Bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 có đáp án



Với 15 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 có đáp án

Câu 1: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước? 

Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! 

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

"Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."   

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 3:  Trong các trường hợp sau, con hãy cho biết trường hợp nào dấu hai chấm được đặt đúng vị trí thích hợp:

A.Con mèo: Khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.

B.Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn:

C.Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột: Vẫn đến đó kiếm ăn.

D.Con mèo khôn thật đấy: Nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.

Câu 4:  Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.   

Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”   

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai 

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 

Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.   

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 6: Tìm bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:       

a. Con bé mới 7 tuổi mà ăn nói đâu ra đấy, không khác bà cụ non
b.  Bạn ấy nói với mọi người: Mình nhất định sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi lần này.

Câu 7: Tìm bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a.Lan nghĩ: Trời âm u như thế này nhất định sẽ mưa rất to.

b.Quỳnh nói: Sống như thế này thì khổ quá.

Câu 8: Dấu ngoặc kép được dùng trong câu sau có tác dụng gì?

Cậu ấy thật xứng đáng là một “cánh chim đầu đàn” của lớp.

A.Đánh dấu lời nói của nhân vật.

B.Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.

C.Đánh dấu một ý nghĩa đặc biệt.

D.Cả A, B, C đều sai

Câu 9: Con hãy nối các câu ở bên phải với tác dụng tương ứng ở bên trái:

Bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 có đáp án

Câu 10:  Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:

☐ Trường hợp 1:

Thằng giặc cuống cả chân\

Nhăn nhó kêu rối rít:

- Đồng ý là tao chết…

☐ Trường hợp 2:

Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”

☐ Trường hợp 3:

Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là…

☐ Trường hợp 4:

Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước:

☐ Trường hợp 1

Huyện: Bình Chánh

☐ Trường hợp 2

Anh ấy hỏi tôi: Em ơi, đường vào nhà bác Tư đi lối nào?

☐ Trường hợp 3

Giọng cô buồn buồn: Vậy là con sắp phải xa mẹ rồi.

☐ Trường hợp 4

Trong nhà bác ấy có đủ thứ: Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…

Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu gạch ngang được đặt đúng vị trí:

☐ Con đã làm bài tập xong chưa? - Bố hỏi tôi.

☐ Hà ơi, con đi học sớm đi – không có lại muộn giờ. Tiếng bố vọng xuống.

☐ Hà ơi, con đi học sớm đi không có lại muộn giờ - Tiếng bố vọng xuống.

☐ Con đã – làm bài tập xong chưa? Bố tôi hỏi.

Câu 13: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?   

"Nam được 10 điểm cơ á? – Loan ngạc nhiên nói với tôi"

A.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của một nhân vật trong đoạn đối thoại.

B.Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C.Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D.Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì? 

Hoa hốt hoảng nói với Lan:

- Đã không còn kịp nữa rồi.

A.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của một nhân vật trong đoạn đối thoại.

B.Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C.Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D.Cả A, B, C đều sai.

Câu 15: Điền dấu gạch ngang vào câu sau sao cho hợp lí?

a. Những cuốn sách cần mua:

Sách Tiếng Việt 5 tập 2

Sách Toán tập 2

Sách Tiếng Anh tập 2

b. Thấy mọi người xôn xao, lo lắng, Minh lên tiếng:

Mọi người cứ bình tĩnh đợi xem kế quả như thế nào đã.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên