: Đọc bài văn trang 103 SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và cho biết vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?
A. Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.
B. Vì bầu trời mùa xanh rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.
C. Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.
D. Vì hồ nước mùa thu sâu đến nỗi chạm vào sâu tận cùng trái đất, ở sâu trong lòng trái đất có một mạch nước ngầm nho nhỏ khiến ta nhìn vào đó như nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Câu 5: Đọc bài văn trang 103 SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và cho biết có những sự vật nào được nhân hóa?
A. Đàn chim nhạn, con đê và cánh đồng lúa.
B. Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
C. Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
D. Con đê, đàn trâu, bầu trời, những áng mây và khói bên sông.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều