Tập đọc Phân xử tài tình lớp 5 | Giải Tiếng Việt lớp 5 Tập 2
Phân xử tài tình - Tiếng Việt lớp 5
Lời giải bài tập Tập đọc: Phân xử tài tình trang 47 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Bài giảng: Phân xử tài tình - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
Phân xử tài tình
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Nội dung chính Phân xử tài tình
Bài đọc là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.
Bố cục bài Phân xử tài tình
Bài văn Phân xử tài tình được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “...cúi đầu nhận lỗi”: Quan án phân xử vụ hai người đàn bà tranh nhau tấm vải
- Phần 2: Đoạn còn lại: Quan án phân xử vụ mất trộm tiền trong chùa.
Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?
Trả lời:
Họ đến vì tấm vải. Người này tố người kia lấy vải của minh, không chịu nhường ai, đành nhờ quan phân xử.
Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
Trả lời:
- Quan đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra người lấy cắp :
+ Đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau.
+ Cho xé tấm vải ra làm đôi, mỗi người một nửa. Một người bật khóc.
- Quan bảo đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
- Sở dĩ quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải, người vất vả làm ra nó mới tiếc khi tấm vải bị xé.
Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
Trả lời:
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo : Đức Phật linh thiêng sẽ làm cho thóc trong tay kẻ ăn cắp nảy mầm. Một lúc sau đã thấy một chú tiểu vừa chạy vừa nén nhìn thóc, quan bèn cho bắt chú tiểu vì chỉ có tật mới hay giật mình.
Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng :
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.
Trả lời:
Đáp án b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 khác:
Trắc nghiệm Tập đọc: Phân xử tài tình (có đáp án)
Câu 1: Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?
A. Là một người nhiều tuổi, học vấn uyên thâm.
B. Là một người trẻ tuổi, dung mạo phi phàm.
C. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
D. Là một người tài giỏi, có tấm lòng nhân hậu thường xuyên xử nhẹ cho những người có tội.
Câu 2: Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?
A. Chuyện mất cắp đàn gà, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp đàn gà của mình, nhờ quan phân xử.
B. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.
C. Chuyện mất cắp tiền, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tiền nhà mình, nhờ quan phân xử.
D. Chuyện mất con, hai người đàn bà tranh nhau đứa trẻ ngoài chợ, nhờ quan phân xử.
Câu 3: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
☐ Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.
☐ Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.
☐ Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.
☐ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.
Câu 4: Quan cho rằng người không khóc khi tấm vải bị xé chính là người ăn cắp bởi vì chỉ có người thực sự bỏ công ra để dệt tấm vải, nhìn thấy thành quả của mình bị người ta xé làm đôi mới thấy đau xót mà bật khóc, còn những kẻ ăn cắp hưởng lợi từ người khác khi nhìn thấy vậy cũng chẳng có cảm giác gì. Theo con nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?
A. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
B. Sư cụ nhờ tìm hộ áo cà sa quý đã bị mất của mình.
C. Sư cụ nhờ tìm ra kẻ xấu đã hủy hoại chiếc chuông linh thiêng của chùa.
D. Sư cụ nhờ tìm hộ vật báu trấn giữ của chùa.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều