Giải Toán 10 trang 86 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 10 trang 86 Tập 1 trong Bài 1: Khái niệm vectơ Toán 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 86.

Giải Toán 10 trang 86 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 6 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm độ dài của các vectơ  EF,EE,EM,MM,FF trong Ví dụ 5.

Quảng cáo

Lời giải:

Tìm độ dài của các vectơ EF, EE, EM, MM, FF trong Ví dụ 5

Các vectơ 0 có độ dài bằng 0.

Do đó: EE=MM=FF=0.

Ta có: EF=EF=2.

M là trung điểm của EF nên EM = 12EF = 12.2=1

Do đó: EM=EM=1.

Bài 1 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: a) Bạn hãy tìm sự khác biệt giữa hai đại lượng sau:

- Bác Ba có số tiền là 20 triệu đồng.

- Một cơn bão di chuyển với vận tốc 20 km/h theo hướng đông bắc.

b) Trong các đại lượng sau, đại lượng nào cần được biểu diễn bởi vectơ?

Giá tiền, lực, thể tích, tuổi, độ dịch chuyển, vận tốc.

Quảng cáo


Lời giải:

a) Sự khác biệt giữa hai đại lượng đã cho là:

- Bác Ba có số tiền là 20 triệu đồng, đại lượng này là một đại lượng vô hướng vì nó chỉ số tiền nên nó chỉ có độ lớn.

- Một cơn bão di chuyển với vận tốc 20 km/h theo hướng đông bắc, đại lượng này là một đại lượng có hướng vì nó có đề cập đến độ lớn và hướng.

b) Trong các đại lượng đã cho, các đại lượng lực, độ dịch chuyển, vận tốc là các đại lượng có hướng, chúng bao gồm cả độ lớn và hướng nên các đại lượng đó cần được biểu diễn bởi vectơ.

Bài 2 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và DC (Hình 15). Điểm M nằm trên đoạn DC.

Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và DC (Hình 15). Điểm M nằm trên đoạn DC

a) Gọi tên các vectơ cùng hướng với vectơ AB.

b) Gọi tên các vectơ ngược hướng với vectơ DM.

Quảng cáo

Lời giải:

Do ABCD là hình thang có hai đáy là AB và DC nên AB // DC.

Lại có M nằm trên đoạn DC nên DM // AB, MC // AB.

a) Các vectơ DM,MC,  DC đều có giá song song với giá của vectơ AB nên chúng cùng phương, hơn nữa chúng đều có hướng đi từ trái qua phải.

Do đó các vectơ cùng hướng với vectơ AB là: DM,MC,  DC.

b) Vectơ DM và BA có giá song song với nhau nên chúng cùng phương, mà chúng có hướng ngược nhau nên hai vectơ này ngược hướng.

Các vectơ CM,CDMD  có giá trùng với giá của vectơ  DM (đều là đường thẳng DC) nên chúng cùng phương.

Lại có các vectơ CM,CDMD  có hướng ngược với vectơ DM.

Do đó các vectơ ngược hướng với vectơ DM là: CM,CDMD và BA.

Bài 3 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có tâm O và có cạnh bằng a (Hình 16).

Cho hình vuông ABCD có tâm O và có cạnh bằng a (Hình 16)

a) Tìm trong hình hai vectơ bằng nhau và có độ dài bằng a22.

b) Tìm trong hình hai vectơ đối nhau và có độ dài bằng a2.

Lời giải:

Do ABCD là hình vuông nên tam giác ABD vuông cân tại A, theo định lí Pythagore, ta có: BD2 = AD2 + AB2 = a2 + a2 = 2a2

Suy ra: BD = a2.

Do đó: AC = BD = a2 (hai đường chéo của hình vuông bằng nhau).

O là tâm của hình vuông ABCD nên O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD, đồng thời là trung điểm của mỗi đường.

Do đó: AO = OC = 12AC=12.a2=a22; BO = OD = 12BD=12.a2=a22.

a) Hai vectơ AO và OC cùng phương và cùng hướng, hơn nữa AO=AO=a22, OC=OC=a22, nên AO=OC.

Do đó: AO=OC và AO=OC=a22.

Ngoài ra, có thể tìm được các cặp vectơ bằng nhau và có độ dài bằng a22 khác như sau:

+) CO=OA và CO=OA=a22.

+) DO=OB và DO=OB=a22.

+) BO=OD và BO=OD=a22.

b) Trong hình đã cho chỉ có hai cạnh AC và BD là bằng nhau và bằng a2. Tuy nhiên hai cạnh này cắt nhau nên hai vectơ AC và BD không cùng phương nên chúng không đối nhau.

Vậy không có hai vectơ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 4 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tứ giác đó là hình bình hành khi và chỉ khi AB=DC.

Lời giải:

Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tứ giác đó là hình bình hành khi và chỉ khi vectơ AB = vectơ DC

+) Giả sử ABCD là hình bình hành. Khi đó AB // DC và AB = DC.

Vì AB // DC nên   và  cùng phương. Từ hình vẽ dễ thấy AB và DC cùng hướng.

Vì AB = DC nên AB=DC.

Vậy  AB=DC

+) Giả sử  AB=DC. Khi đó AB và DC cùng hướng và  AB=DC.

Từ AB và DC cùng hướng suy ra chúng cùng phương, hay AB // DC.

Từ AB=DC suy ra AB = DC.

Vậy ABCD là hình bình hành.

Vậy tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi AB=DC.

Bài 5 trang 86 Toán lớp 10 Tập 1: Hãy chỉ ra các cặp vectơ cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau trong Hình 17.

Hãy chỉ ra các cặp vectơ cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau trong Hình 17

Lời giải:

Quan sát Hình 17, ta thấy:

+) Hai vectơ a và b cùng phương (do có giá song song) và có cùng hướng.

+) Hai vectơ x và y cùng phương (do có giá song song) và ngược hướng nhau.

+) Hai vectơ u và v cùng phương (do có giá song song) và cùng hướng. Hơn nữa, độ dài vectơ  bằng độ dài vectơ . Do đó: u=v

Vậy trong Hình 17 có: cặp vectơ cùng hướng là a và b; cặp vectơ ngược hướng xy và ; cặp vectơ bằng nhau là u và v.

Lời giải bài tập Toán 10 Bài 1: Khái niệm vectơ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên