Cảm nhận hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc (điểm cao)

Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn. Mời các bạn đón đọc:

Cảm nhận hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc (điểm cao)

Bài giảng: Việt Bắc: phần 2: Tác phẩm - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Cảm nhận hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

Quảng cáo

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

Quảng cáo

II. Thân bài

1. Hình tượng thiên nhiên

   a. Thiên nhiên Tây Bắc khắc nghiệt nhưng cũng thơ mộng, trữ tình

- Thiên nhiên vùng núi khắc nghiệt: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, “đêm thăm thẳm sương dày”, gây ra không ít những khó khăn cho đòng bào ta khi chiến đấu.

- Nhưng thiên nhiên cũng có nét thơ mộng, hiền hòa:

    + Thiên nhiên thân thuộc, đầm ấm, giản dị với hình ảnh những món ăn dân dã như: “trám bùi, măng mai”.

    + Có những nét đặc trưng cả thiên nhiên Việt Bắc: “rừng nứa, bờ tre”

    + Thiên nhiên đẹp như một bức tranh tứ bình với bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.

   b. Thiên đồng hành cùng nhân dân, cán bộ trong kháng chiến

- Thiên nhiên Việt Bắc như một người đồng chí cùng đồng bào cán bộ đánh Tây: “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.

- Thiên nhiên còn là bức tường thành vững chắc để bảo vệ nhân trong kháng chiến “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”

- Thiên nhiên mang ý nghĩa chiến lược, đóng góp không nhỏ cho sự thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến.

Quảng cáo

2. Hình tượng con người Việt Bắc

   a. Con người ân tình, ân nghĩa, gắn bó trung thành với cách mạng, với Đảng

- Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

    + Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.

    + Cách xưng hô “mình - ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị.

    + Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

- Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi: nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ, nhớ đến quang thời gian hoạt động cách mạng.

    + Con người Việt Bắc dù gian khó, vất vả những vẫn có tâm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.

    + Những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp họ i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.

    + Luôn sát cánh cùng bộ đội trong cuộc kháng chiến: “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”

   b. Con người lao động với vẻ đẹp bình dị

- Hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, cần cù “người mẹ ... địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”.

- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái”: hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

- Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

   * Nhận xét: thiên nhiên núi rừng Việt Bắc và con người nơi đây luôn gắn bó khăng khít, không thể tách rời, thiên nhiên chính là yếu tố làm tôn lên vẻ đẹp con người.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

- Khái quát giá trị nội dung: bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

Quảng cáo

Cảm nhận hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 1

   Việt Bắc của Tố Hữu có thể coi là một khúc tráng ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã ghi lại cuộc kháng chiến trường kì bằng một giọng thơ đầy ân tình, khắc họa không chỉ sự anh hùng của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc – ân tình, thủy chung. Và vẻ đẹp đó đã được thể hiện đầy đủ trong đoạn thơ:

    Ta về mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

    Ngày Xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hoà bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

    Thơ của Tố Hữu, là thơ trữ tình, chính trị, bởi vậy cảm hứng chính trị cũng là cảm hứng chi phối toàn bộ tác phẩm. Nhưng chất chính trị ấy lại hòa điệu nhịp nhàng, nhuần nhuyễn trong chất trữ tình đậm nét, chính điều đó khiến cho tác phẩm của Tố Hữu không chỉ là những bản tuyên truyền khô cứng, giáo huấn đơn thuần mà đó còn là tâm tư, tình cảm rất đỗi chân thành được tác giả gửi gắm trong đó. Hai chất liệu này hòa quyện với nhau, đem đến sự thuyết phục trong lòng bạn đọc

    Cả bài thơ Việt Bắc thấm đượm trong nỗi nhớ nhung khắc khoải, đúng như chính bản thân Tố Hữu đã khẳng định trong bài thơ: “Nhớ gì như nhớ người yêu/ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”. Bởi vậy, bài thơ trở nên da diết, thiết tha hơn trong sự hòa quyện của mối quan hệ khăng khít giữa con người và khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc. Qua đó vừa làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, đầy sức sống của thiên nhiên, vừa khẳng định sự ân tình, thủy chung trong con người Việt Bắc.

    Khổ thơ là bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang những đặc điểm riêng của bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa đông với sắc đỏ nổi bật:

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng

    Màu xanh thẫm của đại ngàn được tác giả khắc họa thật đẹp, nhưng nổi bật nhất trong bức tranh ấy không phải là màu xanh bạt ngàn của mà là màu đỏ rực của hoa chuối. Bằng bút pháp chấm phá, Tố Hữu đã khiến cả bức tranh bừng sáng. Dù bức tranh mùa đông, nhưng không hề u ám, lạnh lẽo mà trái lại với sắc đỏ bức tranh càng trở nên ấm nóng, ngập đầy sức sống hơn. Trong bức tranh ấy, con người xuất hiện thật chủ động và khỏe khoắn. Con dao – vật dụng lao động của người dân Việt Bắc, lại một lần nữa được ánh sáng của mặt trời làm cho bừng sáng. Con người ở trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên nhưng không hề bé nhỏ mà mang trong mình nét hiên ngang, hùng dũng giữa núi rừng.

    Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống với sắc trắng tinh khôi của loài hoa mơ:

    “Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.

    Hoa mơ một loài hoa giản dị, mộc mạc nhưng đầy thanh cao, tinh khiết, sắc trắng của hoa mơ khiến không gian rừng núi càng trở nên đẹp đẽ, tươi sáng hơn. Tương ứng vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân là hình ảnh “người đan nón” với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo. Họ hiện lên là những người lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo “chuốt từng sợi giang”.

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Vẻ đẹp của thiên nhiên được khắc họa rõ nét nhất trong bức tranh mùa hè, vừa có màu sắc vừa có âm thanh. Màu vàng đặc trưng của mùa hè, và âm thanh ve kêu rộn rã khiến cho sức sống mùa hạ như bừng thức, trỗi dậy. Câu thơ đầu tiên là một câu thơ rất hay và giàu ý nghĩa, có thể hiểu tiếng ve kêu đã tác động, khiến cho rừng phách đổ vàng; nhưng cũng có thể hiểu là tiếng ve kêu trong rừng phách. Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, giàu sức sống. Nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên là người con gái xuất hiện thật thân thương, ngọt ngào “cô em gái”. Giữa con người và thiên nhiên có sự đồng điệu, hô ứng với nhau, cô em gái cũng đang ở độ tuổi đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nhất, cũng như thiên nhiên ngập đầy sức sống. Mặc dù cô em gái chỉ xuất hiện một mình nhưng không hề tạo cảm giác cô đơn mà vẫn vô cùng đẹp đẽ, khỏe khoắn.

    Khổ thơ kết lại bằng bức tranh mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình/ NHớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Ánh trăng vàng trải dài khắp rừng núi khiến cho bức tranh thêm phần lung linh, huyền hảo. Đồng thời bức tranh đó cũng tái tạo không khí yên bình, thanh tĩnh trong đêm khuya. Bởi vậy ánh trăng không đơn thuần là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của hòa bình. Con người được khai thác qua hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người dân Việt Bắc, đó là những câu hát giao duyên, đầy ân tình, thủy chung.

    Bằng lớp ngôn từ giản dị, giọng điệu tâm tình ngọt ngào, Tố Hữu đã đem đến cho bạn đọc một thiên nhiên Việt Bắc tràn đầy sức sống, một người dân Việt Bắc khỏe khoắn, cần cù, yêu lao động. Đoạn thơ đã cho thấy sự hòa điệp nhịp nhàng, giữa con người và thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh cho thiên nhiên và con người nơi đây.

Cảm nhận hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 2

   Việt Bắc là bài thơ tổng kết mười lăm năm kháng chiến trường kì gian khổ của dân tộc. Nó có thể coi như bản trường ca tổng kết lại cả một quá trình đấu tranh đầy mất mát nhưng cũng vô cùng anh dũng, hào hùng. Nhưng tác phẩm không chỉ đề cấp đến chiến công, mà bên cạnh đó còn thể hiện tấm lòng, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Tình cảm đó đã được ông thể hiện trong đoạn thơ:

    Ta mình về mình có nhớ ta…

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

    Trong bài thơ có không ít những câu thơ thể hiện thiên nhiên và con người Việt Bắc như: “Nhớ đèo mây phủ…..” “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”,… nhưng ông thật tinh tế, khi lựa ra một bức tranh đẹp đẽ nhất của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để khái quát toàn bộ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong nỗi nhớ nhung khắc khoải của tác giả, thiên nhiên hiện lên vô cùng phong phú, con người hiện lên gần gũi, mộc mạc. Hai yêu tố đó hòa hợp, quyện lẫn vào nhau, người tôn lên cảnh, cảnh tôn lên vẻ đẹp của người.

    Mở đầu đoạn thơ là khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc vào một ngày đông:

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

    Nếu như thơ xưa, mùa đông gắn với cái lạnh lẽo, tàn lụi, héo úa, với những cảm xúc thê lương, bi ai: “Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió/ Hỏi ngày về chỉ độ đào bông/ Nay đào đã quyến gió đông/ Phù dung lại nở bên sông bờ sờ” (Đặng Trần Cồn). Còn đến với câu thơ của Tố Hữu, ta lại nhận thấy cái ấm trong chính không khí lạnh lẽo đó. Giữa đại ngàn bát ngát một màu xanh của núi rừng, sắc đỏ của cây chuối rừng hiện lên thật đẹp đẽ và vô cùng đặc sắc. Dường như nó trở thành nhãn tự của câu thơ, làm bừng sáng cả một bức tranh thiên nhiên. Sắc đỏ đó khiến ta bất chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi khi vào hè:

    Hèo lục đùn đùn tán rợp giương

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

    Hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, là ánh sáng lấp lánh của chiếc dao gài thắt lưng của con người. Con người Việt Bắc hiện lên thật mạnh mẽ, rắn rỏi, làm chủ thiên nhiên. Giữa hoang vu đại ngàn, con người không bị thiên nhiên khuất lấp, mà ngược lại con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, đất trời.

    Bức tranh thiên nhiên – con người thứ hai là bức tranh mùa xuân:

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Vùng đồng bằng, mỗi độ xuân về đào đỏ bung sắc thắm, còn với núi rừng Việt Bắc nếu lấy đào đỏ có lẽ sẽ không nói được đặc trưng thiên nhiên nơi đây. Tố Hữu lựa chọn hoa mơ – một loại hoa điển hình của núi rừng Tây Bắc để nói về mùa xuân quả là một lựa chọn hoàn hảo. Sắc trắng tinh khôi, nở rộ của hoa mơ khiến cả không gian ngập tràn sức sống, một sự sống thanh khiết, tươi non mơm mởn. Giữa rừng mơ trắng nổi bât hình ảnh người đan nón và hành động cụ thể “chuốt từng sợi giang”. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp của sự cần mẫn, chăm chỉ, chịu thương chịu khó.

    Xuân qua, hạ đến, bức tranh nào, hình ảnh nào sẽ làm nổi bật vẻ đẹp và con người nơi đây? Không để bạn đọc thất vọng, sắc vàng óng trong cả câu thơ khiến bức tranh vừa mơ màng, huyền ão mà cũng tất đỗi lung linh:

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Mùa hạ nổi bật với sắc vàng của lá và âm thanh tưng bừng, rộn rã của tiếng ve. Không gian trở nên sống động và tràn ngập sức sống hơn. Con người ở đây được tác giả gọi một cách thật đặc biệt: “cô em gái”. Cô em gái là cách gọi đầy thân thương, rất đỗi tình cảm. Trong không gian tràn đầy màu sắc, hình ảnh người con gái đang hăng say lao động, không khỏi khiến người chiến sĩ xao xuyến, lay động. Đây quả là bức tranh lay thức, làm lòng người động tâm. Cô gái mang trong mình một vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn mà vẫn hết sức tình tứ.

    Bức tranh cuối cùng la khung cảnh mùa thu:

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

    Từ bức tranh mùa đông, Tố Hữu đi đến bức tranh mùa thu – mùa hòa bình. Bức tranh cuối cùng kết lại khổ thơ tứ bình. Phải chăng bức tranh thu hòa bình đó cũng chính là mong muốn, nguyện ước và niềm tin của tác giả. Không gian về đêm yên tĩnh, thanh bình, bức tranh tựa như được vẽ bởi mực tàu, lung linh, huyền ảo dưới ánh sáng của ánh trăng. Trong đem trăng hòa bình ấy, tiếng hát tha thiết, trầm bổng càng xa hơn, ngân nga hơn. Đó là tiếng hát của tấm lòng thủy chung, là sự sắt son như một của kẻ ở, người đi.

    Tuy đoạn thơ hết sức ngắn ngủi nhưng đã thể hiện được tình cảm sâu đậm mà tác giả dành cho thiên nhiên và con người nơi đây. Phải có một tâm hồn tinh tế, tấm chân tình thì mới có thể thấy được vẻ đẹp của từng mùa và khái quát nên những câu thơ đặc sắc đến như vậy.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

viet-bai-lam-van-so-3-lop-12.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên