10+ Biểu cảm về cây đào ngày Tết (điểm cao)
Biểu cảm về cây đào ngày Tết điểm cao, hay nhất được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn có thêm bài văn hay để tham khảo từ đó viết văn hay hơn.
- Dàn ý Biểu cảm về cây đào ngày Tết
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 1)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 2)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 3)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 4)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 5)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 6)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 7)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 8)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 9)
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết (mẫu 10)
10+ Biểu cảm về cây đào ngày Tết (điểm cao)
Dàn ý Biểu cảm về cây đào ngày Tết
1. Mở bài
- Giới thiệu cây hoa mà em yêu thích: Cây hoa đào ngày Tết.
2. Thân bài
- Kích thước: cây cao gần 2 mét, tính cả chiều cao chiếc cậu trồng cây.
- Gốc cây: to như cổ tay, màu nâu sẫm.
Thân cây: nhỏ dần lên đến ngọn, được tạo dáng uốn lượn, ngọn cây hướng thẳng lên trời.
- Cành cây: các cành cây mọc ra từ thân cây lớn chừng hai ngón tay, các cành con mọc ra từ cành chính thì nhỏ hơn, lớn bằng cây đũa.
- Lá cây: nhỏ như thìa uống sữa chua, màu xanh non, thưa thớt vì đang là mùa hoa.
- Hoa đào: có năm cánh mỏng màu hồng phớt, gốc cánh hoa (gần nhụy) có màu hồng đậm hơn; mọc thành từng chùm, chi chít khắp các cành cây.
III. Kết bài
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây hoa đào ngày Tết Hành động của em với cây hoa đào (trang trí cho cây, ngắm hoa, chụp ảnh…).
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 1
Đất trời vào xuân, lòng người náo nức. Ngày tết không thể thiếu được hoa. Và tất nhiên, càng không thể thiếu hoa đào. Một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân, cho sự may mắn và sức sống bất diệt của xứ Bắc.
Tháng Một trời sương, một màu đùng đục, nặng trĩu giăng khắp, không nắng. Bất chấp tất cả, cây đào vẫn vươn mình kiêu hãnh, hoa đào vẫn hớn hở reo vui chào xuân đến. Mùa xuân, những chiếc lá đào xanh mỡ thon nhỏ xòe ra lay động trong mưa bay. Mưa xuân giục những nụ hoa li ti, lấm tấm trên cành mau nở ra những bông hoa màu hồng phớt. Mưa xuân, thả những sợi tơ mỏng manh từ tít trời cao xuống, hoa đào xòe cánh lấy những sợi tơ mong manh dài bất tận ấy để làm tươi thêm sắc hồng của cánh hoa, sắc vàng của nhị hoa.
Lá chen nụ, nụ đỡ hoa. Ôm ấp, nâng niu, quấn quyện một tình yêu nồng nàn chan chứa. Hoa đào gieo vào lòng người khao khát được xích lại gần nhau, trao cho nhau những mặn nồng âu yếm trong không gian bảng lảng sương khói, trong mưa bay mờ mờ cổ tích, trong đêm giao thừa trời đất giao hòa và lòng người lâng lâng như muốn tan chảy hòa vào nhau và hòa vào vạn vật. Hoa đào gọi khát khao yêu thương cho mỗi con người. Hoa đào nở. E ấp môi hồng, chúm chím nụ xanh, rồi khoe sắc rộ trên cành. Đào có nhiều loại: đào bích, đào phai, bạch đào… nhưng người ta vẫn yêu hơn cả, thích hơn cả là thứ đào ta, đào phai, cái thứ đào cánh mỏng mảnh màu phơn phớt hồng má thiếu nữ và lấp lánh một chút nhị vàng tươi của nắng hạ, còn cây có khi gợi dáng cổ kính, có khi gợi vẻ thanh tân chứ không cầu kì, uốn éo. Cũng lạ, những cây đào ta, vườn nhà hay mọc hoang nơi đồi núi hoa càng đẹp lạ hơn nữa là sự tương phản của cây, của cành với hoa và lá. Trên những thân cây rêu mốc, nâu sẫm màu thời gian và trở xấu xí những ngày đông xám lạnh lại cho những lá non xanh mỡ màng rung rinh màu nắng non, lại cho những bông hoa nhỏ xinh, mỏng mảnh đến độ không thể mỏng hơn được nữa, phơn phớt hồng, dịu dàng, mềm mại làm nao lòng người. Thế mới biết cái đẹp không có quy luật, không cần cầu kì, cành như thân, cành cố xấu đi, cố tho mộc đi để làm nổi bật cái tinh tế của hoa. Dầu dãi gió sương cành và cây cho những nụ hoa chắc mẩy khiến lòng người không thể không phấp phỏng nhìn vào đấy mà chờ đợi, mà hi vọng. Đấy cũng chính là cảm xúc của lòng người khi đứng trước mùa xuân.
Thưởng thức đào cũng có nhiều vẻ, nhiều cách. Thông thường nhất là người ta tìm một cành đào ưng ý, một cái lộc bình ưng ý, một vị trí cũng thật ưng ý và đặt nó trong nhà để đem xuân, đem tết, đem may mắn, xua đi cái xúi quẩy cho nhà mình. Và bất cứ lúc nào, người ta cũng thấy nó đang cười tươi, hớn hở báo điều lành. Cũng có khi người ta lặng lẽ, trầm ngâm cùng tri kỉ, tri âm thưởng trà, thưởng rượu bên khóm đào mà tâm đắc với người, với cành, với hoa, với dáng, với nụ hàm tiếu gợi bao suy tưởng sâu sa. Đấy là cách chơi đào của những người mà cuộc đời đã đến độ sang thu, sang đông hay ngẫm ngợi, hay chiêm nghiệm sau bao sương gió, bão giông giờ tới độ bình thản, tĩnh tại. Còn các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X hối hả trong từng giây từng phút mỗi ngày lại có thể bất chấp giá lạnh, đường xa, xe chật vào dịp hoa đào sắp nở để hối hả tìm lên tận Sa Pa để xem đào, để thưởng đào. Và khi đặt chân đến nơi, tất cả sẽ tự thấy rằng đông lạnh, đường xa, xe chật chẳng đáng là gì khi được lạc giữa đào Sa Pa. Đào bên hàng rào nở hoa, đào trên các sườn núi nở hoa, đào trước cửa nhà nở hoa, bất chấp cái lạnh đến 4 – 5 độ của núi, đào vẫn rung rinh cười, sương đọng đầy trên những cánh hoa mong manh làm cho nụ cười sáng cả không gian ảm đạm của sương núi bị ngàn vạn bông hoa nhỏ bé hồng xinh khuất phục, không gian ấm áp, lãng mạn, tình bạn trẻ cũng ấm áp giữa rừng đào và bất chợt, có bàn tay kế bên nắm chặt, siết nhẹ thấy lòng càng ấm hơn.
Trong dìu dịu mưa xuân, trong phất phơ sắc hồng, trong lòng người rạo rực ta “nghe sương thầm lan tỏa”. Ta nghe mạch nguồn của cuộc sống đang chảy bất tận trong những thân đào ứa nhựa, và trong lòng mình, ta cũng có được xuân đã cho ta hoa đào và cám ơn hoa đào đã cho ta niềm tin yêu hi vọng cho ta niềm say mê rạo rực mà thường ngày, bộn bề cuộc sống đã bắt nó ngủ yên. Cám ơn cây và cám ơn hoa. Đào mãi mãi đẹp trên đất Việt thân yêu, mãi đẹp trong lòng người đất Việt.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 2
Đất nước ta với khí hậu nhiệt đới, hoa lá xanh tươi bốn mùa, quả cũng có quanh năm. Lá gợi sức sống mãnh liệt của cây, hoa là phần đẹp nhất còn quả là phần ngon nhất của cây. Lá – hoa – quả đem đến cho ta những cảm giác, cảm xúc ngọt ngào thúc vị để ta thêm yêu, thêm quý thiên nhiên tươi đẹp quanh ta, thấy thèm cái cảm giác hòa mình vào cây vào lá.
Hãy bắt đầu từ lá. Với màu xanh nguyên thủy, lá tạo cho ta cảm giác mát rợp cả hồn mình. Mới đầu là những chồi non óng biếc xanh màu nắng mới, lá xòe dần cuối xuân, cây đã đủ tự tin để nói với người rằng “tán tôi sẵn sàng cho bóng mát trưa hè”. Thẫm màu dần, lá già đi cùng với nhịp bước của thời gian, nó ngả vàng rồi nâu sẵm để kết thúc vòng luân hồi. Lứa lá mới xanh non ngỡ ngàng lại thay thế. Quy luật sinh tử của cuộc đời cũng kéo cả lá đi cùng. Nhưng đấy là nói chung, không phải cây nào, lá nào cũng thế. Chỉ riêng màu sắc thôi, lá cũng chơi rất nhiều cung bậc của gam xanh. Lá mạ màu xanh nhạt phơi phới pha vàng như là trong màu xanh ấy đã ẩn màu của ngày mùa gặt hái. Lá bàng mỡ màng xanh có pha chút hồng tía, lông tơ ở gân ở cuống lúc mới ra rồi chuyển sang màu lục sẫm. Ấy là lúc nó sắp chuyển sang thứ màu đỏ lung linh của sơn mài để lìa cây. Trong mưa xuân, lá đào thon nhỏ như chiếc thuyền xanh bập bềnh trôi giữa những hạt mưa mỏng manh rơi tưởng như không bao giờ dứt. Rồi lá phượng, cây thì cao to xù xì má lá thì bé tẹo teo như hạt gạo lỡ ngâm lâu trong nước, cứ rung rinh trên cành, xanh mướt mát để sang hè sắc xanh ấy làm nền cho hoa đỏ lung linh. Còn bao nhiêu loại lá, màu lá. Tôi chợt bâng khuâng trước hàng tre xanh bát ngát quanh lăng Bác không bao giờ chuyển màu làm cho hồn ta thư thái, cái màu của sự sống, cái màu của hi vọng cứ ngập tràn khắp các nẻo đường, các khu vườn của ba miền đất nước thân yêu.
Nếu lá là phần làm cho cây tự hào về sức sống mãnh liệt của đời cây thì hoa làm cho cây khoe vẻ đẹp làm ngẩn ngơ lòng người. Cũng như lá, hoa đem đến cho ta bản hòa ca về sắc màu. Chỉ riêng màu đỏ thôi cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Và có lẽ, màu đỏ cũng là màu ta bắt gặp nhiều nhất ở hoa. Hoa mào gà đỏ tía. Hoa vông, hoa gạo đỏ tươi giữa nắng tháng ba ngọt ngào. Hoa phương đỏ tươi giữa nắng hè giòn tan chào các bạn học trò. Hoa lựu lập lòe trong câu Kiều của Nguyễn Du. Cây lộc vừng lại cho ta những chùm cho đỏ, nhỏ nhắn treo kín đáo trong tán lá xanh nhiều tầng khi thu đến. Còn màu đỏ của hồng nhung – bà chúa của các loài hoa thì lúc nào chả có, ai mà chả thích, ai mà chả yeu nhất là người đang yêu lại càng yêu hơn nó. Rồi bất chợt hàng rào nhà ai thắp lửa bằng bông dâm bụt để làm ta nhớ đến cổng nhà Bác nơi làng Sen yêu dấu… Không chỉ có màu đỏ, hoa còn chen màu vàng để làm đẹp cho mình. Bắt đầu là màu vàng kiêu sa của cây mai phương nam rực rỡ ngày xuân về, tết đến. Cuối xuân, góc vườn nhà ai một vạt cải ngồng cao vút, thứ cải sen già cho những nhánh hoa lấm tấm vàng như những vạt nắng từ mùa hè còn sót lại. Rồi hoa mướp vàng chanh nghiêng nghiêng trên giàn gần bờ ao soi bóng. Hoa bí ngô vàng sẫm. Sang thu ta lại bắt gặp sắc vàng của cúc, màu vàng đầy ưu tư gieo vào lòng người bao ngẫm ngợi. Không thể nào kể hết sắc đỏ, sắc vàng của hoa đem tặng cho con người. Khiêm nhường tím là hoa đỗ ván, tím dịu là hoa cỏ may. Triền đê làng ta cỏ may tím ngát. Hồng tươi tắn có bông hoa đào năm cánh ngày Tết. Trắng tinh khôi và thơm dịu dàng có hoa chanh, hoa bưởi, hoa nhài… Chỉ có một ngày sống hoa phù dung cũng cho ta màu trắng muốt buổi sáng, màu hồng lúc mới trưa, xế trưa màu đỏ và chiều về lại gọi ta nhìn màu tím. Giàn su su thì cho ta những bông hoa như chiếc chuông xanh tí hon treo la liệt… cứ thế hoa hết mình cho người. Thứ hoa sinh ra để tặng quả ngon, thứ tặng hương thơm, thứ tặng sắc màu và khêu gợi khát vọng sống để làm đẹp cho đời. Có thứ màu mãnh liệt gọi mời, có thứ màu khiêm nhường an ủi. Hoa cho ta nhiều lắm và hơn hết là làm cho cuộc sống quanh ta cứ mới mẻ, cứ đáng yêu, đáng sống khi mỗi ngày qua đi.
Cây – lá – hoa và người tất cả bền chặt trong mối giao hòa của sự sống đang sinh sôi. Ta yêu đất nước đã cho ta hoa lá và yêu hoa lá vì đã làm đẹp cho hồn ta, đời ta, đất nước ta.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 3
Thế giới quanh ta là thiên nhiên diệu kì. Đặc biệt, thiên nhiên với muôn ngàn loài cây luôn làm ta ấn tượng, yêu quý. Còn với riêng em, em yêu quý nhất cây đào.
Cây đào là loài cây quen thuộc với ngày Tết của dân tộc ta. Nó là loài cây đặc trưng cho miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Những cành cây vươn ra rộng rãi. Cành lá của nó làm em liên tưởng đến non xanh, xuân nồng nàn thi vị. Những bông hoa nhỏ hồng mơn mởn điểm tô cho vẻ đẹp bình dị của nó. Đào không nở quanh năm mà chỉ đến vào dịp Tết nên luôn luôn đặc biệt, ấn tượng với mỗi người. Những nụ hoa chúm chím làm em nghĩ nhiều về vẻ e ấp, dịu dàng.
Em yêu quý đào vì nó là loài cây đặc trưng của miền Bắc vào Tết đến xuân sang. Đào bình dị nhưng gắn liền với tuổi thơ em nồng nàn. Tuổi thơ đã từng khao khát nhà có một cây đào mộc mạc để háo hức vui tươi trong ngày Tết. Cây đào thơm với vẻ bình dị, mơ màng. Đào mang đến cho em muôn ngàn niềm vui, niềm hạnh phúc. Đào gửi trao cho em những ấn tượng về một loài cây mảnh dẻ nhưng kiên cường, mơ màng.
Kỉ niệm đặc biệt của em với cây đào gắn với bao niềm vui thú. Ngày bé khi gia đình không có tiền mua đào, đi đến đâu em cũng thèm muốn. Thèm muốn có một cây đào xinh tươi, nó là khao khát của tuổi thơ nghèo khó. Và ngày bố mẹ mua cây đào vào dịp Tết năm ấy, niềm vui nhân lên vô hạn. Em biết ơn bố mẹ và háo hức vô cùng. Chăm chút từng chút cho đào, lòng em thấy vui sướng và mênh mông vô hạn. Ngày nào em cũng chăm chút, ngắm nghía đào đến vô cùng. Theo lời bố mẹ nói, ngắm nhiều quá có khi đào không ra hoa. Em hiểu đó chính là vì sự háo hức, vui sướng của em ngày có cho mình một cây đào xinh tươi.
Đào là loài cây đặc trưng cho Tết. Vẻ đẹp của đào là vẻ đẹp của tự nhiên bình dị nhưng rất đỗi đẹp xinh. Sự xinh đẹp của đào làm em thấy yên lòng, nhẹ nhàng, mơ màng vô cùng. Mong rằng mỗi người đều có cho mình một nàng đào xinh đẹp, một loài cây để nhớ thương và gắn bó.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 4
Khi những cơn gió lạnh mùa đông dần khép lại, khi tia nắng xuân ấm áp bắt đầu lan tỏa khắp mọi miền, hoa đào nở như một lời chào đầu tiên của đất trời dành tặng con người. Với tôi, hoa đào không chỉ đơn thuần là loài hoa đặc trưng của mùa xuân, mà còn là biểu tượng của niềm vui, sự đoàn tụ và khởi đầu mới.
Hoa đào đẹp một cách nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại mang sức hút lạ kỳ. Những cánh hoa mỏng manh như cánh bướm, hồng thắm hoặc hồng nhạt, mỗi sắc độ đều như chứa đựng hơi thở của mùa xuân. Nhìn từ xa, cây đào như một đám mây hồng bồng bềnh, mang đến cảm giác ấm áp, dịu dàng. Những cành đào gầy guộc, tưởng chừng khô cằn, nhưng lại tràn đầy sức sống khi điểm xuyết những bông hoa rực rỡ, nhắc nhở ta rằng ngay cả trong những điều tưởng chừng giản dị nhất cũng ẩn chứa vẻ đẹp phi thường.
Với người Việt Nam, hoa đào không chỉ là loài hoa của thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa. Ngày Tết, trong mỗi gia đình miền Bắc, một cành đào được đặt trang trọng nơi phòng khách, như một lời mời gọi sự may mắn, bình an và tài lộc cho năm mới. Hoa đào gắn liền với phong tục lì xì, câu đối đỏ, bữa cơm gia đình đầm ấm. Nhìn hoa đào, lòng tôi rộn ràng nhớ về những ngày Tết xưa, khi cả nhà cùng nhau chọn một cành đào thật đẹp, háo hức trang trí và mong ngóng thời khắc giao thừa.
Đối với riêng tôi, hoa đào còn là nguồn cảm hứng bất tận. Tôi yêu thích ngắm những cánh đào rơi nhẹ trong gió, cảm nhận từng nhịp thở của đất trời. Hoa đào nhắc nhở tôi rằng, mùa xuân là thời gian để bắt đầu lại, để sống vui vẻ và hy vọng về những điều tốt đẹp.
Hoa đào – sứ giả của mùa xuân, không chỉ mang lại vẻ đẹp cho đời mà còn gợi lên trong lòng người cảm giác ấm áp, niềm tin yêu cuộc sống. Dù thời gian có trôi qua, tôi tin rằng hình ảnh những cành đào khoe sắc thắm mỗi dịp xuân về sẽ mãi là biểu tượng không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 5
Mỗi năm cứ vào độ cuối đông, đầu xuân, cây đào ở góc sân lại thay áo mới. Sau cả năm im ắng trong góc vườn, bây giờ cây đào lột xác trở thành trung tâm của sự chú ý.
Cuối mùa đông, cây đào tự rụng hết lá. Chẳng như nàng mai đỏng đảnh chờ người trảy lá cho, cây đào âm thầm tự mình làm điều đó. Rồi trong gió xuân hây hẩy, từng nụ đào bé xinh bắt đầu chui ra khỏi lớp áo thâm xù xì của cây đào, rung rinh chào xuân mới. Nụ đào mọc chi chít khắp nơi, từ gốc đến thân, đến cành, đến ngọn. Hễ chỗ nào còn trống là nụ đào nhô ra ngay. Hoa đào không mọc đơn lẻ mà mọc thành chùm. Mỗi chùm ít thì đôi ba nụ, nhiều thì sáu bảy nụ. Hoa có cuống đó, nhưng ngắn lắm, nên dễ lầm tưởng là nó mọc trực tiếp và dính liền vào thân cây. Khác với nụ mai e ấp trong lớp áo xanh, nụ đào từ khi còn bé xíu đã phô ra sắc hồng ngào ngạt khiến bao người ngây ngất rồi. Chẳng cần nắng xuân, dù trời giá rét, sương đọng buốt giá, hoa đào vẫn nở. Nụ đào cứ lớn dần lên, rồi bất ngờ xòe bung trong một sớm mai lạnh lẽo. Bông hoa nào nở rộ lớn như chén trà, có năm cánh hoa mỏng manh rung rinh trong gió. Cánh hoa đào mỏng lắm, nhưng lại kiên cường đến lạ. Dù mưa phùn gió bấc thổi vẫn kiên cường khoe sắc thắm đón xuân.
Hễ hoa đào nở là không khí Tết rạo rực khắp sân nhà. Cái mà hoa đào mang đến không chỉ là sắc hồng xinh xắn, mà còn là niềm vui, nỗi ngóng chờ, cái rạo rực mà chỉ có tâm hồn ta mới nắm bắt được. Có lẽ đó chính là lí do mà em say mê, yêu mến loài hoa này đến vậy.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 6
Ngày Tết xứ Bắc mưa phùn lất phất, gió thổi lạnh lẽo. Muôn hoa thi nhau khoe sắc, nhưng đẹp nhất trong lòng người dân vẫn là hoa đào. Bởi từ xa xưa đến ngày nay, cành đào vẫn luôn là một biểu tượng của ngày Tết.
Những cây đào cao lớn, rắn rỏi. Cây thấp thì chừng một mét, cây cao thì cũng phải đến ba mét. Gốc đào thường lớn chừng cổ tay người lớn, cứng cáp với lớp vỏ nâu sẫm xù xì. Càng lên cao, thân càng nhỏ lại dần. Từ gốc đào, mọc ra rất nhiều nhánh nhỏ. Có nhánh chỉ nhỏ chừng đầu đũa mà thôi. Mùa đông, nhìn cây đào cứ như một bó gỗ mục, khẳng khiu, trơ trọi. Nhưng mấy ai biết, chảy ngầm bên trong lớp vỏ khô héo ấy, là cả một bầu trời ngồn ngộn nhựa sống. Để khi xuân sang, cành cây khô bỗng sống dậy, trổ ra muôn ngàn hoa lá. Lá đào nhỏ, xanh tươi một sắc xanh rất riêng, khó mà lẫn lộn. Khi đào nở hoa, lá ít hẳn, bởi cây dồn toàn sức cho hoa nở. Hoa đào nở dày, tươi rói. Cánh hoa mỏng manh tầng tầng lớp lớp như váy của vũ công bale. Em thích nhất là ngắm nhìn những đóa hoa đào rung rinh trong tiết trời sương mù lạnh lẽo. Nó gợi lên một vẻ đẹp rất khó tả, khiến lòng người xuyến xao.
Rồi khi Tết cận kề, những cây đào, cành đào lại tạm biệt nhau để về với từng gia đình nhỏ. Cây sẽ đứng trong bình, cây khoác lên dàn đèn lấp lánh, cây treo lủng lẳng những phong bao lì xì… Nhưng điểm chung, là tất cả đều đem đến không khí rộn ràng cho mùa xuân năm mới.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 7
Ở miền Bắc, đào phai là loài hoa biểu tượng của mùa xuân, của ngày Tết. Chỉ cần thấy cành đào bắt đầu nở phơn phớt hồng, nghĩa là mùa xuân đã về.
Cây đào phai thường cao độ mét rưỡi đến gần hai mét. Từ gốc đào lớn chừng cổ tay, các nhánh đào bắt đầu tỏa dần ra. Từ các nhánh lớn lại tỏa ra các nhánh con, đan xen chi chít. Các nhánh, cành của cây đào bé lắm, chỉ tầm một ngón tay mà thôi. Ấy thế mà vẫn dẻo dai, kiên cường chống chọi với cái rét đậm rét hại của miền Bắc mà đơm hoa trổ lá.
Vào mùa ra hoa, tức là mùa xuân, nhìn từ xa cây đào phai chỉ toàn là hoa. Hiếm hoi lắm mới thấy một vài chiếc lá nhỏ màu xanh non xinh xắn. Đẹp nhất và được mong chờ nhất của cây đào đương nhiên là hoa đào. Khi mùa đông đi vào cuối, cây bắt đầu cho nụ. Nụ đào nhỏ xíu như nụ hồng, e thẹn phơn phớt ở đầu chóp. Các nụ hoa mọc thẳng ra từ chạc hoa, gần nhau đến mức tưởng như nó mọc thành chùm. Chờ xuân sang, hoa bắt đầu bung nở. Đóa hoa đào khi nở rộ lớn chừng chén trà. Cánh hoa nhỏ, mỏng manh như cánh ve, màu hồng phơn phớt, và đậm hơn ở gần nhụy. Cánh hoa xếp thành hai tầng, che chở những nhị hoa cuống trắng đầu vàng tươi ở giữa. Đẹp một cách mong manh như cánh môi người thiếu nữ mới lớn. Từ đằng xa nhìn lại, cả cây đào bồng bềnh như một chiếc kẹo bông lớn. Nhưng chỉ cần gió khẽ mơn man đi qua, thì nó lại như ngàn chú bướm nhỏ đang chập chờn đôi cánh chực bay lên.
Vẻ đẹp của cây hoa đào là một vẻ đẹp rất riêng, rất Tết. Đó là vẻ đẹp khơi gợi lên trong lòng người ta khát vọng về sự đoàn tụ và sum họp của năm mới đến. Cũng như cánh én, cành đào phai chính là biểu tượng của mùa xuân trong lòng người dân xứ Bắc.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 8
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem.
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 9
Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng, cây hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào- loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em.
Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây trông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời. Hương hoa không nồng nhưng dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần. Em còn biết được hoa đào còn có công dụng làm trà, làm ô mai, làm thuốc chữa nhiều bệnh về dị ứng, khó tiêu hoặc có thể nấu với cháo ăn rất ngon.
Đẹp và hữu dụng là vậy, được vinh hạnh đại diện cho sắc xuân miền Bắc, hoa đào có rất nhiều ý nghĩa với cuộc sống. Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, là tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm, với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Biết được những ý nghĩa này, có được cây đào trong nhà vào ngày tết càng làm em thấy hạnh phúc và vui sướng, mong rằng cây hoa đào sẽ đam lại một năm mới an khang và may mắn cho gia đình em. Để ngày tết thêm phần đẹp tươi, em cùng em trai đã lấy những dải tua rua, những đèn xanh đỏ nhấp nháy chăng lên cây đào để cây thêm phần lộng lẫy.
Càng nhìn ngắm cây đào em lại càng thấy lòng mình lâng lâng vui sướng vì cây hoa đào đã đem cả hương xuân về nhà của em.
Biểu cảm về cây đào ngày Tết - mẫu 10
Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ, làm ấm cúng hơn không khí đón Xuân của các gia đình, và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Hôm ấy là ngày 27 Tết, bố mẹ đưa em đi chợ hoa. Hai sắc hồng, vàng của hoa đào, hoa mai hòa với nhau, tạo nên không khí thật lộng lẫy. Ngày Tết thì không thể thiếu cây đào. Em đã giúp bố mẹ chọn một cây đào phai thật đẹp để trang trí ngôi nhà trong dịp xuân này.
Cây đào được đặt trang trọng vào một chiếc bình sứ màu trắng ngà, và còn được bố đặt ở giữa phòng khách. Nó cao khoảng hai mét. Dáng đào uốn lượn như hình con rồng đang bay lên bầu trời. Gốc đào to như cổ tay, nâu tía, hơi sần. Từ gốc chính, em đếm được hơn 10 nhánh nhỏ. Lá xanh non mơn mởn, nhỏ, dài như lá tre. Mấy hôm đầu, em mới chỉ thấy vài bông hoa nở, mà đến ngày 30 Tết, nó đã nở rộ đầy cành. Mẹ em bảo cây đào này rất đẹp, vì nó có cả hoa và nụ. Vẻ đẹp của hoa thật sang trọng: Những cánh hoa xếp chồng lên nhau ba lớp, nhụy hoa như sợi chỉ vàng, mùi hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, quyến rũ, làm ong bướm bay qua cũng phải ghé thăm. Để tăng thêm không khí Tết, em đã trang trí thêm cho cây đào những bao lì xì đỏ có hình con lợn – tượng trưng cho năm Kỷ Hợi, những chiếc đèn lồng đỏ, câu đối đỏ, và những tờ giấy ghi lời chúc… Khách đến chơi nhà em, ai ai cũng khen cây đào đẹp, và hái một bao lì xì để lấy may trong năm mới. Ngày nào em cũng tưới nước, để nó luôn tươi và nảy thêm lộc non.
Em rất yêu quý cây đào nhà mình. Nó là mòn quà quý giá của thiên nhiên ban tặng nàng tiên mùa Xuân của miền Bắc, vẻ đẹp ấm áp của mỗi nhà trong dịp Tết. Dù đi đâu, em cũng sẽ không bao giờ quên cái Tết của người Hà Nội, và vẻ đẹp của cây đào.
Xem thêm những bài văn mẫu đạt điểm cao của học sinh trên cả nước hay khác:
- Biểu cảm về cây hoa hồng
- Biểu cảm về cây phượng
- Biểu cảm về cây tre
- Biểu cảm về chú gấu bông
- Biểu cảm về cô giáo lớp 7
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều