5+ Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn (hay, ngắn gọn)

Đề bài: Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

5+ Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - mẫu 1

Qua câu thơ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" trong bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm có thể thấy: Đất nước gắn liền với tình cảm vợ chồng rất Việt Nam, càng gian nan vất vả thì càng son sắt, thủy chung. Điều này được tác giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn".

Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - mẫu 2

Đoạn trích “Đất nước” nằm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm là một đoạn trích hay và độc đáo với hình tượng “đất nước của nhân dân”. Có thể nói một trong những thành công của đoạn trích đó là việc xây dựng nên đất nước từ những chết liệu dân gian gần gũi và quen thuộc. Đọc bài thơ thấy thấp thoáng trong đó bóng dáng của những câu ca dao yêu thương tình nghĩa từ ngàn đời nay: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

Quảng cáo

Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - mẫu 3

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có phong cách viết độc đáo, dù là viết thơ nhưng ẩn chứa trong đó là một hệ tư tưởng triết luận trữ tình sâu sắc. Ông dùng chính cái chất trữ tình để làm nổi bật lên cái tính triết luận bằng những chất liệu văn hóa dân gian như phong tục, tập quán, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ,... đã có từ bao đời nay của người Việt bằng sự liên tưởng tài hoa và độc đáo. Trong đó ở phần đầu của bài thơ “Đất Nước” có một chất liệu văn hóa dân gian rất độc đáo, liên quan đến truyền thống gia đình mà Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo sử dụng trong câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Tuy chỉ là một câu thơ ngắn trong một bài thơ có dung lượng lớn, thế nhưng nó cũng gợi mở ra cho độc giả nhiều suy nghĩ về đời sống tình cảm của con người Việt Nam xưa thông qua nét tương đồng của nó với nhiều những bài ca dao của nhân dân ta từ xưa đến nay.

Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - mẫu 4

Trong văn học Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao đã nói về sự vất vả của cha mẹ đối với con cái và thể hiện sự chăm sóc, yêu thương của cha bằng biển bằng núi, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn mỗi ngày. Như Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết: “Cha mẹ thương con bằng gừng cay muối mặn”.

Quảng cáo

Mở bài Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - mẫu 5

Khi đọc bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, hồn tôi xao xuyến khi bắt gặp câu thơ: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Có biết bao nhiêu bài ca dao đã nói về tình nghĩa vợ chồng, về tình cảm mẹ cha và cũng đã bao lần hình ảnh “gừng cay muối mặn” xuất hiện để nói lên những tình nghĩa thiêng liêng ấy. Như :

“Ai ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”

Hay:

“Muối ba năm muối hãy còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…”

Tất cả những câu ca dao ấy đều nói lên tình nghĩa vợ chồng thủy chung, sắt son và cao quý.

Quảng cáo

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên