Giải Toán 10 trang 28 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 10 trang 28 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 6 Toán 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 28.

Giải Toán 10 trang 28 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 6.24 trang 28 Toán 10 Tập 2: Bài 6.24 trang 28 SGK Toán lớp 10 Tập 2: Tập xác định của hàm số y = 1x2 là: 

A. D = [2; + ∞). 

B. D = (2; + ∞). 

C. D = R\{2}. 

D. D = R. 

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Biểu thức 1x2 có nghĩa khi x – 2 > 0 ⇔ x > 2. 

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = (2; + ∞). 

Bài 6.25 trang 28 Toán 10 Tập 2: Parabol y = – x2 + 2x + 3 có đỉnh là

A. I(– 1; 0). 

B. I(3; 0).

C. I(0; 3). 

D. I(1; 4). 

Quảng cáo


Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có các hệ số: a = – 1; b = 2, c = 3. 

b2a=22.1=1

y(1) = – 12 + 2 . 1 + 3 = 4. 

Vậy tọa độ đỉnh của parabol là I(1; 4). 

Bài 6.26 trang 28 Toán 10 Tập 2: Hàm số y = x2 – 5x + 4 

A. Đồng biến trên khoảng (1; + ∞). 

B. Đồng biến trên khoảng (– ∞; 4). 

C. Nghịch biến trên khoảng (– ∞; 1). 

D. Nghịch biến trên khoảng (1; 4).

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các hệ số a = 1 > 0, b = – 5, c = 4. 

Ta có: b2a=52.1=52

Do đó hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng ;52và đồng biến trên khoảng 52;+

Mà (– ∞; 1) ;52 nên hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (– ∞; 1). 

Bài 6.27 trang 28 Toán 10 Tập 2: Bất phương trình x2 – 2mx + 4 > 0 nghiệm đúng với mọi x khi 

A. m = – 1. 

B. m = – 2. 

C. m = 2.

D. m > 2. 

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 2mx + 4 có hệ số a = 1 > 0, ∆' = (– m)2 – 1 . 4 = m2 – 4.

Để f(x) > 0 (cùng dấu với hệ số a) với mọi x thì ∆' < 0 hay m2 – 4 < 0. 

⇔ m2 < 4 ⇔ – 2 < m < 2. 

Trong các đáp án đã cho, ta thấy đáp án A. m = – 1 là thỏa mãn. 

Bài 6.28 trang 28 Toán 10 Tập 2: Tập nghiệm của phương trình 2x23=x1

A. 15;1+5.

B. 15

C. 1+5.

D.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bình phương hai vế của phương trình 2x23=x1 ta được: 

2x2 – 3 = x2 – 2x + 1 

⇔ x2 + 2x – 4 = 0 

⇔ x = 15  hoặc 1+5

Lần lượt thay các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy x = 1+5 thỏa mãn. 

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {1+5}.

Bài 6.29 trang 28 Toán 10 Tập 2: Tìm tập xác định của các hàm số sau: 

a) y=2x1+5x

b) y=1x1.

Lời giải:

a) Biểu thức 2x1+5x có nghĩa khi 2x105x0

x12x512x5.

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = 12;5

b) Biểu thức 1x1 có nghĩa khi x – 1 > 0 hay x > 1. 

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = (1; + ∞). 

Bài 6.30 trang 28 Toán 10 Tập 2: Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó:

a) y = – x2 + 6x – 9; 

b) y = – x2 – 4x + 1; 

c) y = x2 + 4x; 

d) y = 2x2 + 2x + 1. 

Lời giải:

a) y = – x2 + 6x – 9 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol. 

Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới. 

Parabol trên có: 

+ Tọa độ đỉnh I(3; 0);

+ Trục đối xứng x = 3;

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; – 9);

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = 3 là B(6; – 9);

+ Lấy điểm D(1; – 4) thuộc parabol, điểm đối xứng với D là trục đối xứng x = 3 là E(5; – 4).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ. 

Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó

Quan sát đồ thị ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là (– ∞; 0].

+ Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 3) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải) và nghịch biến trên khoảng (3; + ∞) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải). 

b) y = – x2 – 4x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol. 

Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới. 

Parabol trên có: 

+ Tọa độ đỉnh I(– 2; 5);

+ Trục đối xứng x = – 2; 

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1);

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = – 2 là B(– 4; 1);

+ Lấy điểm C(– 1; 4) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; 4).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ. 

Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là (– ∞; 5]. 

+ Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; – 2) và nghịch biến trên khoảng (– 2; + ∞). 

c) y = x2 + 4x là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol. 

Hệ số a = 1 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên. 

Parabol trên có: 

+ Tọa độ đỉnh I(– 2; – 4);

+ Trục đối xứng x = – 2;

+ Cắt trục Oy tại điểm gốc tọa độ O(0; 0);

+ Điểm đối xứng với O qua trục đối xứng x = – 2 là điểm B(– 4; 0);

+ Lấy điểm C(– 1; – 3) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; – 3).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị cần vẽ. 

Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là [– 4; + ∞).

+ Hàm số nghịch biến trên khoảng (– ∞; – 2) và đồng biến trên khoảng (– 2; + ∞).

d) y = 2x2 + 2x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol. 

Hệ số a = 2 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên. 

Parabol trên có: 

+ Tọa độ đỉnh I12;12;

+ Trục đối xứng x = 12

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1).

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = 12 là B(– 1; 1);

+ Lấy điểm C(1; 5) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x =12 là D(– 2; 5). 

Vẽ đường cong đi qua các điểm đã cho ta được đồ thị cần vẽ. 

Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó

Quan sát đồ thị ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là 12;+.

+ Hàm số nghịch biến trên khoảng ;12 và đồng biến trên khoảng 12;+.

Bài 6.31 trang 28 Toán 10 Tập 2: Xác định parabol (P): y = ax2 + bx + 3 trong mỗi trường hợp sau: 

a) (P) đi qua hai điểm A(1; 1) và B(– 1; 0);

b) (P) đi qua điểm M(1; 2) và nhận đường thẳng x = 1 làm trục đối xứng; 

c) (P) có đỉnh là I(1; 4). 

Lời giải:

Điều kiện: a ≠ 0.

a) (P) đi qua điểm A(1; 1) nên tọa độ điểm A thỏa mãn hàm số y = ax2 + bx + 3, do đó ta có: 1 = a . 12 + b . 1 + 3 ⇔ a + b = – 2 ⇔  a = – 2 – b                                (1a). 

(P) đi qua điểm B(– 1; 0) nên tọa độ điểm B thỏa mãn hàm số y = ax2 + bx + 3, do đó ta có: 0 = a . (– 1)2 + b . (– 1) + 3 ⇔ a – b = – 3 ⇔  a = – 3 + b                                (2a).

Từ (1a) và (2a) suy ra: – 2 – b = – 3 + b ⇔ 2b = 1 ⇔ b = 12

Suy ra: a = – 2 – 12= 52

Vậy phương trình parabol (P): y=52x2+12x+3

b) (P) đi qua điểm M(1; 2) nên tọa độ điểm M thỏa mãn hàm số y = ax2 + bx + 3, do đó ta có: 2 = a . 12 + b . 1 + 3 ⇔ a + b = – 1 ⇔  a = – 1 – b                                (1b).

(P) nhận đường thẳng x = 1 làm trục đối xứng nên b2a=12a=ba=12b (2b).

Từ (1b) và (2b) suy ra: 1b=12b12b=1b=2.  

Suy ra a = – 1 – (– 2) = 1. 

Vậy phương trình parabol (P): y = x2 – 2x + 3. 

c) (P) có đỉnh là I(1; 4) hay (P) đi qua điểm I(1; 4) nên tọa độ điểm I thỏa mãn hàm số y = ax2 + bx + 3, do đó ta có: 4 = a . 12 + b . 1 + 3 ⇔ a + b = 1 ⇔ a = 1 – b    (1c).

Vì I là đỉnh của (P) nên b2a=12a=ba=12b (2c). 

Từ (1c) và (2c) suy ra: 1 – b = 12b=1b=2

Suy ra a = 1 – b = 1 – 2 = – 1. 

Vậy phương trình parabol (P): y = – x2 + 2x + 3. 

Bài 6.32 trang 28 Toán 10 Tập 2: Giải các bất phương trình sau: 

a) 2x2 – 3x + 1 > 0; 

b) x2 + 5x + 4 < 0; 

c) – 3x2 + 12x – 12 ≥ 0; 

d) 2x2 + 2x + 1 < 0. 

Lời giải:

a) Tam thức bậc hai f(x) = 2x2 – 3x + 1 có ∆ = (– 3)2 – 4 . 2 . 1 = 1 > 0  nên f(x) có hai nghiệm x1 = 12 và x2 = 1. 

Mặt khác hệ số a = 2 > 0, do đó ta có bảng xét dấu sau: 

Giải các bất phương trình sau: 2x^2 – 3x + 1 > 0

Suy ra bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = ;121;+

b) Tam thức bậc hai f(x) = x2 + 5x + 4 có ∆ = 52 – 4 . 1 . 4 = 9 > 0 nên f(x) có hai nghiệm x1 = – 4 và x2 = – 1. 

Mặt khác hệ số a = 1 > 0, do đó ta có bảng xét dấu sau: 

Giải các bất phương trình sau: 2x^2 – 3x + 1 > 0

Vậy bất phương đã cho có tập nghiệm là S = (– 4; – 1). 

c) Tam thức bậc hai f(x) = – 3x2 + 12x – 12 có ∆' = 62 – (– 3) . (– 12) = 0 nên f(x) có nghiệm kép x = 2. Lại có hệ số a = – 3 < 0 nên f(x) luôn âm (cùng dấu với a) với mọi x ≠ 2. 

Vậy bất phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = 2. 

d) Tam thức bậc hai f(x) = 2x2 + 2x + 1 có ∆' = 12 – 2 . 1 = – 1 < 0, hệ số a = 2 > 0 nên f(x) luôn dương (cùng dấu với a) với mọi x, tức là 2x2 + 2x + 1 > 0 với mọi x

Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm. 

Lời giải bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 6 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên