Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Chủ đề F (có đáp án): Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Với 75 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 6.

Quảng cáo

Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính




Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán

Câu 1: Output là gì?

A. Thông tin ra.

B. Thông tin vào.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

Trả lời: Output là những tín hiệu/ kết quả /sản phẩm mà hệ thống gửi ra.

Đáp án: A.

Câu 2: Input là gì?

A. Thông tin vào.

B. Thông tin ra.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

Trả lời:Input là những tín hiệu/ dữ liệu/vật liệu đưa vào hệ thống.

Đáp án: A.

Câu 3: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

A. Sử dụng các biến và dữ liệu.

B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.

C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.

D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

Trả lời: Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.

Đáp án: C.

Quảng cáo

Câu 4: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.

A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách

  Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?

Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách

Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

Đáp án: A.

Câu 5: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.

B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.

C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Trả lời:Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Đáp án: C.

Câu 6: Tính chất của thuật toán là:

A. Tính dừng.

B. Tính xác định.

C. Tính đúng đắn.

D. Cả A, B, C.

Trả lời: Tính chất của thuật toán là: 

- Tính dừng. 

- Tính xác định.

- Tính đúng đắn. 

Đáp án: D.

Quảng cáo

Câu 7: Cho N và dãy a1, a2,…, aN. Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện nào thuật toán sẽ dừng ?

A. i > N.

B. ai chia hết cho 3.

C. ai không chia hết cho 3.

D. i < N.

Trả lời: Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện ai chia hết cho 3 thuật toán sẽ dừng.

Đáp án: D.

Câu 8: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Có thuật toán được mô tả bằng cách liệt kê như sau:

Bước 1 : Nhập a, b.

Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.

Bước 3 : Gán x← -b/a, rồi qua bước 4.

Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.

Hãy cho biết thuật toán này tính gì?

A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.

C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b. 

D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.

Trả lời: Thuật toán này tính tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

Đáp án: A.

Câu 9: Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

B. Thể hiện các thao tác ghi nhập.

C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác.

D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

Trả lời:Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

Đáp án: A.

Quảng cáo

Câu 10: Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?

A. Input.

B. Output.

C. Input và Output.

D. Không có thành phần nào.

Trả lời: Việc xác định bài toán là đi xác định Input và Output.

Đáp án: C.

Câu 11: Với N=102, M=78 hãy dựa vào thuật toán sau để tìm kết quả đúng:

B1: Nhập M, N

B2: Nếu M=N thì lấy giá trị chung rồi chuyển sang B5.

B3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại B2.

B4: N = N - M rồi quay lại B2.

B5: Đưa ra kết quả rồi kết thúc.

A. 24.

B. 12.

C. 6.

D. 5.

Trả lời: Sau khi chạy chương trình sẽ cho ra kết quả là 6.

Đáp án: C.

Câu 12: Trong tin học, bài toán là:

A. Những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

B. Là những bài toán tính toán.

C. Là những yêu cầu quản lý.

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời:Trong tin học, bài toán là những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

Đáp án: A.

Câu 13: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

A. Một bản nhạc hay.

B. Một bức tranh đầy màu sắc.

C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.

D. Một bài thơ lục bát.

Trả lời: Thuật toán giúp người ta giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống theo quy trình rõ ràng.

Đáp án: C.

Câu 14: Giả sử em là lớp trưởng, hãy vận dụng cách suy nghĩ theo kiểu thuật toán để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao: "Đề xuất một bạn trong lớp để khen thưởng danh hiệu dành cho học sinh có thành tích học tập nổi bật nhất trong năm học". Phát biểu nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể hơn dưới dạng một bài toán.

Trả lời:

A. Đầu vào: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất.

B. Đầu vào: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất. Đầu ra: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. 

C. Đầu vào: điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất.

D. Đầu vào: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra:điểm trung bình cao nhất.

Câu 15: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu đó là sai:

A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.

B. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.

C. Đầu vào của bài toán cũng là đầu vào của thuật toán.

D. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.

E. Đáp án A, D đều sai.

Trả lời:

- Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.

- Đầu ra của bài toán là yêu cầu tìm lời giải. Đầu ra của thuật toán là lời giải.

Đáp án: E.

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Câu 1: Bài toán “Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật”. 

1. Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.

2. Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính  r = b/2, S2 = πr2

3. Tính S = S1 + S2.

Các bước mô tả thuật toán bằng cách liệt kê là:

A. 1-2-3. 

B. 3-2-1.

C. 3-1-2.

D. 2-1-3.

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Trả lời: Các bước mô tả thuật toán bằng cách liệt kê là:

- Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.

- Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính  r = b/2, S2 = πr2

- Tính S = S1 + S2.

Đáp án: A.

Câu 2: Trong máy tính các phép toán số học trên số thực cho kết quả:

A. Được làm tròn.

B. Không chính xác.

C. Không cho kết quả.

D. Chính xác.

Trả lời: Trong máy tính các phép toán số học trên số thực cho kết quả được làm tròn. 

Đáp án: A.

Câu 3: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?

A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.

B. Sơ đồ khối dễ vẽ.      

C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.

D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.

Trả lời: Sơ đồ khối được quy định theo quy chuẩn quốc tế giúp con người ở bất kì đâu cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó.

Đáp án: A.

Câu 4: Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là:

A. Không thể thực hiện thuật toán 2 lần với cùng một Input mà nhận được 2 Output khác nhau.

B. Số các bước thực hiện là đúng đắn.

C. Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

D. Sau khi hoàn thành 1 bước (1 chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định.

Trả lời: Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

Đáp án: C.

Câu 5: Khi các thao tác sau đây được thực hiện thì in ra giá trị (gần đúng) của y là số không đổi. Giá trị gần đúng này xấp xỉ là số nguyên nào?          

B1: Cho x bằng 0;

B2: Cho y bằng căn bậc 2 của (x+2);

B3: In giá trị của y;

B4: Cho x bằng y;

B5: Quay lại bước 2.

A. Không xác định.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Trả lời: Khi các thao tác sau đây được thực hiện thì in ra giá trị (gần đúng) của y là số không đổi. Giá trị gần đúng này xấp xỉ là số 2.

Đáp án: C.

Câu 6: Cho 4 số nguyên. Cần tối thiểu bao nhiêu phép so sánh để luôn có thể sắp xếp 4 số này theo thứ tự tăng dần?

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 6.

Trả lời: Với 4 số nguyên. Cần tối thiểu 5 phép so sánh để luôn có thể sắp xếp 4 số này theo thứ tự tăng dần.

Đáp án: A.

Câu 7: Trong tin học, bài toán là:

A. Những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

B. Là những bài toán tính toán.

C. Là những yêu cầu quản lý.

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Trong tin học, bài toán là những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

Đáp án: A.

Câu 8: Tính chất của thuật toán là:

A. Tính dừng.

B. Tính xác định.

C. Tính đúng đắn.

D. Cả A, B, C.

Trả lời: Tính chất của thuật toán là: 

- Tính dừng. 

- Tính xác định.

- Tính đúng đắn. 

Đáp án: D.

Câu 9: Trong bài toán “Cho N và M. Tìm Bội chung nhỏ nhất của chúng”. Output của bài toán là?

A. N và M.

B. Bội chung nhỏ nhất.

C. N và Bội chung nhỏ nhất.

D. N, M và Bội chung nhỏ nhất.

Trả lời: Output của bài toán là Bội chung nhỏ nhất.

Đáp án: B.

Câu 10: Trong bài toán “Cho N và dãy a1, a2,…, aN. Tìm giá trị lớn nhất trong dãy”. Input của bài toán là?

A. Giá trị lớn nhất.

B. N và dãy a1, a2,…, aN.

C. Dãy a1, a2,…, aN.

D. N.

Trả lời: Input của bài toán là N và dãy a1, a2,…, aN.

Đáp án: B.

Câu 11: Sơ đồ khối là gì?

A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

B. Một ngôn ngữ lập trình.

C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.

D. Một biểu đồ hình cột.

Trả lời: Sơ đồ khối là một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

Đáp án: A.

Câu 12: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:

1. Rửa sạch bàn chải.

2. Súc miệng.

3. Chải răng.

4. Cho kem đánh răng vào bàn chải.

Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện

A. 4 → 3 → 2 →1.

B. 2 → 4 → 3 →1.

C. 1 → 2 → 3 →4.

D. 4 → 1 → 2→3.

Trả lời: Sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện:

- Cho kem đánh răng vào bàn chải.

- Chải răng.

- Súc miệng.

- Rửa sạch bàn chải.

Đáp án: A.

Câu 14: Có người nói "Bên trong cấu trúc tuần tự, mỗi bước phải được thực hiện một lần và không quá một lần trong thuật toán". Em có đồng ý không? 

A. Đồng ý.

B. Không đồng ý.

Trả lời: Đồng ý. Đây là quy định của "cấu trúc tuần tự".

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.

B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.

C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.

D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.

Trả lời: Mỗi bài toán có nhiểu thuật toán để giải nhưng sẽ tuân theo trình tự của thuật toán xác định. Với mỗi dữ liệu vào luôn có dữ liệu ra tương ứng.

Đáp án: C.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên