5+ Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu (điểm cao)



Cảm nhận khổ 9, 10 trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên:

    ..."Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

    Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".

5+ Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu (điểm cao)

Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu - mẫu 1

Quảng cáo

   Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ "Điêu tàn" đến "Ánh sáng và phù sa", hành trình thơ của Chế Lan Viên "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước.

   Bài thơ "Tiếng hát con tàu" rút từ tập "Ánh sáng và phù sa" là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Nhà thơ ví tâm hồn mình như con tàu "uống vầng trăng", vùn vụt tiến lên phía trước đầy hăm hở trong bài ca xây dựng cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân - những con người tình nghĩa. Đến với Tây Bắc là đến vói "Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng". Suốt những năm dài kháng chiến được sống trong lòng nhân dân, bước chân nhà thơ đã đi qua nhiều miền đất nước: khu Bốn, khu Ba, Việt Bắc, Tây Bắc... Bao kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người, về những miền quê xa lạ. Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu trong phần hai bài "Tiếng hát con tàu":

    "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

    ...

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".

Quảng cáo

   Nỗi nhớ Tây Bắc đầy vơi trong lòng. Nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những con đèo mây trắng phủ mờ, nhớ những "Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất". "Bản sương giăng" và "đèo mây phủ" gợi tả cảnh núi rừng mịt mù, xa xôi nghìn trùng cách trở. Hai chữ "nhớ" trong vần thơ diễn tả sự tha thiết bồi hồi. Câu thơ cân xứng qua hai vế tiểu đối: "Nhớ bản sương giăng / nhớ đèo mây phủ" với bao ân tình thương nhớ.

   Bao năm tháng đã qua, những dốc núi đèo cao, những làng bản mù sương, những nẻo đường một thời gian khổ vẫn còn vương vấn trong lòng. Những kỉ niệm đẹp một thời máu lửa đâu dễ quên. Nhà thơ tự hỏi lòng mình: "Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?". Cũng là để khẳng định mình với tất cả niềm tự hào sâu sắc. Giọng thơ sâu lắng, êm ái, ngọt ngào. Nỗi nhớ và "yêu thương" cũng là tình cảm của người chiến sĩ Tây Tiến với núi rừng và con sông Mã miền Tây: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi". Câu thơ của Chế Lan Viên hàm chứa tình cảm đẹp, đồng thời phát hiện chiều sâu của tâm hồn và quy luật tình cảm của con người. Đó cũng là sự tổng kết đường đời, cách sống, đạo lí sống của người cán bộ kháng chiến. Hai câu thơ tiếp theo cấu trúc song hành, ánh lên vẻ đẹp trí tuệ. Đó là nét đặc sắc trong thơ Chế Lan Viên:

    "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn

   "Khi ta ở" rồi "khi ta đi" đã trải qua nhiều năm tháng? Hai cảnh ngộ, hai hoàn cảnh sống đã đổi thay. Thời gian và không gian, ở và đi, quá khứ và hiện tại không làm cho lòng dạ đổi thay, trái lại "đất đã hóa tâm hồn". "Nơi đất ở" trước đây, nay có sự chuyển hóa kì lạ: "Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn". Kẻ vô tâm và bất nghĩa thì "đi" là hết: "nơi đất ở" chỉ còn lại sự dửng dưng mà thôi. Có sống hết mình, sống đẹp với "nơi đất ở" thì khi xa cách, lòng ta mới mang theo bao kỉ niệm vui, buồn sâu sắc. Câu thơ là tiếng nói tình nghĩa ở đời, là niềm tự hào về cách ăn ở thủy chung, sắt son. Tây Bắc - mảnh đất thiêng liêng, anh hùng đã mang tình sâu nghĩa nặng đối với nhà thơ và bao chiến sĩ. Bao chiến sĩ đã đem xương máu thắp sáng ngọn lửa Điên Biên thần kì. Mảnh đất ấy có bao con người tình nghĩa, để thương để nhớ trong lòng ta. Là anh du kích: "Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn — Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con". Là bà mế "lửa hồng soi tóc bạc", tuy "không phải hòn máu cắt" nhưng "Trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi". Là cô gái Tây Bắc "Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng", để lại nhiều bâng khuâng: "Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương". Vì thế thật là dễ hiểu, mảnh đất ấy, cùng với những con người như thế ấy sao mà "lòng lại chẳng yêu thương?". Có trải nghiệm, mới thấm thía vị đời và tình đời sâu nặng, mới cảm được cái diệu kì mơ hồ mà hiện hữu nơi sâu thẳm lòng người:

    "Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn".

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (dàn ý + 3 mẫu)

   Con người có nhân hậu, biết sống trong đạo lí, biết ăn ở trong tình nghĩa thủy chung, có cả cái tâm đẹp và cái tài lớn mới viết nên những câu thơ mang màu sắc triết lí đẹp và hay như thế! Có điều thú vị là những triết luận ấy khống chút khô khan mà íng xúc động của chính tâm hồn mình, được lay động và cất cánh thành lời ca. Triết luận ấy lại được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và cảm xúc nên đã khơi dậy trong mỗi chúng ta bao hoài niệm đẹp đối với miền quê đã gắn bó như nơi chôn nhau cắt rốn của riêng mình.

Quảng cáo

   Khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác tình yêu và đất lạ:

    "Anh bỗng nhớ em như đông về

    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".

   Nói về tình yêu - một tình yêu đẹp - Chế Lan Viên sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh ẩn dụ, tạo nên những vần thơ độc đáo, thi vị. Mỗi một so sánh là một liên tưỏng nói lên tình yêu và nỗi nhớ xôn xao, mơ màng và thấm thía, lan tỏa trong lòng. Câu thơ "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét" thể hiện sự gắn bó yêu thương giữa hai trái tim, hai tâm hồn như quy luật kì diệu của thiên nhiên, của sự sống. Cánh kiến - sản phẩm của núi rừng, là chất kết dính. Hoa vàng tượng trưng cho vẻ đẹp êm dịu và thơ mộng. Để nói lên một tình yêu thắm thiết thơ mộng, tác giả có một cách nói mới lạ, đậm đà: "Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng". Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, cây cỏ đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của sự sánh đôi, kết bầy, của cái đẹp nảy nở trong hạnh phúc: "Chim rừng lông trở biếc" ca hót rộn ràng: "Của yến anh này đây khúc tình si" (Xuân Diệu). Nhà thơ Chế Lan Viên đã cụ thể khái niệm trừu tượng tình yêu thành những hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi thân thuộc với con người, nhất là đối với đồng bào miền núi. Nếu trong "Việt ", Tố Hữu đã nói về nỗi nhớ chiến khu với bao cung bậc thiết tha bồi hồi:

    "Nhớ gì như nhớ người yêu

    Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.

    Nhớ từng bản khói cùng sương,

    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về".

   Thì ở trong bài thơ này, Chế Lan Viên nói về nỗi nhớ ấy với tất cả ân tình sâu nặng và được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ giàu mĩ cảm.

   Ở khổ thơ trước có câu: "Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn", ở khổ thơ sau, tác giả lại viết: "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương". Sống có ân nghĩa thì đất lạ mới "hóa tâm hồn". Sống trọn tình yêu thì "đất lạ hóa quê hương". Ca dao có câu: "Đến đây thì ở lại đây - Bao giờ bén rễ xanh cây mới về". Đó là sự níu giữ của tình yêu. Và cũng từ tình yêu này mà mở rộng, hòa quyện trong tình yeu một miền đất quê hương. Câu thơ: "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương" như một mệnh đề ngắn gọn và cô đúc. Châm ngôn sống đẹp, thủy chung ở đây được khẳng định như một chân lí! Nên, như một hệ quả, ta không chỉ yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà tâm hồn, tấm lòng còn rộng mở ra đến mọi miền quê. Tinh yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước. Tình yêu đất lạ gắn liền với những con người mà mình từng mang trong lòng nghĩa nặng tình sâu. Chữ "hóa" trong câu thơ là một "nhãn tự" thể hiện sự biến đổi kì diệu, từ lượng là đất lạ thành chất "quê hương" mà yếu tố quyết định là "tình yêu". Câu thơ của Chế Lan Viên cho ta nhiều liên tưởng và suy tưởng để tự đo lòng mình, phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn và sự phong phú của tâm hồn mình.

   Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp văn chương và cốt cách thi sĩ của Chế Lan Viên. Thơ ông hàm súc, mang chất trí tuệ lại được trang phục bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và truyền cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm. Đến với nhân dân, sống trong lòng nhân dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thủy chung trong tình yêu được diễn tả một cách thấm thìa. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước và nhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ "Tiếng hát con tàu".

Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu - mẫu 2

Quảng cáo

Sự ra đời của bài thơ Tiếng hát con tàu gắn liền với một sự kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Vào năm 1958 là năm có phong trào vận động thanh niên miền xuôi lên mở mang kinh tế, văn hóa ở miền núi. Phong trào này được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các từng lớp nhân dân... Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ra đời trong không khí sôi nổi ấy. Những sự kiện đó chỉ là một gợi ý, là điểm xuất phát để Chế Lan Viên thể hiện khát vọng được về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn, đồng thời cũng là trở về với ngọn nguồn của nghệ thuật.

        Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê rạo rực của một tâm hồn đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Trong niềm vui mới, hồn thơ của Chế Lan Viên như hóa thành con tàu tâm tưởng, hăm hở trong hành trình về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn. Nhưng về với nhân dân cũng là về với lòng mình, làm giàu thêm tâm hồn mình; từ đó nhà thơ đã đi đến sự khẳng định Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Cả phần hai - cũng là phần chủ yếu của bài thơ - dùng cho việc tái hiện hình ảnh nhân dân và gợi lên kỉ niệm đẹp, sâu nặng tình nghĩa trong những năm kháng chiến gian khổ. Theo dòng hoài niệm, mạch thơ mang đến những câu thơ mang tính khái quát, triết lí:

Nhớ bản sương  giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

        Cảnh sương giăng, đèo mây phủ hiện lên rất chung (bởi không nói về một làng bản cụ thể nào) nhưng lại không hề chung chung, bởi ta vẫn dễ dàng nhận ra cảnh sắc riêng của Tây Bắc. Khi bình giảng có thể so sánh thêm với những câu thơ của Tố Hữu “Nhớ từng bản khói cùng sương - Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” - Việt Bắc.

        Câu thơ thứ 2: Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Là một câu hỏi tu từ - hỏi chỉ để mà khẳng định rõ hơn tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà thơ đối với con người, cảnh vật Tây Bắc, với mọi miền đất xa xôi và hẻo lánh khác của đất nước.

        Ở hai câu tiếp theo, Chế Lan Viên đã dùng những cặp đối xứng: khi ta ở/khi ta đi; đất ở /đất hóa tâm hồn, để qua đó nói lên tình cảm gắn bó máu thịt của mình với Tây Bắc. Chính tình cảm đó đã dẫn tới một sự chuyển hóa từ “đất ở" vốn vô tri vô giác thành "đất hóa tâm hồn". Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm một con người đối với một vùng quê.

        Sang khổ thơ thứ 2, mạch thơ dường như chuyển sang một sự rung cảm và suy tưởng khác - về tình yêu và đất lạ:

                                                 Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

                                                 Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

                                                  Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

                                                 Tinh yêu làm đất lạ hóa quê hương.

        Ở khổ thơ này, ta cũng thấy một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên - đó là sự suy ngẫm, triết lí. Những câu thơ viết về tình yêu không phải chỉ là của một tâm hồn tự bộc lộ, biểu hiện những trạng thái của lòng mình, mà còn là của người tự quan sát lòng mình và suy ngẫm, triết lí về tình yêu qua kinh nghiệm. Những hình ảnh so sánh ở đây mang một ý nghĩa triết lí: mỗi hiện tượng, sự vật khác - như cái rét đi với mùa đông, như mùa xuân với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yêu như là sự khăng khít giữa hai tâm hồn - nó diễn ra như một tất yếu của tự nhiên và không thể tách rời.

Tất cả những câu thơ trên như là tiền đề để Chế Lan Viên đi với một nhận xét có tính đúc kết, khái quát:

        Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

        Như vậy chính tình yêu là chất kết dính, làm nên sự chuyển hóa kì diệu, khiến cho "đất lạ" hóa thành “quê hương”. Nhưng tình yêu không chỉ giới hạn trong tình cảm lứa đôi mà nó còn biểu hiện  những tình cảm với quê hương đất nước. Bởi thế mà khổ thơ này đường như có sự đột ngột rẽ ngang của dòng xúc cảm, nhưng thực ra cũng nằm trong mạch suy nghĩ và dòng cảm xúc chung của cả bài.

Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu - mẫu 3

Trở về với cuộc sống xanh tươi, về với nhân dân, đất nước, hồn thơ giàu tính chất trí tuệ, trầm lắng của Chế Lan Viên đã được tắm đẫm trong cảm xúc đằm thắm ngọt ngào. Điều đó tạo nên nét phong cách khó lẫn của thơ ông. Tiếng hát con tàu, một bài thơ tiêu biểu của tập Ánh sáng và phù sa – sáng tác 1960, trong đó có những đoạn thơ đã kết tinh được những nét đặc sắc ấy của bài thơ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ con đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng chẳng lại yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta di, đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đêm chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

Những năm người nghệ sĩ kháng chiến cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại là những năm tháng vô cùng gian khổ, hy sinh, nhưng cũng sâu nặng nghĩa tình và không thể nào quên. Cho nên giữa những ngày đất nước rộn ràng không khí xây dựng, sống giữa thủ đô hoa lệ, hồi tưởng về Tây Bắc, nhà thơ vẫn cảm thấy nhớ da diết một bản làng: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ. Tiểu đối bản sương giăng với đèo mây phủ, cùng với điệp từ nhớ đã tô đậm cảm xúc ấy. Như thế là chỉ bằng một hình ảnh mà tác giả đã làm sống dậy được một vùng quê Tây Bắc xa xôi với bản sương giăng, đeo mây phủ. Tây Bắc hiện lên trong câu thơ Chế Lan Viên thật đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo, có cái gì đó heo hút mà vẫn kỳ vĩ rất tiêu biểu cho vẻ đẹp núi rừng miền Tây. Phải quen thuộc và gắn bó nhiều với Tây Bắc mới tạo ra được một hình ảnh thơ đơn sơ mà gợi cảm và đúng đến thế! Một hình ảnh gợi lại một miền đất xa xôi ẩn hiện trong sương mờ mây núi và cũng là trong sương khói của hoài niệm mà đã làm khơi dậy trong tâm hồn ta biết bao hình ảnh thân thiết của những bản làng Tây Bắc, những tình cảm thắm thiết nghĩa tình của những con người chất phác bình dị và cả một mạch thơ về tình quân dân, tình đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp như Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Việt Bắc của Tố Hữu:…

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Bản sương giăng, đèo mây phủ thường gợi lên những gian khổ của những ngày kháng chiến và thường dễ gợi nỗi buồn cho con người. Nhưng bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha với đất nước, với nhân dân, những người mà nhà thơ trọn đời nhớ mãi ơn nuôi thì những nơi đó bỗng trở thành niềm thương nỗi nhớ của trái tim tác giả. Và tác giả càng thấm thía một điều dường như đã trở thành chân lý trái tim nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương? Câu hỏi tu từ thật nhẹ nhàng tha thiết hỏi đấy mà nào cần ai phải trả lời. Bởi bản thân câu thơ đã chứa đựng cả câu trả lời rồi. Câu thơ Chế Lan Viên mang nặng tính chất khái quát và rất giàu tính chất triết lý. Nhưng triết lý mà không khô khan. Vì đó còn là những ý thơ được cất lên từ những xúc động lắng nghe của chính lòng mình thông qua sự trải nghiệm của cuộc sống để rút ra quy luật phổ biến của đời sống trái tim con người.

Bằng trí tuệ sắc sảo và trái tim nhạy cảm, Chế Lan Viên còn khám phá ra một quy luật sâu xa mà lý thú:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.

Người đọc dễ nhận ra những hình ảnh đối lập để nhấn mạnh ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Ở đây là sự đối lập giữa ở và đi, giữa đất và tâm hồn; nghĩa là giữa cái hữu hình ngoài ta và cái vô hình bên trong sâu thẳm. Con người ta thường vẫn vậy, vẫn chỉ yêu chỉ quý và cảm thấy hối tiếc hơn nhũng cái quý giá đã xa mình: Gần nhau cảm thấy bình thường – Xa nhau cảm thấy tình thương dạt dào (Ca dao), ở đây Chế Lan Viên đã nâng hình ảnh đất, một vật vô trí vô giác thành một hình ảnh sống động là tâm hồn, biết nhớ biết thương rất đỗi thiêng liêng cao đẹp. Thật là một hình ảnh bất ngờ đầy sáng tạo có chiều sâu triết lý mà lắng đọng cảm xúc. Xuân Diệu trong bài thơ về Tuyên viết cùng thời với bài thơ Chế Lan Viên cũng đã chứng thực cái triết lý ấy qua những vần thơ rất Xuân Diệu:

Đất nước ơi, ta quyện với mình chặt lắm

Nên đi rồi lòng không thể gỡ ra

Tuyên Quang! Tuyên Quang, đâu là mình đất thắm

Và phần nào là hồn thẳm của ta?

(1 – 1960)

Và Xuân Quỳnh trong bài thơ Gió Lào cát trắng cũng đã có những câu thơ rất hay:

Em mới về em chưa thấy gì đâu

Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương.

Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác. Đó là tình yêu và đất lạ:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Tình yêu là một đề tài khá quen thuộc. Nhưng viết về nó, bằng những câu thơ trên, Chế Lan Viên vẫn có cách nói độc đáo và hấp dẫn. Nói về tình yêu và nỗi nhớ, tác giả đã có cách so sánh thật mới lạ và thú vị. Ta lại bắt gặp một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên: những hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ, triết lý qua sự chiêm nghiệm của cuộc đời mà chất chứa cảm xúc như thể tiếng lòng bật lên từ một trái tim đang nồng nàn nỗi nhớ.

Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh và em là tất yếu như đông về nhớ rét. Còn tình yêu của ta thật thiêng liêng thật quý như cánh kiến hoa vàng – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp lung linh như sắc biếc chim rừng khi xuân sang. Tình yêu ấy cùng tô đẹp cho cuộc đời. Cái hay của câu thơ là tác giả đã cụ thể hoá khái niệm trừu tượng là tình yêu, thành những hình ảnh gần gũi quen thuộc với con người.

Những hình ảnh ở đây còn mang nặng một ý nghĩa triết lý: mỗi hiện tượng và sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ khăng khít với hiện tượng sự vật khác – như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, như mùa xuân đối với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cùng là bản chất của tình yêu luôn luôn có sự khăng khít hoà hợp giữa hai tâm hồn.

Trên cái mạch triết lý ấy, nhà thơ như bỗng reo lên khi phát hiện ra một chân lý giản dị mà sâu xa khác của tình cảm: Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương. Với câu thơ hàm súc này, tác giả đã nói hộ cho biết bao trái tim về cái kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu có một sức mạnh gần như là phép lạ: có thể biến mọi vùng đất xa xôi thành quê hương thân thiết. Ca dao xưa đã từng nói yêu nhau yêu cả lối đi. Nhưng ở dây, Chế Lan Viên đã khái quát lên một mức độ cao hơn: tình yêu trong câu thơ trên không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà nó còn là kết tinh của những tình cảm đối với quê hương đất nước, làm sâu nặng thêm những tình cảm ấy. ở đâu thắm thiết tình người thì ở đó là quê hương.

Với hai khổ thơ trên nhà thơ nói nhiều về nỗi nhớ, về Tình yêu, nhưng thực chất là nói về tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân đất nước. Đó cùng chính là cội nguồn để sáng tạo nghệ thuật, thơ ca. Do đó ý thơ vẫn nằm trong mạch suy tư và cảm xúc chung của bài thơ.

Cảm nhận khổ 9, 10 bài thơ Tiếng hát con tàu - mẫu 4

Chế Lan Viên là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới 1930 – 1945. Sau này, ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại. Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triêt lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. ‘Tiếng hát con tàu’ là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên, được rút ra từ tập ‘Ánh sáng và phù sa’ (1960). Bài thơ là không chi là tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt còn là nỗi nhớ thương da diết dành cho thiên nhiên, các dân tộc vùng núi phía Bắc của nhà thơ

"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi. nào qua lòng lại. chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Anh bỗng nhá em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Những năm người nghệ sĩ kháng chiến cùng nhân dân Tây Bấc tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại là những tháng ngày vô cùng gian khổ, đầy những mất mát, hi sinh nhưng cũng sâu nặng nghĩa tình và không thể nào quên. Giữa thủ đô hoa lệ và hồi tưởng về ngày tháng ở Tây Bắc, nhà thơ vẫn cảm thấy da diết một nỗi nhớ bản làng, xóm núi "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”. "Bản sương giăng”, "đèo mây phủ” cùng điệp từ "nhớ" đã tô đậm cảm xúc của nhà thơ. Chỉ bằng một hình ảnh mà tác giả đã làm sống dậy được một vùng quê Tây Bắc xa xôi với những gì đặc trưng nhất. Tây Bắc hiện lên trong trang thơ của Chế Lan Viên thật đẹp, thật quyến rũ. Một miền đất xa xôi không những chỉ ẩn hiện trong sương mờ mây núi mà còn ẩn hiện trong sương khói của hoài niệm đã làm khơi dậy trong tâm hồn ta biết bao hình ảnh thân thiết của bản làng Tây Bắc, những tình cảm thắm thiết của quân dân, tình đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đã có rất nhiều bài thơ nói lên nỗi nhớ và những hình ảnh đẹp của bản làng Tây Bắc như "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Bao giờ trở lại" của Hoàng Trung Thông hay "Việt Bắc" của Tố Hữu:

”Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"

Chế Lan Viên đặc biệt nhẩn mạnh đến tình cảm với Tây Bắc – mảnh đất thân yêu, đầy nghĩa tình. "Bản sương giăng", "đèo mây phủ” thường gợi lên sự gian khổ trong những ngày kháng chiến và thường dễ gợi nỗi buồn cho con người. Thế nhưng, bằng tấm lòng gắn bó thiết tha với đâ’t nước, với nhân dân, với những người mà nhà thơ "trọn đời nhớ mãi ơn nuôi” thì những nơi đó bỗng trở thành niềm thương nỗi nhớ trong trái tim tác giả. "Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?”, câu hỏi tu từ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng khắc sâu thêm ấn tượng và cảm xúc cho người đọc về tình cam, sự thương yêu của nhà thơ đối với mảnh đất Tây Bắc. Những câu thơ được cất lên từ những xúc động lắng nghe của chính lòng mình, thông qua sự trải nghiệm của cuộc sống đế rút ra một quy luật thật ý nghĩa

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”

Người đọc dễ nhận ra những hình ảnh đối lập để nhấn mạnh, tô đậm ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Đó chính là sự đối lập giữa "ở’ và "đi”, giữa "đất” và "tâm hồn”, đó chính là sự đối lập giữa cái hữu hình và cái vô hình sâu thẳm. Con người ta thường vần vậy, những cái đã quá đỗi quen thuộc thường không biết trân trọng, nâng niu, ta thờ ơ với những gì đã quá gắn bó, luôn ở bên cạnh mình, chỉ có khi đi xa mới thấy lưu luyến, gắn bó, mới thấy một ngọn lửa lung linh của hoài niệm, của cảm xúc. Nhà văn Tô Hoài cũng đã từng nêu lên một quan niệm là phải sông có kinh nghiệm, sống có chiều sâu, có ý thức và biết gắn bó với những gì có ý nghĩa sâu sắc nhất của cuộc sống, ở đây, Chế Lan Viên đã nâng hình ảnh "đất" — một vật vô tri vô giác lên thành "tâm hồn" rất đỗi thiêng liêng, cao đẹp. Tâm hồn ở đây là tấm lòng, là nỗi nhớ, là tình cảm của người ra đi. Trong những nỗi nhớ chung, tác giả dành riêng câu thơ đặc biệt cho một người đặc biệt:

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng"

Tình yêu vốn là một đề tài đã rất quen thuộc trong thơ ca, nhưng khi viết về nó, Chế Lan Viên vẫn có một cách nói độc đáo rất riêng. Nói về tình yêu và nỗi nhớ, tác giả đã có cách so sánh thật mới lạ và thú vị, ta lại bắt gặp một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên, đó là những hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ, triết lý qua sự chiêm nghiệm của cuộc đời mà chất chứa cảm xúc như thể tiếng lòng bật lên từ một trái tim đang nồng nàn nỗi nhớ. Chế Lan Viên đã dùng hình ảnh rất mới lạ, mùa đông đến mà thiếu vắng đi cái rét làm cho khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người thiếu sự hài hoà. Hình ảnh "cánh kiến hoa vàng" cũng nói lên sự gắn bó của những chất liệu ở miền núi làm nên sự giàu, có cho đời. Cái hay của câu thơ là tác giả đã cụ thể hoá khái niệm trừu tượng của tình yêu thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với con người. Miêu tả vùng rừng núi Tây Bắc tác giả đặc biệt nhớ đến những sinh hoạt, những hình ảnh của cảnh vật, cỏ cây hoa lá. Mùa xuân đến, những cằnh chim rừng có màu lông đẹp hơn, tiếng hát trong trẻo hơn:

"Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”

Có thể nói tình yêu như một phép màu kì diệu của cuộc sống, tạo nên sự thay đổi và biến cải sự vật. Nói đến tình yêu quê hương là nói đến tình cảm của con người với nơi ta đã sinh ra và lớn lên, mỗi người đều có một quê hương "Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày”. Tình yêu như có một sức mạnh kỳ lạ, có thể biến một nơi xa xôi thành quê hương thân thiết. Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà nó còn là kết tinh của những tình cảm ấy đối với quê hương, đất nước, làm sâu nặng thêm tình cảm ấy. Trong tâm trí của tác giả. thì nhân dân Tây Bắc, người anh, người em và người mẹ, tất cả như đang nhắc nhở, chờ mong. Đi vào kết thúc, nỗi nhớ trỏ thành những tình cảm da diết hoà hợp quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai.

Chế Lan Viên nói về Tình yêu nhưng thực chất là nói về tình nhân dân, đất nước, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, thơ ca để đến cuối cùng, nhà thơ đã viết

"Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay trở về, ta lấy lại vàng ta”

Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ "Tiếng hát con tàu". Bằng những hình ảnh vô cùng độc đáo và thi vị về tình yêu, Chế Lan Viên đã diễn tả một cách rất chân thực tình yêu, nỗi nhớ da diết không chỉ dành cho vùng núi Tây Bắc mà còn dành cho đất nước, quê hương.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


tieng-hat-con-tau.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên