Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Bài 5 (có đáp án): Thực hành về mô tả thuật toán
Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Bài 5 (có đáp án): Thực hành về mô tả thuật toán
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 5: Thực hành về mô tả thuật toán có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 6.
Câu 1: Hãy chọn trong các cụm từ: hình tròn, hình chữ nhật, hình thoi, mũi tên cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau khi nói về sơ đồ khối mô tả thuật toán:
1) ... là khối thao tác.
2) ... là khối kiểm tra điều kiện.
3) ... là điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc thuật toan.
4) ... chỉ hướng đi tiếp.
A.
1) Hình chữ nhật.
2) Mũi tên.
3) Hình tròn.
4) Hình thoi.
B.
1) Hình chữ nhật.
2) Hình thoi.
3) Hình tròn.
4) Mũi tên.
C.
1) Hình tròn.
2) Hình thoi.
3) Hình chữ nhật.
4) Mũi tên.
D.
1) Hình thoi.
2) Hình chữ nhật.
3) Hình tròn.
4) Mũi tên.
Trả lời: Các từ cần điền lần lượt là:
1) Hình chữ nhật.
2) Hình thoi.
3) Hình tròn.
4) Mũi tên.
Đáp án: B
Câu 2: Hãy chọn trong các câu sau những câu đúng:
A. Chỉ có một mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.
B. Có nhiều mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.
C. Chỉ có một mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán.
D. Có thể có nhiều mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán.
E. Cả hai đáp án A, D đều đúng
Trả lời: Các đáp án đúng là:
+ Chỉ có một mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.
+ Có thể có nhiều mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán
Những câu đúng: 1), 4).
Đáp án: E
Câu 3: Cho sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất của hai số a và b như hình bên dưới
Đầu vào, đầu ra của thuật toán là:
A. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b
Đầu ra: ƯCLN của hai số a, b
B. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b
Đầu ra: kết thúc.
C. Đầu vào: ƯCLN của hai số a, b
Đầu ra: hai số tự nhiên a, b
D. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b
Đầu ra: ƯCLN là a.
Trả lời:
+ Đầu vào: hai số tự nhiên a, b
+ Đầu ra: ƯCLN của hai số a, b
Đáp án: A.
Câu 4: Trong các tên sau đây, đâu là tên của một ngôn ngữ lập trình?
A. Scratch
B. Window Explorer
C. Passcal
D. PowerPoint
E. Đáp án A, C đều đúng
Trả lời: Scratch, Pascal là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng hiện nay như Java, C, C++.
Đáp án: E.
Câu 5: Câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.
Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh với 2 nhánh lựa chọn.=> cấu trục rẽ nhánh dạng đủ.
Đáp án: A
Câu 6:
Sơ đồ trên thể hiện cấu trúc:
A. Cấu trúc lặp
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
D. Cấu trúc tuần tự
Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Nếu Điều kiện đúng thực hiện Lệnh 1, nếu không đúng thực hiện Lệnh 2.
Đáp án: C
Câu 7: Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?
A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
C. Rẽ nhánh, lặp và gán.
D. Tuần tự, lặp và gán.
Trả lời: Cấu trúc điều khiển cơ bản gồm 3 loại là: Tuần tự, rẽ nhánh, lặp.
Đáp án: A.
Câu 8: Sơ đồ khối là gì?
A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
B Một ngôn ngữ lập trình.
C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.
D. Một biểu đồ hình cột.
Trả lời: Sơ đồ khối là một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
Đáp án: A.
Câu 9: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc hay.
B. Một bức tranh đầy màu sắc.
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
D. Một bài thơ lục bát.
Trả lời: Thuật toán giúp người ta giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống theo quy trình rõ ràng.
Đáp án: C.
Câu 10: Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc lặp?
A. Hình 1a
B. Hình 1b
C. Hình 1c
D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.
Trả lời: Hình lấy làm sơ đồ mẫu cho cấu trúc
- Hình 1a: Cấu trúc rẽ nhánh.
- Hình 1b: Cấu trúc tuần tự.
- Hình 1c: Cấu trúc lặp.
Đáp án: C
Câu 11: Cấu trúc lặp với số lần biết trước được mô tả ở Hình 2a. Theo em sơ đồ khối ở Hình 2b có tương đương với cấu trúc lặp đó không?
A. Có
B. Không
Trả lời: Sơ đồ khối ở Hình 2b có tương đương với cấu trúc lặp hình 2a.
Đáp án: A
Câu 12: Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc tuần tự?
A. Hình 1a
B. Hình 1b
C. Hình 1c
D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.
Trả lời: Hình lấy làm sơ đồ mẫu cho cấu trúc
- Hình 1a: Cấu trúc rẽ nhánh.
- Hình 1b: Cấu trúc tuần tự.
- Hình 1c: Cấu trúc lặp.
Đáp án: B
Câu 13: Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc rẽ nhánh?
A. Hình 1a
B. Hình 1b
C. Hình 1c
D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.
Trả lời: Hình lấy làm sơ đồ mẫu cho cấu trúc
- Hình 1a: Cấu trúc rẽ nhánh.
- Hình 1b: Cấu trúc tuần tự.
- Hình 1c: Cấu trúc lặp.
Đáp án: A
Câu 14: Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?
A. Đánh răng.
B. Thay quần áo.
C. Đi tắm.
D. Ra khỏi giường.
Trả lời: Mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên là ra khỏi giường.
Đáp án: D.
Câu 15: Cho một dãy có 50 số nguyên. Thuật toán mô tả đếm trong dãy đã cho có bao nhiêu số chẵn là:
A.
+ Bước 1: Cho giá trị Đếm chẵn là 0.
+ Bước 2: Lặp
Nếu số chia cho 2 bằng 0, tăng Đếm chẵn lên 1 đơn vị. Hết lặp.
+ Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Đếm chẵn.
B.
+ Bước 1: Cho giá trị Đếm chẵn là 0.
+ Bước 2: Thông báo: Đáp số cần tìm là Đếm chẵn.
+ Bước 3: Lặp
Nếu số chia cho 2 bằng 0, tăng Đếm chẵn lên 1 đơn vị. Hết lặp.
C.
+ Bước 1: Thông báo: Đáp số cần tìm là Đếm chẵn.
Cho giá trị Đếm chẵn là 0.
+ Bước 2: Lặp
Nếu số chia cho 2 bằng 0, tăng Đếm chẵn lên 1 đơn vị.
Hết lặp.
+ Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Đếm chẵn.
D. Tất cả đáp án A, B, C đều sai
Trả lời: Thuật toán mô tả đếm trong dãy đã cho có bao nhiêu số chẵn là:
+ Bước 1: Cho giá trị Đếm chẵn là 0.
+ Bước 2: Lặp
Nếu số chia cho 2 bằng 0, tăng Đếm chẵn lên 1 đơn vị. Hết lặp.
+ Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Đếm chẵn.
Đáp án: A
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 4: Biểu diễn văn bản trong máy tính
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tin học 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều