Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết & Bài tập Ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Ôn tập hình học và đo lường lớp 3.

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

1. Ôn tập về hình học

Dạng 1: Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không.

Để kiểm tra một góc có vuông hay không, ta sử dụng ê-ke:

- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho

- Cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc đã cho thì góc đó là góc vuông; nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông.

Ví dụ: Kiểm tra và chỉ ra các góc vuông trong hình vẽ dưới đây

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài giải

Bằng cách kiểm tra góc vuông bằng ê-ke, hình vẽ trên có 6 góc vuông

+ Góc vuông đỉnh K, cạnh KA, KB

+ Góc vuông đỉnh K, cạnh KB, KC

+ Góc vuông đỉnh K, cạnh KA, KI

Quảng cáo

+ Góc vuông đỉnh K, cạnh KC, KI

+ Góc vuông đỉnh I, cạnh IK, IE

+ Góc vuông đỉnh I, cạnh IK, ID

Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

- Tìm một điểm có ở giữa hai điểm đã cho.

- Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng bằng nhau và kết luận.

Ví dụ: Tìm trung điểm của đoạn thẳng AC trong hình vẽ sau:

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài giải

Ta có:

+ Điểm K nằm giữa hai điểm A và C

+ KA = KC

Vậy điểm K là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Dạng 3: Các bài toán về hình tròn

- Xác định tâm, bán kính, đường kính của một hình tròn.

- Trong một hình tròn, đường kính luôn gấp hai lần bán kính.

Quảng cáo

- Vẽ một hình tròn cần dùng compa.

Ví dụ: Cho đường tròn tâm O. Chỉ ra 2 bán kính là 2 đường kính của hình tròn.

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài giải

+ 2 bán kính của hình tròn: OA, OD

+ 2 đường kính của hình tròn: AB, CD

Dạng 4. Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ

- Khối lập phương, khối hộp chữ nhật: 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. Các mặt của khối lập phương là hình vuông, các mặt của khối hộp chữ nhật là hình chữ nhật.

Ví dụ: Rubik dưới đây được tạo thành từ các khối lập phương nhỏ. Có bao nhiêu mặt của khối lập phương nhỏ được sơn màu?

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Mỗi khối lập phương nhỏ được sơn 3 mặt. Khối rubik trên được tạo thành từ 4 khối lập phương. Như vậy số mặt của khối lập phương nhỏ được sơn màu là:

4 × 3 = 12 (mặt)

Quảng cáo

2. Ôn tập về đo lường

Dạng 1. Tính độ dài đường gấp khúc

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta cộng tất cả độ dài các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó

Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

28 × 3 = 84 (mm)

Đáp số: 84 mm

Dạng 2. Đọc khối lượng của một vật:

- Quan sát cân và các quả cân để tính khối lượng của vật

Ví dụ: Gói hạt tiêu cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quan sát hình vẽ ta thấy, cân đang ở vị thăng bằng nên cân nặng của đồ vật ở đĩa cân bên trái bằng cân nặng của đồ vật ở đĩa cân bên phải.

Do đó, cân nặng của gói hạt tiêu bằng cân nặng của hai quả cân nặng 20 gam.

Bài giải

Khối lượng của gói hạt tiêu là:

20 + 20 = 40 (g)

Đáp số: 40 gam

Dạng 3: Ước lượng độ dài/ khối lượng/ dung lượng/ nhiệt độ

- Quan sát và liên hệ thực tế để đưa ra các số liệu thích hợp

VD: Quyển sách Toán 3 dày khoảng 5mm

        Bút mực cân nặng khoảng 20 g

         Lượng nước trong lọ thuốc nhỏ mắt khoảng 15 ml

         Nhiệt độ cơ thể người bình thường khoảng 37 0C

Dạng 4. Tính toán

- Thực hiện các phép tính cộng/ trừ, nhân/ chia thông thường

- Giữ nguyên đơn vị đo

(Lưu ý cần đổi về cùng đơn vị đo – nếu có)

Ví dụ: 1000 ml – 300 ml = 700 ml

           456 g + 304 g = 760 g

Dạng 5. Toán đố

- Đổi đơn vị (nếu có)

- Tìm hiểu đề và phân tích bài toán: bài toán cho gì, hỏi gì

- Thực hiện tính toán

- Kết luận và kiểm tra lại

Ví dụ: 1 gói mì nặng 80g, 1 hộp sữa nặng 400 g. Hỏi 2 gói mì và 1 hộp nữa nặng bao nhiêu gam?

Giải

2 gói mì và 1 hộp sữa nặng số gam là:

80 × 2 + 400 = 560 (g)

Đáp số: 560 g

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên