Cảm nhận bài thơ Sóng (học sinh giỏi)
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Cảm nhận bài thơ Sóng (học sinh giỏi)
Bài giảng: Sóng (Xuân Quỳnh) - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Trong bài “Tương tư chiều” Xuân Diệu đã từng viết:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi
Đó là những lời yêu tha thiết, nồng nàn của một chàng trai trước người con gái mình yêu. Thật táo bạo mạnh mẽ, mà cũng đầy chân thành, da diết. Nếu như nam nhân viết thơ tình ta nhớ đến Xuân Diệu, thì nữ nhân viết thơ tình không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh người phụ nữ của hạnh phúc đời thường, thơ bà viết dung dị, ngâp đầy cảm xúc. Sóng là một ví dụ điển hình về hồn thơ của bà.
Viết về sóng, thuyền biển không chỉ đến Sóng của Xuân Quỳnh mới có, mà ta đa biết đến Xuân Diệu, hay chính bản thân bà đã có bài Thuyền và biển. Nhưng nếu như Thuyền và biển da diết, sâu lắng thì Sóng lại mang trong mình cái nồng nàn, mãnh liệt, của con người trẻ tuổi đang cuống quýt yêu đương, cuốn quýt bày tỏ:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Tình yêu của tuổi trẻ đam mê cuồng nhiệt. Cũng như bao nhiêu người yêu nhau khác, họ luôn có một ham muốn truy nguyên nguồn gốc của tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng vậy:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu ổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Hai câu thơ đầu đã nói lên hai trạng thái đối lập trong tình yêu, khi dữ dội ồn ào, khi lại dịu êm, lặng lẽ. Đó cũng chính là những cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh quả là một người phụ nữ tài tình khi biểu lộ tình cảm, cảm xúc của nhưng người đang yêu nhau. Đọc khổ thơ bất giác ta cũng phải không ngừng thổn thức trước những cung bậc cảm xúc ấy. Trong cuộc sống hay đặc biệt là tình yêu, ai mà chẳng có khao khát hiểu tường tận, kĩ lưỡng, nhưng “sông” cũng đành bất lực mà không hiểu, bởi vậy mang trong mình quyết tâm tìm ra tận bể đê truy nguyên nguồn gốc. Ý nghĩ thật táo bạo, thật độc đáo. Xưa nay có người con gái nào lại có những suy nghĩ và hành động như vậy. Qua đó cũng thể hiện được trái tim yêu cháy bỏng của nhân vật trữ tình.
Sóng tìm nguồn gốc của tình yêu thật logic, bắt đầu truy tim từ nguồn gốc của song:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Nếu như quy luật của tình yêu thật dễ dàng để phân tích, lý giải, sóng được sinh ra từ gió. Thì quy luật của tình cảm lại là một câu đố không bao giờ có lời giải đáp. Chúng ta yêu một người mà chẳng thể lí giải vì sao lại yêu, chúng ta cũng chẳng lí giải được con tim kia rung động từ khi nào. Chỉ biết một ngày trái tim bỗng lạc nhịp vì một ai khác, ấy chính là lúc ta nhận ra mình yêu từ lúc nào không hay. Nhân vật trữ tình cũng buộc phải thừa nhận, không biết tình yêu đó bắt đầu từ lúc nào.
Cả bài thơ là tình yêu nồng nàn, tha thiết, nó như trăm ngàn con sóng dội vào bờ, tình yêu vì thế mà cũng không ngừng dâng lên:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Trong câu thơ này, tình yêu như con ngọn sóng cao nhất, mạnh mẽ nhất, đây là khổ thơ duy nhất có đến sáu câu, cũng là khổ thơ thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt nhất của nhân vật trữ tình. Dù là dưới đáy sông hay trên mặt nước, dù ngày hay đêm sóng vẫn luôn thao thức. Em cũng vậy, vẫn luôn nhớ về anh, thậm chí ngay cả miền vô thức tình yêu, nỗi nhớ vẫn dâng trào, cuộn sóng. Đọc câu thơ ta lại bất giác nhớ đến bài Thuyền và biển: “Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ”. Ở bất cứ thời điểm nào, dường như tình yêu đối với Xuân Quỳnh vẫn luôn là lẽ sống, luôn da diết, cuộn trào.
Nếu như đầu bài thơ tình yêu thơ dại, cuống quýt, nồng nhiệt, thì đến cuối bài thơ lại càng trở nên thâm trầm, sâu sắc hơn. Tình yêu của bà thủy chung, son sắt “Dẫu xuôi về phương bắc/ Dẫu ngược về phương Nam” vẫn luôn một lòng hướng về phương anh. Và để khẳng định hơn nữa tình yêu của mình hai khổ thơ cuối thể hiện ý chí quyết tâm, thể hiện nguyện ước chân thành của tác giả trong tình yêu:
Ở ngoài kia đại dương
…
Để ngàn năm còn vỗ
Dù cuộc đời còn nhiều chông gai, còn nhiều spsng gió nhưng sóng vẫn đến bờ, mây vẫn bay về xa cũng như tình yêu của em dành cho anh vẫn luôn vẹn tròn, thủy chung không bao giờ thay đổi. Kết thúc bài thơ là nguyện ước tha thiết được tan ra vào tình yêu lớn của đất trời, để ngàn năm sống trong tình yêu. Lời thơ trở nên mạnh mẽ, gấp gáp cũng như nhịp đập trái tim chân thành, mãnh liệt.
Bài thơ được viết bằng thể thơ ngữ ngôn giàu nhịp điệp, hình ảnh biểu tượng giàu cảm xúc, ý nghĩa. Sóng là bài thơ bất hủ về tình yêu, về lẽ sống và những khát khao đẹp đẽ. Gấp lại trang thơ long người đọc vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động trước tình yêu chân thành và mãnh liệt đó.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều