5+ Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc (điểm cao)

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 12.

5+ Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc (điểm cao)

Quảng cáo

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc - mẫu 1

Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Dù là người con miền Bắc nhưng  ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam - những con người hồn hậu, chân chất trong cuộc sống đời thường nhưng có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho đất nước. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về vẻ đẹp của con người miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ là truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Trong truyện ngắn ông đã nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. [...] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta''

Quảng cáo

Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt, trong cuộc chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su, anh bị thương nặng và lạc cả đồng đội, rất chân thật xúc động, anh ngất lịm đi rồi lại tỉnh được sống với gia những kỷ niệm đáng nhớ khoảng thời gian còn bên gia đình (ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến…) cùng những niềm vui thời thơ ấu khiến anh quên đi cái đau, dường như tiếp thêm sức mạnh cho anh vượt qua cái chết. Câu chuyện gia đình của Việt cũng dài như một dòng sông, là một gia đình cách mạng điển hình hiếm gặp nơi miền Nam trong những ngày kháng chiến oanh liệt của dân tộc nói chung và chống Mĩ-Ngụy nói riêng. Mỗi thế hệ trong gia đình ấy như là một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông truyền thống ấy làm nó như dài vô tận. Ở họ không chỉ là sự tiếp nối huyết thống đơn thuần mà như được ngấm máu cách mạng để tiếp nối truyền thống và“dường như họ sinh ra để đánh giặc”.Chiến tranh dữ dội và tàn khốc quá, bao nhiêu những con người ưu tú đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ cho nền hòa bình của dân tộc, gia đình Việt cũng không ngoại lệ.

Quảng cáo

Những lớp người đi trước là khúc sông trước của dòng sông truyền thống đó là ông bà, ba má và chú Năm của Việt. Họ đã tạo dựng con sông truyền thống để rồi Chiến và Việt tiếp nối và đi xa hơn nữa. Ông nội của Việt bị chánh tổng bắn chết, bà nội Việt bị lính huyện đánh đập, ba Việt đi bộ đội tầm vông thì bị chúng chặt đầu, còn má Việt - má Việt cũng là hình ảnh khúc sông truyền thống gia đình. Đây là hình ảnh một người mẹ không hề yếu đuối mà thật chắc khỏe về thể xác lẫn tinh thần. Hình như người mẹ ấy sinh ra để chống chọi với bao sóng gió của cuộc đời và trong chiến đấu. Nguyễn Thi đã miêu tả những nét tính cách ấy của người mẹ khá cụ thể: “Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không còn thấy bạc nữa”.Ở má Việt, tình yêu chồng, lòng thương con, sự căm thù, lòng dũng cảm, ý thức đấu tranh như hòa quyện vào nhau. Điều đó đã thể hiện khá đầy đủ trong lời má Việt nói với Việt: “Tao dạn là nhờ ba mày. Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo thằng xách đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua sông, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ. Chị hai mày đang nấu cơm, cũng mang cẻ đũa bếp chạy theo, tóc tai xuống mặt, chỉ ló có một con mắt ra nước mắt chảy ròng ròng. Mày với con Chiến thì chạy theo chị hai mày mà la: "Trả đầu ba! Trả đầu ba!". Tao muốn là cho chị em bây ở nhà. Đi mình tao, tao chửi nó, nó có bắn thì cũng còn chị em bây trả thù cho ba mày. Mỗi lần nó bắn đùng đùng trên đầu, chị em bây lại níu chân tao. Lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi”. Mất chồng, má xót xa lặng lẽ khóc trong đêm, nhớ lại những kỉ niệm với chồng từ lúc hai người mới quen nhau tới khi chồng chết. Rồi người mẹ ấy cũng trông cho con mau lớn để làm một cái gì đó vui lòng chồng và “dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ đã trải qua một cách không hề sợ hãi đó, tất cả đều được gom lại và dồn vào trong ý nghĩ cuối cùng này”. Đau đớn xót xa nhưng người mẹ ấy không hề bi lụy, biến đau thương, căm thù thành ý thức đấu tranh và đã chết trong đấu tranh. Ở nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa nổi bật hình tượng người phụ nữ miền Nam với đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt và anh hùng. Đó là tượng đài bất tử của người mẹ Việt Nam. Chính những đau thương mất mát ấy lại thể hiện tấm lòng yêu nước của gia đình Việt to lớn đến nhường nào. Ở họ,  luôn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc quên mình cho độc lập dân tộc.

Quảng cáo

Chú Năm của Việt là một nhân vật còn sống, là người mà Việt cà chị Chiến nương tựa vào, là người nông dân Nam Bộ hiền lành, từng làm cày thuê cuốc mướn gặp không ít đắng cay dồi dào kinh nghiệm sống. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống. Là người “Văn hay chữ tốt” được giao trọng trách gìn giữ cuốn sổ gia đình. Cuốn sổ ấy ghi lại chi tiết đầy đủ những thời khắc linh thiêng lập công của mỗi người trong gia đình, và nơi ghi những chứng cứ tội ác của kẻ thù đã gây ra vô vàn đau khổ cho đại gia đình, cùng quê hương.

Đến thế hệ anh hùng trẻ Chiến và Việt, mỗi người có một tính cách riêng,bởi sự khác nhau về tính cách con gái và con trai, một người là chị, một người là em. Nhưng ở họ vẫn tựu chung là những người con(cháu) vô cùng hiếu thảo, sống rất tình cảm, vì gia đình, nước nhà chịu nhiều đau thương quá lớn, sớm nuôi lòng căm thù giặc sâu sắc, mong muốn được cầm súng vùng lên trả thù. Hình ảnh má luôn hiện thân trong Chiến. Chú Năm cũng bảo Chiến giống y chang như má.  Chiến có tính kiên nhẫn, cần mẫn chăm chỉ đã làm việc gì thì phải xong việc đó. Chiến đảm đang tháo vát. Trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến thu xếp mọi công việc trong nhà đâu vào đấy, viết thư cho chị Hai, gửi thằng út cho chú Năm nuôi, gửi mọi vật dụng của gia đình cho chú Năm giữ, cho xã mượn căn nhà làm lớp học, nhờ chi bộ giao ruộng cho bà con cấy, dành vườn mía để làm giỗ cho ba má. Những việc làm ấy của Chiến khiến cho chú Năm phải khâm phục: “Khôn! Việc nhà nó thu xếp được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc khôn hơn chú hồi trước”. Cũng có lúc Chiến rất trẻ con, như việc tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu Mĩ với Việt. Nhưng về cơ bản, Chiến vẫn nhớ mình là chị nên “bao giờ cũng nhường nhịn Việt. Sau này vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy chị cũng nhường”. Chỉ mỗi việc ghi tên tòng quân là Chiến không nhường, vì đó là niềm khao khát được đi trả thù cho ba má. Chiến còn là một cô gái thích làm duyên, ngay cả khi ra trận, trong túi Chiến bao giờ cũng có một chiếc gương soi. Có thể thấy Chiến là một người con gái độ lượng, vị tha, nhẫn nại, đảm đang, tháo vát, tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Chiến là hình ảnh kế thừa của người mẹ, lại tiếp khúc sông truyền thống của gia đình, không làm phụ lòng mẹ. Chiến đã tiến xa hơn một bước so với mẹ. Chiến được cầm súng đi đánh giặc, cái điều mà mẹ Chiến chưa có được.

Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn lên do đó tính ngây thơ, trẻ con khá rõ. Việt hiếu thắng không chịu nhường nhịn chị. Mặt khác, Việt rất hiếu động theo bản tính con trai, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, “đi bộ cầm súng tự động…cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi áo”. Việt vô tư, phó mặc cho chị mọi lo toan, thu xếp về việc nhà cửa. Chị bàn bạc chuyện gia đình, Việt chỉ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Ở chiến trường Việt vấn nghĩ về chị theo kiểu một đứa em đã quen dựa dẫm chị: “Phải có chị Chiến ở đây, chị sẽ bắt thế cho Việt”. Ngay cả tình thương của Việt với chị cũng theo kiểu trẻ con cho nên ở đơn vị không bao giờ Việt khai thật về chị với người khác. “Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu ta sợ mất chị mà!”.Lúc nào Việt cũng cảm thấy mình trẻ con trước anh Tánh và anh Công: Đi chiến đấu không sợ chết, không sợ giặc, chỉ sợ ma: sau lúc bị ngất tỉnh dậy “rất thèm vào bếp lục cơm nguội” theo thói quen như còn ở nhà, gặp được đồng đội đi tìm thì Việt có vẻ “giống hệt thằng Út em…khóc đó rồi cười đó”.Lòng căm thù giặc đã dậy lên trong lòng Việt. Càng lớn lên ý thức và hành động của Việt càng chín chắn hơn. Việt đã cùng chị đánh địch trên sông Định Thủy, rồi lại cùng chị tranh nhau xin đi bộ đội. Ý thức đấu tranh quyết liệt đã thể hiện ở Việt ngay trong câu chuyện giữa hai chị em trong cái đêm mà cả hai đều được đi bộ đội. Khi Chiến nói với Việt: “Chú Năm nói mày với tao kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”, thì Việt trả lời ngay với chị: “Chị có bị chặt đầu thì chặt chừng nào tôi mới bị".Câu nói ấy của Việt đã thể hiện một thái độ khá dứt khoát, một ý chí quyết  ra đi trả thù cho ba má Việt. Và ngay sao khi vào bộ đội, tân binh Việt đã lập  chiến công trong một trận đánh quyết liệt với quân thù. Việt đã diệt được một xe đầy Mĩ và bắn nhào một xe tăng. Việt bị thương ở hai mắt, không còn thấy  được gì cả. Việt cảm thấy chân tay tê dại, khắp người nước hay máu không biết. Chỗ ướt, chỗ sũng, chỗ dẻo quẹo, chỗ đã khô cứng", “người Việt khô khốc", “chỗ nào đụng tới, ruồi cũng  bay lên như vãi trấu... ”, thế mà Việt vẫn quyết bò đi tìm  đồng đội “Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cái tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi cùng. Cái nào không chịu đi thì bắt nó phải đi". Trong cơn mê Việt nhớ lại  những gì đã xảy ra trong gia đình mình. Việt nhớ má, nhớ chú Năm, nhớ chị Chiến... tỉnh ra, Việt càng cảm thấy căm thù, càng có ý thức quyết tâm chiến đấu. Nghe tiếng máy bay và tiếng xe bọc thép của địch rú lên, Việt không hề run sợ và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “Được, tao cứ nằm đây! Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này có còn mình tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ các anh sẽ tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Như vậy, là Việt đã đi xa hơn khúc sông truyền thống gia đình. Việt chủ động đi tìm giặc mà đánh. Việt chính là 1 hình tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời đánh Mỹ tham gia vào cuộc kháng chiến với tất cả nhiệt huyết và niềm hăng say của tuổi trẻ, làm nên khúc sông truyền thống dào dạt hơn, rộng lớn hơn trước khi đổ về biển cả.

Như vậy, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến, Việt: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”... là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Truyện ngắn đã thể hiện được vẻ đẹp đậm Nam Bộ của con người trong gia đình cách mạng hình ảnh dòng sông truyền thống đầy ý nghĩa sâu sắc,Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người  trong thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc đã trở thành dấu ấn trong tác phẩm xuất sắc  của nhà văn Nam Bộ này khiến độc giả khó quên.

Dàn ý Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc

1. Mở bài

- Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và sự nở rộ của các nhà thơ, nhà văn tài năng trong đề tài chiến tranh.

- Nổi bật trong số đó là tác giả Nguyễn Thi với nhiều tác phẩm xuất sắc, đặc biệt với Những đứa con trong gia đình, ông đã nêu lên một quan niệm rất hay, rất sâu sắc rằng: "Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm (...), rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

→ Thể hiện một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau.

2. Thân bài

a. Ý nghĩa của dòng sông truyền thống trong tác phẩm:

- Mỗi con người chỉ có tên trong cuốn gia phả, trong cái dòng chảy của gia đình khi họ lập được những công lao, tự viết nên cho mình một khúc trong cái dòng sông truyền thống của dòng họ, phải ý thức được rằng họ không chỉ tiếp nối huyết thống của cha ông mà quan trọng hơn nữa là họ phải kế thừa và phát huy dòng chảy truyền thống của gia đình.

- Dòng sông truyền thống là của cả một thế hệ góp chung nào mà làm nên những dòng chảy giàu có, thế nên khi khai thác một nhân vật, một khúc sông nào đó trong gia đình, ta cần phải nắm rõ cả cái truyền thống tốt đẹp đã sinh ra những con người ấy.

b. Lớp người đi trước:

* Chú Năm:

- Thượng nguồn của dòng sông truyền thống gia đình.

- Cuộc đời trải qua nhiều đau thương, chứng kiến tất thảy các tội ác của giặc thù trên quê hương, gắn bó tha thiết với đất nước và cách mạng.

- Chú Năm có cuộc đời luôn gắn bó với truyền thống, hướng về truyền thống và các giá trị văn hóa của dân tộc.

→ Ông đóng vai trò là người lưu giữ, đại diện cho truyền thống bởi những điệu hò, với những câu chuyện cũ.

- Là người ghi lại tất tần tật những chuyện "thỏn mỏn" của các thành viên trong gia đình trong cuốn sổ tay, những chiến công, những sự tích của từng thành viên trong gia đình, và cả tội ác man rợ mà chúng giặc đã gây ra cho gia đình ông.

- Cách ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, những lời văn dông dài, không trau chuốt ấy đã thể hiện rất rõ cái tính cách thuần hậu, chất phác cùng với tấm lòng tha thiết, sắt son với truyền thống của gia đình, sự tự ý thức về trách nhiệm gìn giữ, tiếp nối và truyền lửa cho các thế hệ đi sau như là Chiến và Việt của chú Năm.

* Má của Chiến và Việt:

- Hình tượng của một người phụ nữ xốc vác, mạnh mẽ, chịu nhiều gian khó vất vả, có tấm lòng trung trinh tuyệt đối với cách mạng, hy sinh hết mình vì gia đình, chiến đấu hết mình vì đất nước.

- Khả năng nén chịu đau thương mất chồng để che chở cho bầy con thơ được khôn lớn. Là sự gan góc, lì lợm khi đối mặt với họng súng của giặc, là sự kiên cường, tranh đấu, bảo vệ gia đình, khi bồng con chạy theo thằng giặc hết ấp này đến ấp kia để đòi lấy đầu chồng trở về.

- Là một người lính dũng cảm, chị không tham gia bộ đội thế nhưng chị đã sống và chiến đấu như một người lính (dẫn chứng).

- Hy sinh vì mảnh đạn của giặc => Mở ra một trang sử mới và Chiến và Việt sẽ là những con người tiếp bước má mở rộng và duy trì dòng sông truyền thống của gia đình.

* Ông nội, cha của Chiến và Việt:

- Đều chiến đấu và hy sinh dưới sự tàn ác của quân thù, khơi nguồn cho dòng sông truyền thống cách mạng của cả gia đình, tạo nên một nền tảng vững chắc, củng cố tinh thần cho những thế hệ tiếp nối trong mối nợ nước thù nhà sâu sắc.

c. Lớp người đi sau:

* Chiến:

- Thừa hưởng rất nhiều những đặc tính của mẹ, gan dạ, kiên cường, dũng cảm, sức vóc cũng tương tự với người mẹ đã mất, tỏ ra là một người chín chắn, hiểu chuyện, khả năng tính toán, đảm đương các công việc nhà, lòng căm thù giặc sâu sắc của cô cũng y như má của mình.

- Nếu như má Chiến là khúc sông ngắn ở vùng thượng lưu, thì Chiến chính là khúc sông nối tiếp sau đó, cuộc đời của Chiến còn chảy dài và có nhiều cơ hội vươn mình ra biển lớn hơn má. Chiến đã được bước ra chiến trường, được trực tiếp cầm súng giết giặc.

* Việt:

- Tính tình còn trẻ con và hồn nhiên.

- Thế nhưng trong chiến đấu Chiến lại là một người lính dũng cảm và can trường, dù chết cũng phải chiến đấu với kẻ thù

- Mang nặng mối thù của gia đình, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có cơ hội được tòng quân, cầm súng ra chiến trường giết giặc.

=> Là những khúc sông mạnh mẽ và sôi nổi nhất trong dòng sông truyền thống cách mạng liên tục trôi chảy trong thiên truyện của Nguyễn Thi. Ở hai con người trẻ này ta thấy có một sự kế thừa rất sâu sắc truyền thống của gia đình, từ những lớp người đi trước, đặc biệt không chỉ kế thừa ở họ còn là sự phát huy, mở rộng dòng chảy cách mạng của gia đình.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận cá nhân.

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc - mẫu 2

Dòng sông của “Những đứa con trong gia đình” không chỉ là dòng sông “đẹp, lắm nước ngọt, nhiều phù sa” và sinh ra “vườn ruộng mát mẻ” mà còn là dòng sông của truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước. Cũng như trăm con sông khác, con sông này cũng chảy ra biển, “mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Trong thiên truyện của mình, Nguyễn Thi đã xây dựng nên một dòng sông chảy dài xuyên suốt. Đó là dòng sông của gia đình chị em Chiến Việt mà mỗi thế hệ là một “khúc” của dòng sông để rồi tất cả đều được ghi vào đó. “Những đứa con trong gia đình” là sự tiếp nối huyết thống từ bao đời, nhưng không dừng lại ở đây, mỗi thế hệ còn là cầu nối của truyền thống vĩ đại – truyền thống chống giặc ngoại xâm từ tổ tiên, ông cha và cho đến đời của chị em Chiến Việt. Con sông ấy cứ chảy qua bao thế hệ mà chính chú Năm lại là kết tinh của “con sông truyền thống”. Từ lâu rồi, chú Năm gắn bó với vùng sông nước Bến Tre, mưu sinh từ những con sông, con nước. Nhưng bật lên trong con người chú là một tâm hồn nhơn nghĩa, đạo lí. Cái đạo lý của một “ông già Nam Bộ” chất phác, rạch ròi nhưng rất cảm động được thể hiện qua những ước vọng của chú: “…rán cho mau lớn. Chừng nào bay trọng trọng rồi tao giao cuốn sổ cho chị em bay”. Ước mong của chú là vậy, mong cho chị em Chiến Việt mau lớn để giao lại “cuốn sổ gia đình” cũng chính là cả con sông truyền thống. Ông già Nam bộ này còn răn đe: “… thù cha thù mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu…”. Lời răn yêu ấy cũng chính là tâm nguyện của chú gửi đến “khúc” hạ lưu của dòng sông với lòng yêu thương vô bờ. Chú Năm như một cuốn gia phả sống, ghi chép tất cả những câu chuyện của gia đình với những nét chữ “lọng cọng”. Song song với hình ảnh chú Năm – ông già Nam Bộ với tính tình chấc phát, thật thà, luôn sống và hướng đến truyền thống, ta lại bắt gặp hình ảnh của mẹ Việt, người mẹ Nam Bộ và rất Nam Bộ. Mẹ Việt cũng là một khúc sông chảy cùng vị trí với “khúc-sông-chú-Năm” trong con sông lớn của gia đình. Mẹ Việt hiện lên là người phụ nữ chịu thương, chịu khó sực mùi “lúa gạo và mùi mồ hôi” đến nỗi “lưng áo bà ba đẫm mồ hôi và đen lại”. Dường như mẹ Việt sinh ra là để nuôi con, để đánh giặc. Bản tính của người phụ nữ Nam Bộ đôi khi cọc cằn nhưng hiền dịu, gan lì với giặc nhưng lại hết mực chiều chuộng, yêu thương con cái của mình. Mẹ Việt còn “thừa hưởng” cái gọi là danh từ ba Việt nữa. Chồng bị chặt đầu, mẹ Việt cắp rổ đi đòi, tay thì bế thằng Út và theo sau là lũ con nhỏ và “mỗi lần địch bắn đùng đùng trên đầu… lòng dạ đâu còn rảnh mà để sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi”. Mẹ Việt yêu thương con hết mực, luôn chăm chút từng miếng ăn cho con cái đến cả những cách con làm cứ như phù sa sông bồi đắp vào bãi ngày này qua ngày nọ, năm này qua tháng nọ vậy. Với hình ảnh của mẹ Việt, ta dễ dàng liên tưởng đến nét kiên cường của chị Út Tịch (người mẹ cầm súng), tình yêu thương chồng con của chị Dậu (tắt đèn) và cả sự đấu tranh kiên cường, cứng cỏi của Chị Sứ (hòn đất),… nói cách khác, mẹ Việt là con sông phản chiếu của những người phụ nữ thời chiến: “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Quả là khúc sông thật cao cả và chảy dài mạnh mẽ…

Nếu so với “khúc sông mẹ- chú Năm”, thì Chiến và Việt là hai khúc sông sau mà khúc sông sau thì lúc nào cũng chảy xa hơn khúc sông trước, cứ như vậy, nối tiếp nhau mà chảy. Ở chị Chiến có cái gì “in như mẹ vậy” từ vẻ bề ngoài chắc nịch đến cả cái gáy đỏ, bắp tay to khỏe nửa,… và còn đến cả lời nói, cử chỉ và sự suy tính ra dáng của một người trưởng thành, chu toàn, êm đẹp… bên cạnh đó, “khúc sông” Việt tuy có nhỏ hơn “khúc sông Chiến”, vẫn còn nét lộc ngộc, vô tư của một thanh niên mới lớn, nhưng trong Việt đã chứa đựng chất anh hùng biểu hiện ở những suy nghĩ táo bạo của mình. Lúc bị thương nặng, Việt vẫn cố gắng lên nòng súng sẵn sàng chiến đấu, cả những suy nghĩ của Việt, ta lại thấy một người lính rất chững chạc: “Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao”. Quả thật, khúc sông “Chiến-Việt” đã chảy xa hơn đại diện cho sức trẻ tiến công. Trong khi mẹ Việt mang nỗi đau mất chồng và chưa thể cầm súng để trả thù thì chiến và Việt lại cầm súng vì nỗi đau mất cha mất mẹ quyết tòng quân đánh giặc. Có thể nói, khúc sông Chiến-Việt là khúc sông nhận lưu lượng nhiều hơn, chảy mạnh hơn và xa hơn những khúc sông trước đó vì 2 khúc sông này là cả hy vọng của một gia đình truyền thống bao thế hệ.

Những khúc sông của gia đình cứ như thế nối tiếp nhau chảy, chảy hoài, chảy mãi như máu chảy trong người vậy. Rồi con sông của gia đình lại chảy về biển cũng như trăm con sông khác. Nguyễn Thi đã buộc ta phải liên tưởng đến biển đến đại dương bao la rộng lớn. Biển ấy là biển của cách mạng cả nước mênh mông, rộng lớn và vĩnh cửu. Còn đại dương ấy chính là đại dương cách mạng của những quốc gia đang bị xâm lược trên thế giới. Cũng như dòng chảy của máu trong cơ thể được lưu thông bằng tim, thì dòng chảy của con sông cách mạng được khơi nguồn và duy trì bằng những con tim cách mạng “còn nóng hôi hổi” chứa những sự mất mát đau thương nhưng lại rạng ngời niềm hy vọng.

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc - mẫu 3

Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng.

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều.

Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quý của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng.

Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo.

Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.

Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Nét đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử.

Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.

Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành.

Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vượt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng.

Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu, biết căm thù cũng là một phẩm chất cần thiết, bởi căm thù giặc tàn phá quê hương, sát hại người thân cũng là một biểu hiện sâu sắc của tình yêu với quê hương, gia đình!

Bởi vậy đêm tòng quân không chỉ có hai chị em tranh nhau ghi tên mà thanh niên trong xã ghi tên tòng quân cũng rất đông. Hành động của hai chị em có sự đồng tình của chú Năm, như một điểm nhấn hành động này hoàn toàn không phải là tự phát mà gắn với ý thức giác ngộ của tuổi trẻ trên quê hương đau thương và anh dũng.

Kí ức của Việt gắn với hình ảnh của chị Chiến, với kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo của hai chị em. Người con gái ấy có cá tính riêng, có những nét giống má, gan góc, chăm chỉ, đảm đang tháo vát. Hai chị em kề tuổi nên có lúc còn rất trẻ con, nhưng bao giờ trong những lần cãi vã thì chị cũng nhường em. Đến khi tham gia công việc cách mạng, Chiến tỏ ra chín chắn hơn Việt. Những mất mát đau thương đã khiến cô gái ấy sớm trưởng thành, nhưng không hề làm chai sạn tâm hồn giàu nữ tính. Lúc nào Chiến cũng có cái gương nhỏ, như những người con gái mới lớn nào cũng thích làm duyên.

Câu chuyện của hai chị em trước đêm tòng quân đã chứng tỏ khả năng quán xuyến, thay thế vai trò của mẹ để chăm em, khiến cho bản thân cậu em thân thiết phải ngạc nhiên vì chứng kiến một chị Chiến giống in như má, răm rắp nghe theo sự cắt đặt của chị.

Một trong những tình tiết truyện tạo được xúc động mạnh cho người đọc là hình ảnh hai chị em trước đêm tòng quân khiêng bàn thờ má qua gửi chú Năm. Hai chị em đã làm cho người chú phải ngạc nhiên vì sự trưởng thành trước tuổi. Đó là chi tiết cho thấy những đứa con trong gia đình cách mạng này đã ý thức rõ chỉ có lên đường diệt giặc mới trả được mối thù giặc Mỹ đè nặng hai vai. Việc nhà việc nước vẹn toàn, lời động viên của chú Năm dành cho hai chị em đã thể hiện niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

Xuyên suốt mạch truyện là dòng hồi ức của Việt, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Người chiến sĩ ấy vốn là đứa trẻ gan dạ từng chứng kiến cảnh kẻ thù quăng đầu cha mà xông tới nhằm thằng liệng đầu mà đá. Được dìu dắt từ ấu thơ, Việt cũng đã biết làm cảnh giới, chiếc ná cao su thành vật báo hiệu khi có động. Bản tính hồn nhiên của một cậu bé mới lớn thể hiện ra ở sự hiếu thắng, lúc nào cũng giành phần hơn, nhưng từ sâu thẳm là tình cảm yêu thương những người ruột thịt, tự hào với truyền thống quê hương. Những lần ngất đi tỉnh lại của Việt giữa bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc đã giúp anh có thêm sức mạnh tình thương vượt lên cái chết để trở về đội ngũ.

Nguyễn Thi đã thành công khi không miêu tả vào những chiến công của anh chiến sĩ mà đã chỉ ra cho người đọc vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn người cầm súng. Vẻ đẹp ấy là hội tụ của ý chí, quyết tâm và trên hết là tình thương yêu sự gắn bó với người thân và sau này là tình cảm chan hoà thân ái giữa cậu Tư với đồng chí đồng đội như trong một nhà.Tác phẩm thành công khi đã đem lại cho người đọc sự hình dung về mảnh đất Nam Bộ anh dũng và đau thương trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc bản chất của người dân Nam Bộ yêu nước, tác giả đã dựng nên những con người vừa bình thường giản dị nhưng lại có vẻ đẹp, tầm vóc phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Giọng kể chuyện giản dị, xây dựng đối thoại tự nhiên và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc đã để lại ấn tượng khó quên về những đứa con trong gia đình cách mạng. Đồng thời còn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu. 

Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao quý còn để lại những tấm gương cho thế hệ sau noi theo.

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc - mẫu 4

Thế gian này tồn tại vô vàn thứ tình cảm đặc biệt. Nhưng có lẽ thiêng liêng và quý giá nhất là tình cảm gia đình. Thứ tình cảm đẹp đẽ đó đi vào những tác phẩm văn học và trở nên vô cùng cảm động. Trong thiên truyện “Những người con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã vẽ nên một dòng sông với tình cảm gia đình sâu sắc. Không chỉ là cảnh đẹp đơn thuần,nó còn là dòng sông truyền thống gia đình chảy trôi không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác của gia đình.

Dòng sông truyền thống chảy xuyên suốt tác phẩm của Nguyễn Thi. Không phải dòng sông tự nhiên đỏ nặng phù sa mà là dòng chảy truyền thống của gia đình mà ở đó, mỗi thế hệ là một khúc sông, nối nhau để dòng sông dài nữa, dài mãi. Sông chảy từ đời tổ tiên, đời cha ông, chảy đến đời chị em Chiến và Việt, chảy thành dòng sông thiêng liêng và cao quý trong cuộc đời.

Dòng sông ấy không chỉ nối liền bởi máu mủ tình thân ruột thịt mà còn là sự tiếp nối lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm từ thế hệ này đến thế hệ khác trong gia đình. Mà trên dòng sông truyền thống gia đình, chú Năm chính là kết tinh không thể không nhắc tới. Chú Năm sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, mưu sinh nhờ nghề sông nước. Người đàn ông mang vẻ ngoài lam lũ chất phác đó ẩn giấu bên trong là tâm hồn nhân đạo đầy triết lí nhân sinh. Chú chẳng mong ước gì cho bản thân, tất cả những mong mỏi nỗi niềm khắc khoải đều được gửi gắm vào thế hệ chị em Chiến và Việt. Chú mong các cháu “ráng cho mau lớn. Chừng nào bay trọng trọng rồi tao giao cuốn sổ cho chị em bay” và răn đe “ thù cha thù mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu...”. Cuốn sổ chú lưu giữ là nơi ghi chép tất cả những nỗi đau của gia đình, lưu giữ truyền thống yêu nước mà cả gia đình tiếp nối. Lời răn dạy của chú và hình ảnh chú trao lại cuốn sổ cho hai chị em chính là sự truyền nối cho khúc “hạ lưu” của gia đình. Trong đó gửi gắm tất cả yêu thương, sự kì vọng vào thế hệ nối tiếp sau này.

Chảy cùng dòng với khúc sông của chú Năm là khúc sông mẹ của chị em Chiến và Việt. Bà là một người phụ nữ đậm chất Nam Bộ, chịu thương chịu khó, lam lũ tần tảo cả cuộc đời, cọc cằn với giặc nhưng lại yêu chồng thương con hết mực. Hoàn cảnh gian khó, ác liệt của chiến tranh đã khiến người phụ nữ gan dạ và quên đi những sợ hãi của bản thân mình. Chồng bị chặt đầu, mẹ Chiến và Việt cắp cái rổ đi đòi đầu chồng trong tay thì bế thằng con Út và theo sau là lũ con nhỏ. Bà yêu thương các con hết mực, tất cả vì gia đình thân yêu mà bản thân bảo vệ suốt đời. Hình ảnh ấy gợi chúng ta liên tưởng tới chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng, yêu thương chồng con, đảm đang, trung hậu và kiên trinh,bất khuất trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.

Chảy qua những khúc thượng lưu, dòng sông chảy tiếp đến những khúc hạ lưu thế hệ Chiến và Việt. Chị Chiến mang những nét đẹp giống như mẹ vậy, từ vẻ ngoài đến tính cách. Còn Việt nhỏ tuổi hơn, vẫn còn nét lộc ngộc của thanh niên mới lớn. Song ẩn sâu trong đó là một phẩm chất anh hùng. Cả hai đều muốn ra trận, lập công để trả thù cho cha mẹ. Khi bị thương nặng, Việt vẫn cô gắng lên nòng súng để sẵn sàng chiến đấu. Chiến và Việt chính là những khúc sông chứa đựng sức mạnh trong sứ mệnh đánh giặc. Sức mạnh đó thậm chí còn vượt xa hoài bão của thế hệ đi trước.Chiến và Việt là đại diện cho thế hệ trẻ xông pha cứu nước. Khúc sông ấy sẽ còn chảy dài mãi...

Có thể nói, Nguyễn Thi đã tinh tế đưa đến hình ảnh liên tưởng táo bạo. Dòng sông truyền thống gia đình Chiến Việt là đại diện cho vô số những dòng sông khác thời điểm đó. Rồi sông sẽ chảy ra biển lớn. Những dòng sông truyền thống gia đình không hẹn mà cùng đổ về biển. Biển cả ở đây chính là tinh thần cách mạng của cả dân tộc đang sục sôi đánh giặc cứu nước. Những khúc sông đó như máu trong cơ thể, nó sẽ còn chảy mãi bất diệt cho đến khi trái tim ngừng đập.

Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc - mẫu 5

Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Dù là người con miền Bắc nhưng  ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam – những con người hồn hậu, chân chất trong cuộc sống đời thường nhưng có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho đất nước. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về vẻ đẹp của con người miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ là truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Trong truyện ngắn ông đã nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. […] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”

Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt, trong cuộc chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su, anh bị thương nặng và lạc cả đồng đội, rất chân thật xúc động, anh ngất lịm đi rồi lại tỉnh được sống với gia những kỷ niệm đáng nhớ khoảng thời gian còn bên gia đình (ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến…) cùng những niềm vui thời thơ ấu khiến anh quên đi cái đau, dường như tiếp thêm sức mạnh cho anh vượt qua cái chết. Câu chuyện gia đình của Việt cũng dài như một dòng sông, là một gia đình cách mạng điển hình hiếm gặp nơi miền Nam trong những ngày kháng chiến oanh liệt của dân tộc nói chung và chống Mĩ-Ngụy nói riêng. Mỗi thế hệ trong gia đình ấy như là một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông truyền thống ấy làm nó như dài vô tận. Ở họ không chỉ là sự tiếp nối huyết thống đơn thuần mà như được ngấm máu cách mạng để tiếp nối truyền thống và“dường như họ sinh ra để đánh giặc”.Chiến tranh dữ dội và tàn khốc quá, bao nhiêu những con người ưu tú đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ cho nền hòa bình của dân tộc, gia đình Việt cũng không ngoại lệ.

Những lớp người đi trước là khúc sông trước của dòng sông truyền thống đó là ông bà, ba má và chú Năm của Việt. Họ đã tạo dựng con sông truyền thống để rồi Chiến và Việt tiếp nối và đi xa hơn nữa. Ông nội của Việt bị chánh tổng bắn chết, bà nội Việt bị lính huyện đánh đập, ba Việt đi bộ đội tầm vông thì bị chúng chặt đầu, còn má Việt – má Việt cũng là hình ảnh khúc sông truyền thống gia đình. Đây là hình ảnh một người mẹ không hề yếu đuối mà thật chắc khỏe về thể xác lẫn tinh thần. Hình như người mẹ ấy sinh ra để chống chọi với bao sóng gió của cuộc đời và trong chiến đấu. Nguyễn Thi đã miêu tả những nét tính cách ấy của người mẹ khá cụ thể: “Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không còn thấy bạc nữa”.Ở má Việt, tình yêu chồng, lòng thương con, sự căm thù, lòng dũng cảm, ý thức đấu tranh như hòa quyện vào nhau. Điều đó đã thể hiện khá đầy đủ trong lời má Việt nói với Việt: “Tao dạn là nhờ ba mày. Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo thằng xách đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua sông, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ. Chị hai mày đang nấu cơm, cũng mang cẻ đũa bếp chạy theo, tóc tai xuống mặt, chỉ ló có một con mắt ra nước mắt chảy ròng ròng. Mày với con Chiến thì chạy theo chị hai mày mà la: “Trả đầu ba! Trả đầu ba!”. Tao muốn là cho chị em bây ở nhà. Đi mình tao, tao chửi nó, nó có bắn thì cũng còn chị em bây trả thù cho ba mày. Mỗi lần nó bắn đùng đùng trên đầu, chị em bây lại níu chân tao. Lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi”. Mất chồng, má xót xa lặng lẽ khóc trong đêm, nhớ lại những kỉ niệm với chồng từ lúc hai người mới quen nhau tới khi chồng chết. Rồi người mẹ ấy cũng trông cho con mau lớn để làm một cái gì đó vui lòng chồng và “dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ đã trải qua một cách không hề sợ hãi đó, tất cả đều được gom lại và dồn vào trong ý nghĩ cuối cùng này”. Đau đớn xót xa nhưng người mẹ ấy không hề bi lụy, biến đau thương, căm thù thành ý thức đấu tranh và đã chết trong đấu tranh. Ở nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa nổi bật hình tượng người phụ nữ miền Nam với đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt và anh hùng. Đó là tượng đài bất tử của người mẹ Việt Nam. Chính những đau thương mất mát ấy lại thể hiện tấm lòng yêu nước của gia đình Việt to lớn đến nhường nào. Ở họ,  luôn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc quên mình cho độc lập dân tộc.

Chú Năm của Việt là một nhân vật còn sống, là người mà Việt cà chị Chiến nương tựa vào, là người nông dân Nam Bộ hiền lành, từng làm cày thuê cuốc mướn gặp không ít đắng cay dồi dào kinh nghiệm sống. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống. Là người “Văn hay chữ tốt” được giao trọng trách gìn giữ cuốn sổ gia đình. Cuốn sổ ấy ghi lại chi tiết đầy đủ những thời khắc linh thiêng lập công của mỗi người trong gia đình, và nơi ghi những chứng cứ tội ác của kẻ thù đã gây ra vô vàn đau khổ cho đại gia đình, cùng quê hương.

Đến thế hệ anh hùng trẻ Chiến và Việt, mỗi người có một tính cách riêng,bởi sự khác nhau về tính cách con gái và con trai, một người là chị, một người là em. Nhưng ở họ vẫn tựu chung là những người con(cháu) vô cùng hiếu thảo, sống rất tình cảm, vì gia đình, nước nhà chịu nhiều đau thương quá lớn, sớm nuôi lòng căm thù giặc sâu sắc, mong muốn được cầm súng vùng lên trả thù. Hình ảnh má luôn hiện thân trong Chiến. Chú Năm cũng bảo Chiến giống y chang như má.  Chiến có tính kiên nhẫn, cần mẫn chăm chỉ đã làm việc gì thì phải xong việc đó. Chiến đảm đang tháo vát. Trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến thu xếp mọi công việc trong nhà đâu vào đấy, viết thư cho chị Hai, gửi thằng út cho chú Năm nuôi, gửi mọi vật dụng của gia đình cho chú Năm giữ, cho xã mượn căn nhà làm lớp học, nhờ chi bộ giao ruộng cho bà con cấy, dành vườn mía để làm giỗ cho ba má. Những việc làm ấy của Chiến khiến cho chú Năm phải khâm phục: “Khôn! Việc nhà nó thu xếp được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc khôn hơn chú hồi trước”. Cũng có lúc Chiến rất trẻ con, như việc tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu Mĩ với Việt. Nhưng về cơ bản, Chiến vẫn nhớ mình là chị nên “bao giờ cũng nhường nhịn Việt. Sau này vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy chị cũng nhường”. Chỉ mỗi việc ghi tên tòng quân là Chiến không nhường, vì đó là niềm khao khát được đi trả thù cho ba má. Chiến còn là một cô gái thích làm duyên, ngay cả khi ra trận, trong túi Chiến bao giờ cũng có một chiếc gương soi. Có thể thấy Chiến là một người con gái độ lượng, vị tha, nhẫn nại, đảm đang, tháo vát, tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Chiến là hình ảnh kế thừa của người mẹ, lại tiếp khúc sông truyền thống của gia đình, không làm phụ lòng mẹ. Chiến đã tiến xa hơn một bước so với mẹ. Chiến được cầm súng đi đánh giặc, cái điều mà mẹ Chiến chưa có được.

Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn lên do đó tính ngây thơ, trẻ con khá rõ. Việt hiếu thắng không chịu nhường nhịn chị. Mặt khác, Việt rất hiếu động theo bản tính con trai, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, “đi bộ cầm súng tự động…cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi áo”. Việt vô tư, phó mặc cho chị mọi lo toan, thu xếp về việc nhà cửa. Chị bàn bạc chuyện gia đình, Việt chỉ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Ở chiến trường Việt vấn nghĩ về chị theo kiểu một đứa em đã quen dựa dẫm chị: “Phải có chị Chiến ở đây, chị sẽ bắt thế cho Việt”. Ngay cả tình thương của Việt với chị cũng theo kiểu trẻ con cho nên ở đơn vị không bao giờ Việt khai thật về chị với người khác. “Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu ta sợ mất chị mà!”.Lúc nào Việt cũng cảm thấy mình trẻ con trước anh Tánh và anh Công: Đi chiến đấu không sợ chết, không sợ giặc, chỉ sợ ma: sau lúc bị ngất tỉnh dậy “rất thèm vào bếp lục cơm nguội” theo thói quen như còn ở nhà, gặp được đồng đội đi tìm thì Việt có vẻ “giống hệt thằng Út em…khóc đó rồi cười đó”.Lòng căm thù giặc đã dậy lên trong lòng Việt. Càng lớn lên ý thức và hành động của Việt càng chín chắn hơn. Việt đã cùng chị đánh địch trên sông Định Thủy, rồi lại cùng chị tranh nhau xin đi bộ đội. Ý thức đấu tranh quyết liệt đã thể hiện ở Việt ngay trong câu chuyện giữa hai chị em trong cái đêm mà cả hai đều được đi bộ đội. Khi Chiến nói với Việt: “Chú Năm nói mày với tao kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”, thì Việt trả lời ngay với chị: “Chị có bị chặt đầu thì chặt chừng nào tôi mới bị”.Câu nói ấy của Việt đã thể hiện một thái độ khá dứt khoát, một ý chí quyết  ra đi trả thù cho ba má Việt. Và ngay sao khi vào bộ đội, tân binh Việt đã lập  chiến công trong một trận đánh quyết liệt với quân thù. Việt đã diệt được một xe đầy Mĩ và bắn nhào một xe tăng. Việt bị thương ở hai mắt, không còn thấy  được gì cả. Việt cảm thấy chân tay tê dại, khắp người nước hay máu không biết. Chỗ ướt, chỗ sũng, chỗ dẻo quẹo, chỗ đã khô cứng”, “người Việt khô khốc”, “chỗ nào đụng tới, ruồi cũng  bay lên như vãi trấu… ”, thế mà Việt vẫn quyết bò đi tìm  đồng đội “Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cái tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi cùng. Cái nào không chịu đi thì bắt nó phải đi”. Trong cơn mê Việt nhớ lại  những gì đã xảy ra trong gia đình mình. Việt nhớ má, nhớ chú Năm, nhớ chị Chiến… tỉnh ra, Việt càng cảm thấy căm thù, càng có ý thức quyết tâm chiến đấu. Nghe tiếng máy bay và tiếng xe bọc thép của địch rú lên, Việt không hề run sợ và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “Được, tao cứ nằm đây! Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này có còn mình tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ các anh sẽ tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Như vậy, là Việt đã đi xa hơn khúc sông truyền thống gia đình. Việt chủ động đi tìm giặc mà đánh. Việt chính là 1 hình tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời đánh Mỹ tham gia vào cuộc kháng chiến với tất cả nhiệt huyết và niềm hăng say của tuổi trẻ, làm nên khúc sông truyền thống dào dạt hơn, rộng lớn hơn trước khi đổ về biển cả.

Như vậy, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến, Việt: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”… là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Truyện ngắn đã thể hiện được vẻ đẹp đậm Nam Bộ của con người trong gia đình cách mạng hình ảnh dòng sông truyền thống đầy ý nghĩa sâu sắc,Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người  trong thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc đã trở thành dấu ấn trong tác phẩm xuất sắc  của nhà văn Nam Bộ này khiến độc giả khó quên.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 được (siêu hay, ngắn) chọn lọc hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên