Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết & Bài tập Luyện tập chung Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Luyện tập chung lớp 3.

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

1. Phép nhân/ chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số

a) Phép nhân

- Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có ba chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số; các chữ số cùng một hàng đặt thẳng với nhau.

- Thực hiện phép tính nhân bằng cách lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có ba chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.

Ví dụ:

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

● 2 nhân 8 bằng 16, viết 6, nhớ 1

● 2 nhân 1 bằng 2, nhớ 1 bằng 3, viết 3

● 2 nhân 3 bằng 6, viết 6

Vậy 318 × 2 = 636.

b) Phép chia

- Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.

- Thực hiện phép chia.

Ví dụ:

Quảng cáo

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

● 2 chia 2 bằng 1, viết 1

● 4 chia 2 bằng 2, viết 2

● 6 chia 2 bằng 3, viết 3

Vậy 246 : 2 = 123

2. Gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần

- Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần

Ví dụ: 15 ml gấp lên 2 lần, ta được: 15 ml × 2 = 30 ml

            5 cm gấp lên 5 lần, ta được: 5 cm × 5 = 25 cm

- Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần

Ví dụ: 100g giảm đi 5 lần, ta được: 100 g : 5 = 20 g

            200 m giảm đi 4 lần, ta được: 200 m : 4 = 50 m

3. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé

- Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé

Quảng cáo

Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng CD dài 2cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?

Tóm tắt:

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài giải

Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là:

8 : 2 = 4 (lần)

Đáp số: 4 lần.

4. Tính giá trị biểu thức

- Khái niệm về biểu thức và giá trị của biểu thức:

+ Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

+ Giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

- Ghi nhớ quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải

Quảng cáo

+ Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

+ Nếu biểu thức có trong dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong dấu ngoặc trước

Ví dụ:

a) Tính 523 + 400 – 362

Ta có: 523 + 400 – 362 = 923 – 362 = 561

Vậy giá trị biểu thức là 561.

b) Tính 142 × (9 : 3)

Ta có: 142 × (9 : 3)

= 142 × 3

= 426

5. Giải bài toán bằng hai bước tính

a) Bài toán liên quan đến khái niệm “nhiều hơn”; “ít hơn”.

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng của hai đại lượng. Với bài toán này, ta làm như sau:

-  Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán cộng hoặc trừ.

- Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Ví dụ: An gấp được 350 con hạc, Hải gấp được nhiều hơn An 42 con hạc giấy. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu con hạc giấy?

Tóm tắt:

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Em giải bài toán bằng hai bước tính:

Bước 1: Tính số con hạc giấy Hải gấp được

Bước 2: Tính số con hạc giấy bạn An gấp được

Bài giải

Hải gấp được số hạc giấy là:

350 + 42 = 392 (con)

Cả hai bạn gấp được số con hạc giấy là:

350 + 392 = 742 (con)

Đáp số: 742 con hạc giấy

b) Bài toán liên quan đến khái niệm “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần”

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng/hiệu của hai đại lượng. Với bài toán này ta làm như sau:

- Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân hoặc chia.

- Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Ví dụ: Quãng đường từ nhà An đến trường dài 900 m. Quãng đường từ nhà An đến nhà bà ngoại dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà An đến trường. Tính quãng đường từ nhà bà ngoại An đến trường học, biết nhà bà ngoại không nằm trên đường từ nhà An đến trường.

Hướng dẫn: Vì nhà bà ngoại không nằm trên đường từ nhà An đến trường nên ta có:

Luyện tập chung lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Giải bài toàn bằng hai bước tính:

Bước 1: Tính quãng đường từ nhà bà ngoại An đến nhà An

Bước 2: Tính quãng đường từ nhà bà ngoại An đến trường học

Bài giải

Quãng đường từ nhà An đến nhà bà ngoại là:

900 × 3 = 2700 (m)

Quãng đường từ nhà bà ngoại An đến trường là:

2700 + 900 = 3600 (m)

Đáp số: 3600 m

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên