5+ Mở bài hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc (hay, ngắn gọn)
Mở bài hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc, mời các bạn đón đọc:
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 1
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 2
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 3
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 4
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 5
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 6
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 7
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 8
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 9
- Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 10
5+ Mở bài hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài đoạn thơ sau:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 1
“Việt Bắc” của Tố Hữu có thể coi là một khúc tráng ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã ghi lại cuộc kháng chiến trường kì bằng một giọng thơ đầy ân tình, khắc họa không chỉ sự anh hùng của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc – ân tình, thủy chung. Và vẻ đẹp đó đã được thể hiện đầy đủ trong đoạn thơ:
“Ta về mình có nhớ ta
…………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 2
“Việt Bắc” là bài thơ tổng kết mười lăm năm kháng chiến trường kì gian khổ của dân tộc. Nó có thể coi như bản trường ca tổng kết lại cả một quá trình đấu tranh đầy mất mát nhưng cũng vô cùng anh dũng, hào hùng. Nhưng tác phẩm không chỉ đề cấp đến chiến công, mà bên cạnh đó còn thể hiện tấm lòng, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Tình cảm đó đã được Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ:
“Ta mình về mình có nhớ ta
…
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 3
“Việt Bắc” là bài thơ lục bát mang tầm vóc của một trường ca dài 150 câu thơ, cảm xúc dâng lên mênh mông dào dạt. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1954, ngày giải phóng thủ đô Hà Nội. Đoạn thơ 10 câu dưới đây trích từ câu 43 đến câu 52 trong bài thơ "Việt Bắc" đã được tác giả tập trung hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc.
"Ta về mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 4
“Việt Bắc” của Tố Hữu không chỉ là bài ca ân tình thủy chung giữa những con người của cách mạng với đồng bào miền núi, đó còn là khúc hát ngợi ca thiên nhiên và con người nơi mảnh đất xa xôi của Tổ quốc. Hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc được nhà thơ tập trung khắc họa ngợi ca trong những dòng thơ tươi đẹp:
" Ta về mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 5
Văn chương kết tinh vẻ đẹp của thời đại. Âm vang của lịch sử dường như đọng lại đẹp nhất, rực rỡ nhất trên những trang thơ. Mỗi câu chữ, hình ảnh thơ ngưng tụ hồn sông núi, ghi nhận ấn tượng sâu sắc cảm động nhất của một đời người. Hạnh phúc nhất của người cầm bút có lẽ là lúc tạo được dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong tâm trí người đọc mọi thế hệ. “Việt Bắc” của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ ở – người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của tình người lan toả
" Ta về mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 6
Việt Bắc của Tố Hữu có thể coi là một khúc tráng ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã ghi lại cuộc kháng chiến trường kì bằng một giọng thơ đầy ân tình, khắc họa không chỉ sự anh hùng của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc – ân tình, thủy chung. Và vẻ đẹp đó đã được thể hiện đầy đủ trong đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 7
Ân tình và chung thủy - đó là một nét đẹp trong rất nhiều nét đẹp của con người cách mạng. Nét đẹp ấy thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ta cũng bắt gặp nét đẹp ấy trong Việt Bắc của Tố Hữu. Tập trung, tiêu biểu nhất là ở đoạn thơ:
"Ta về mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 8
Thành công của bài thơ Việt Bắc không những là ghi lại một cách chân thực và cảm động tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong phút chia tay của cán bộ về xuôi và nhân dân Việt Bắc mà còn làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc. Tố Hữu đã khắc họa rất thành công bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 9
Nếu nói đến nhà thơ mang nhiều danh xưng nhất của nền văn học Việt Nam chắc có lẽ không ai ngoài Tố Hữu. Ông được tán dương hết lòng vì những đóng góp cống hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị. Người ta nhắc đến Tố Hữu như là một "nhà thơ của cách mạng", một "nhà thơ của nhân dân", là "ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam", thơ ca của ông luôn có một sự nhất trí "Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể". Kể từ khi bước vào chặng đường sáng tác Tố Hữu chưa khi nào rời xa cách mạng, rời xa đất nước và nhân dân, thơ ông luôn tồn tại một tình yêu lớn, một tình yêu chung vĩ đại "Yêu dân, yêu nước, yêu Đảng, yêu Bác, yêu người thân, yêu bạn bè, tình yêu bao la không bờ bến...". Khi năm tháng dần qua đi, từ lúc Tố Hữu viết “Từ ấy” với giọng thơ sôi nổi nhiệt huyết, cho đến khi ông viết “Việt Bắc” bằng giọng thơ ân tình, trầm lắng, người ta dễ dàng nhận thấy sự trưởng thành của một hồn thơ lý tưởng, ngày càng trở nên thân thiết và gắn bó với nhân dân, với cách mạng, với đất nước, có thể nói "phẩm chất ấy là cốt lõi của thơ Tố Hữu, của nhà cách mạng Tố Hữu, của phong thái Tố Hữu".
Mở bài Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc - mẫu 10
“Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!”. Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu - nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều