5+ Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình (điểm cao)
Đề bài: Nghị luận về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 1
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 2
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 3
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 4
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 5
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 6
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 7
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 8
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 9
- Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - các mẫu khác
5+ Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình (điểm cao)
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 1
Rừng vốn được coi là lá phổi xanh của trái đất. Mất rừng chắc chắn nguy cơ hủy diệt sự sống của con người sẽ rất cao. Mà phá rừng là con người tự giết chết mình, giống như câu nói: “Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái”. Rừng có vai trò quan trọng như thế nào thì chúng ta đã biết quá rõ. Nhưng tình trạng mất rừng hiện nay thực sự đáng báo động. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, trong 5 năm từ 2012 – 2017, đã có hơn 155,68 ha rừng bị chặt phá, 5364,85 ha rừng bị cháy; diện tích rừng tự nhiên suy giảm chóng mặt, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn có 10%; mật độ che phủ rừng ở nước ta chỉ còn có 40%. Không thể phủ nhận, nền kinh tế phát triển đã kéo theo hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái từ rừng. Còn chưa kể đến việc tàn phá rừng do lâm tặc khai thác trái pháp luật, do cháy rừng. Điển hình như vụ cháy hàng trăm ha rừng thông ở Hà Tĩnh được dư luận rất quan tâm. Mất rừng hệ sinh thái của chúng ta nhanh chóng mất cân bằng. Cụ thể là hiện tưởng sạt lở đất đá và lũ lụt ở miền núi; thú rừng không có nơi trú ngụ tràn về vùng dân cư phá hoại hoa màu, đe dọa cuộc sống; khí hậu biến đổi, nhiệt độ tăng, hiệu ứng nhà kính lớn khiến trái đất nóng dần lên; môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát; nhiều thiên tai đại họa nảy sinh… khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn. Vậy cho nên càng làm diện tích rừng nhỏ lại bao nhiêu, con người càng gần hơn sự hủy diệt. Nhà nước và nhân dân không cùng nhau bảo vệ rừng thì cái chết chẳng xa xôi. Câu nói trên đầy hình tượng giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn và khẩn cấp về nạn phá rừng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái của chúng ta để sự sống trên trái đất được kéo dài lâu hơn.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 2
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là sai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ. Thật ra, cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng là sự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí tối tân nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa.. Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm cây, gây thêm rừng hay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng băng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 3
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng.
Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 4
Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình, bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu “Rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình; vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của Con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng…
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật; côn trùng khác, là nơi tạo ra… Vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại lí tưởng cho mội người… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cay xanh liên tục xảy ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí oxi, một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một “nhà máy lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngặn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mịt mù. Lúc ấy, sao mà thèm… một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê- tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dẫu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa, tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến cánh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai họa trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại họa. Lũ lụt, sa mạc hóa, hạn hán; bão lụt xảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai họa. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi…
Trước hiểm họa đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới: Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Hội nghị quốc tế thượng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. Ủy ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, thực hiện tốt hơn việc bảo vệ rừng…
Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân mới nhảy, lúc đó đã là quá muộn, con người đã tự giết mình.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 5
Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kỳ diệu của muôn cây lá khác nhau. Vì vậy nhân dân ta đã có câu “rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến diều gì?
Một số người không tin rằng: tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá dó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình. từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng… Hiện nay, nạn phá rừng đang là mối lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng cây. Rừng còn là kho dược liệu vô cùng quí giầm thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra… vô số các loài quí hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, noi cắm trại lí tưởng cho mọi người… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. Nhưng quan trọng hơn hết rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo khí Oxi – một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là 1 “nhà máy lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có 1 nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động của thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối vối môi trường sinh thái ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc làm tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc, đắng cả miệng khắp nơi chỉ thấy có gió và cát bụi bay mịt mù. Lúc đó sao mà thèm một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy 1 ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hằng ngày trên thế giới có biết bao nhiêu là nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có 1 tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê-tông xám xịt, cao ngất che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng 1 khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dẫu nhà cao cửa rộng, dẫu vàng bạc chất chồng, con người chỉ mong một cách rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, r ừng vốn dể chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi, mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lụt xảy ra khắp nơi. Ngay thời điêm bây giờ, ở nước ta, lũ lụt và bão đang hoành hành ở nhiều nơi nguyên do cũng tại phá rừng. Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, sự đa dạng sinh học mất dần, nhiều loài động thực vật rơi vào tình trạng tuyệt diệt. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghĩ ngơi. Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới. Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thượng cũng họp chỉ để bàn về 1 vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau. Đó là vấn đề chung của toản nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm thiểu việc khai thác rừng ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng tốt hơn trong việc bảo vệ rừng. Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không quá sớm để báo động về việc các cách rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không dể “nước đến chân mới nhảy”, lúc đó là quá muộn, con người đã tự giết mình.
Vậy “Tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình”, tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta và cả một thế hệ tương lai.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 6
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 7
Hiện nay, tình hình phá rừng ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu đang ở mức độ cực kỳ lo ngại. Mặc dù còn những người vô tình phá rừng, họ thường không thấu hiểu hậu quả của hành động này. Điều này là một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi phá rừng là việc tàn phá môi trường sống của chúng ta.
Rừng đã luôn luôn đồng hành với cuộc sống của con người. Chúng ta thường không nhận ra rằng mọi thứ xung quanh, từ ngôi nhà chúng ta ở đến đồ dùng hàng ngày, đều có nguồn gốc từ rừng. Rừng cũng là nguồn thuốc quý và là một nhà máy lọc không khí tự nhiên không giống bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Chúng ta nhận được khí oxy và thuốc quý từ rừng, và chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó.
Ngoài ra, rừng còn ngăn chặn sự xói mòn đất, đối phó với sự sa mạc hóa, và là nơi lý tưởng để thư giãn và giải trí. Rừng có rất nhiều lợi ích đối với con người mà không thể kể hết.
Tuy nhiên, chúng ta đã trả lại rừng bằng cách phá hủy nó một cách tàn bạo. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Khi rừng biến mất, trái đất trở nên khô cằn và vô cùng lạnh lẽo. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn và sự sống trên trái đất này dần dần tan biến.
Tuy có thể có vàng bạc chất đống, nhưng con người sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, khi môi trường còn xanh tươi và trong lành. Chúng ta phải đối mặt với nhiều tác động xấu, bao gồm nhiệt độ trái đất tăng cao, lũ lụt và hạn hán. Các loài thú hoang dã cũng sẽ tràn vào khu dân cư, gây ra nhiều nguy hiểm.
Chúng ta phải nhớ rằng việc phá rừng đang gây ra nhiều hậu quả không lường được, bao gồm cả nhiệt độ trái đất tăng cao và sự ô nhiễm khắp nơi. Chúng ta không thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ mà tàn phá rừng. Chúng ta phải ngừng cưa hạ cây cổ thụ và thay vào đó, hãy trồng thêm cây để gia tăng diện tích rừng. Điều này không chỉ có lợi cho hiện tại mà còn cho tương lai của chúng ta.
Trên toàn thế giới, cần phải thúc đẩy hành động bảo vệ rừng. Quốc tế và Liên Hiệp Quốc đã phát động các chiến dịch nhằm bảo vệ rừng. Ở Việt Nam, các khu rừng quý báu như Cúc Phương, Nam Cát Tiên và Tràm Chim đều cần được bảo vệ chặt chẽ. Pháp luật bảo vệ rừng đã có sẵn, nhưng cần thiết phải thực hiện chặt chẽ hơn và đối mặt mạnh mẽ với những hành động tàn phá rừng.
Dù bạn sống ở thành thị hay xa rừng, bạn cũng cần quan tâm và hành động để bảo vệ rừng. Rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và phá rừng chính là tự hủy hoại mình.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 8
Rừng, ở đây, không chỉ là một khu vực dày đặc cây cỏ trên một phạm vi rộng lớn và độ cao vượt lên so với đồng bằng. Nó còn bao gồm nhiều loại cây, từ cây gỗ đến cây bóng mát. Ở Việt Nam, đồi núi chiếm 75% diện tích, cho thấy sự đa dạng và phong phú của tài nguyên rừng tại nước ta.
Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ quý giá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thiên tai, bão lũ, sạt lở đất và sạt lở cát.
Hàng ngày, chúng ta hít vào khí oxy và thải ra khí carbon dioxide (CO2). Cây xanh là nguồn cung cấp khí oxy chính của chúng ta. Chúng giúp lọc không khí, duy trì môi trường trong lành và mang lại lợi ích sức khỏe cho con người. Câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại" không sai khi nói về khả năng của rừng làm sạch không khí và bảo vệ sức khỏe con người.
Rừng là một hệ thống cây xanh với hàng ngàn loài cây mọc sát nhau. Sự cung cấp khí oxy của rừng đôi khi thậm chí còn nhiều hơn cả nhu cầu của con người. Rừng chính là một bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta.
Thiên tai hàng năm như bão lũ, sạt lở đất và cát bao phủ nước ta. Nếu không có hệ thống rừng bảo vệ, thì thiệt hại sẽ không giới hạn ở mức đã thống kê. Rừng ngăn chặn sự xâm nhập của nước lũ và ngăn cát xâm chiếm đồng bằng. Rừng thật sự là một nguồn lực vô giá, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Mỗi năm, rừng cung cấp một lượng lớn gỗ. Sản phẩm gỗ quý được sáng tạo thành nhiều sản phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Rừng còn là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã, tạo nên một môi trường tự nhiên yên bình.
Tuy nhiên, tình trạng giảm cấp, cháy rừng, phá rừng và khai thác bất hợp pháp đang diễn ra trên diện rộng. Có nhiều người không nhận ra hậu quả nghiêm trọng của việc này.
Trái đất ngày càng ấm lên, băng tan và sạt lở cát đang gây ra nhiều vấn đề cho con người. Nếu ý thức về bảo vệ rừng không được nâng cao, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại hơn nữa. Cháy rừng là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong mùa khô, khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi và đất đai bị xói mòn. Việc bảo vệ rừng cần được thúc đẩy, vì nó liên quan đến cuộc sống của chúng ta.
Bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự cống hiến từ cả chính phủ và cộng đồng. Chúng ta cần nâng cao ý thức về bảo vệ rừng và nhận thấy rằng chúng ta đang bảo vệ cả cuộc sống của chính mình.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 9
Kể từ khi loài người hiện hữu trên trái đất, môi trường thiên nhiên đã là nguồn sống quan trọng của chúng ta. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát mẻ và đặc biệt là sắc xanh thần kỳ của cây lá đã tạo nên một môi trường sống tươi đẹp. Chính vì vậy, nhân dân ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" để thể hiện giá trị của rừng và biển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và hiểu rõ hơn về rừng và tác động của việc phá rừng.
Một số người không thể phủ nhận rằng tàn phá rừng là một hành động tự hủy hoại, vì nó gây thiệt hại đối với môi trường sinh thái và cả môi trường sống của chính con người. Rừng, được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống, cung cấp không khí mà con người hít thở. Ngày nay, vấn đề phá rừng đang là một đe dọa đối với hệ sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất giấy, xây dựng nhà cửa và nhiều vật dụng gia đình khác. Thậm chí, thậm chí có những phần trong cuộc sống của chúng ta, như các sản phẩm dược liệu, được cung cấp bởi thiên nhiên thông qua rừng. Rừng cũng là nơi ẩn náu, sinh sống của nhiều loài động vật và côn trùng, tạo ra một sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc. Ngoài ra, rừng còn là điểm đến du lịch, nơi để thư giãn và trải nghiệm thiên nhiên tuyệt vời. Rừng chắc chắn đã đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sinh thái và môi trường sống cho con người. Cây xanh liên tục thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) và sản xuất khí oxy (O2) - một loại khí quan trọng đối với cuộc sống. Rừng có thể được coi như là "nhà máy lọc không khí" tiên tiến nhất mà không có nhà máy nào khác trên trái đất có thể so sánh. Rừng còn có khả năng điều tiết khí hậu, là bức tường đầu tiên đối mặt với thiên tai. Rừng có thể ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ khỏi cát bão, ngăn cát xâm chiếm đất đai, và duy trì sự cân bằng của đất và nước. Chỉ khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của rừng trong hệ sinh thái, chúng ta mới có thể nhận thấy tác động tàn phá rừng gây ra những hậu quả đáng sợ. Chẳng có gì thú vị khi bạn đứng giữa sa mạc nhiệt đới, nơi đôi chân bạn đau đớn cháy rát, môi khô khốc và miệng đắng đo từng hơi thở dưới nắng chói chang, không có bóng râm nào, chỉ có cát và bụi bay mịt mù. Trong thời điểm đó, bạn sẽ trông mong một mảng xanh mát, một chỗ dự phòng bóng râm và một vũng nước để thư giãn. Hoặc bạn có thể cảm thấy tuyệt vọng khi đứng trước một ngọn núi vôi đá không một cây xanh nào để giữ đất. Tuyệt vọng hơn nữa là việc hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày, khi các nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển và bụi bặm trên các con đường, khiến con người phải chia sẻ không khí ô nhiễm dưới ánh nắng mặt trời, mà không có bóng râm, chỉ có toàn bộ bề mặt bằng bê tông xám xịt, che kín bầu trời. Nếu rừng biến mất trong một khoảng thời gian dài, trái đất sẽ trở nên khô hanh, và con người cũng sẽ dần dần diệt vong. Lúc đó, bất kể có nhà cao cửa rộng, vàng bạc đầy đủ, con người sẽ chỉ trông mong một khu rừng xanh mát như ngày xưa. Hơn nữa, rừng từng là vật cản trước thiên tai, và việc mất đi rừng khiến cho thiên tai trở nên nghiêm trọng hơn. Lũ lụt, sa mạc hóa, hạn hán và bão lụt đang diễn ra khắp nơi. Hiện tại ở Việt Nam, lũ lụt và bão đang gây ra nhiều thảm họa, và phá rừng là một trong những nguyên nhân chính. Ngoài ra, các loài động thực vật hoang dã mất môi trường sống của họ và sự đa dạng sinh học đang dần biến mất. Nếu không còn rừng, chúng ta sẽ mất đi nguồn dược liệu quý báu của thiên nhiên, và không còn nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Điều này cũng gây khó khăn trong việc tìm kiếm nơi nghỉ ngơi và thư giãn. Trước mối đe dọa này, chúng ta phải làm gì? Cả thế giới đang phải gửi tín hiệu báo động. Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế đã tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. Chúng ta cần làm gì riêng tư? Câu trả lời rất rõ ràng: giảm khai thác rừng, ngăn chặn việc phá rừng trái phép và nâng cao việc bảo vệ rừng. Không quá trễ để chúng ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không quá sớm để cảnh báo về việc rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta cần cùng nhau bảo vệ rừng, không để "nước đến chân mới nhảy," bởi lúc đó sẽ quá muộn, và con người sẽ tự tay hủy hoại mình.
Vì vậy, "Tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình," tự đe dọa cuộc sống của chính mình và cả thế hệ tương lai.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 10
Rừng là tài nguyên quý giá của con người, rừng cung cấp cho ta lương thực, thực phẩm, rừng cung cấp nguyên liệu trong công nghiệp, rừng là nơi con người nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tham quan du lịch.
Thử hỏi rằng nếu không có rừng với các loài động thực vật phong phú thì những món thức ăn, những trái cây chín,… chúng ta kiếm đâu ra? Thứ hỏi rằng nếu không có rừng thì lấy đâu ra những bột gỗ để chế tạo giấy, lấy đâu ra gỗ để làm nhà. Tủ, giường, bàn…? Thử hỏi rằng nếu không có rừng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm thì các nhà sinh vật học lấy đâu ra nơi nghiên cứu khoa học, nơi bảo tồn các động vật hoang dã? Và nếu không có rừng thì mọi người sẽ không biết được những cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Nói tóm lại, chúng ta đang dựa vào rừng để phát triển kinh tế, để đảm bảo những điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Nhưng vượt lên trên tất cả, tác dụng to lớn nhất của rừng từ muôn đời nay chính là cung cấp khí oxi đảm bảo sự sống cho con người. Rừng với tán lá vĩ đại là nơi điều hoà khí hậu, hút khí độc các-bô-níc và tạo ra khí ô-xi, vì vậy người ta còn coi rừng như một lá phổi xanh của Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại. Cùng với đó, rừng là nhân tố quan trọng giúp chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ đất khỏi những cơn mưa lũ,… Có thể khẳng định vai trò to lớn không gì có thể thay thế được của rừng đối với đời sống con người. Vì vậy, bảo vệ rừng và phát triển rừng chính là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại ngày nay.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 11
Rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Rừng mang lại cho con người biết bao lợi ích. Trước tiên rừng cung cấp gỗ cho đời sống sinh hoạt cũng như cuộc sống của ta. Từ rừng về đến thành phố, nông thôn, làng bần, những gây gỗ tạp vào bếp làm củi, vào những nhà máy sản xuất giấy, những công ty gia dụng để trở thành những đồ vật đẹp đẽ. Khắp nơi trong nhà đâu đâu cũng thấy những đồ vật bằng gỗ, từ chiếc bàn thờ gia tiên đến cái bàn, cái ghế, cái tủ, ngay cả chiếc giường êm ái mà ta vẫn hay nằm. Những loại gỗ quý như lim, sến, táu, gu… thì lên những tàu thủy ra cảng xuất khẩu.
Thế mới thấy, rừng đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của con người, không chỉ vậy, rừng còn mang đến những loài thảo dược quý hiếm. Từ xưa tới nay. trong y học, các thầy thuốc đều tìm ra muôn vàn cây thuốc quý trong rừng về làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh nan y. Ông bà, tổ tiên ta vẫn thường dùng thuốc gia truyền ấy mà thanh lọc cơ thể, chữa các bệnh tiêu hóa hay bệnh ngoài da. Trên thị trường hiện nay những cây nấm linh chi hay những hộp sâm được bày bán với giá cao, mang lại sức khỏe cho con người.
Ngoài ra, rừng còn là ngôi nhà của muôn thú, rất nhiều loài động vật quý hiếm thường sinh sống sau những tán cây rậm rạp ấy. Âm thanh của rừng là bản hòa phối của sự hoang dã, tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng những chú khỉ thoăn thoắt truyền cành hay tiếng bò sột soạt trên mặt đất của người loài rắn. Tất cả đều tạo nên một nét đẹp vô cùng tự nhiên.
Nhờ có rừng mà thế giới động vật mới được bảo vệ và càng thêm phong phú. Đặc biệt hơn, rừng còn là lá chắn vô hình, ngăn chặn các hiện tượng lũ quét, sạc nở đất hay xói mon, bạc màu đất, Hàng ngàn, hàng vạn chiếc rễ cắm sâu vào trong lòng đất, giữ lại những miếng đất quý báu, cản lại những dòng nước mưa tuôn xối xả. Nhờ những từng cây anh hùng ấy, mà những cánh đồng mới trĩu hạt bội thu vì không mất mùa do ngập úng, những bông hoa mới tỏa ngát hương. Như vậy rừng chính là ngôi nhà che chở và bảo vệ cho đồng bằng màu mỡ.
Không thể không kể đến rừng là lá phổi xanh của trái đất, điều hòa khí hậu. Rừng có hàng vạn cây, trên mỗi cây có hàng vạn chiếc lá, mỗi chiếc lá ấy như một lá phổi thu nhỏ, thải ra ôxi có lợi cho sự hô hấp của con người. Cũng vì có rừng mà lượng khí các bô níc trong không khí luôn ổn định, khiến cho khí hậu toàn cầu luôn ôn hòa. Nhờ lá phổi xanh ấy mà khói bụi không thể xâm nhập nhiều vào cơ thể con người, giúp ta tránh được các bệnh về đường hô hấp. Còn có rừng thì ta còn được hưởng không khí trong lành, còn được bảo vệ khỏi căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra rừng còn là mỏ than đá cho con người khai thác, khi những chiếc lá còn xanh, chúng đã góp hết sức cho đời mà đến khi úa vàng, chúng chẳng trở nên vô dụng, từng chiếc lá rơi, góp phần vào sự hình thành than đá. Sau bao năm cần mẫn, những chiếc lá đã hóa thành than đá cứng nhắc, tiếp tục mang lại lợi ích cho con người. Thật không kể sao cho hết lợi ích của những cánh rừng xanh ngút ngàn. Rừng đã góp công sức không nhỏ trong những cuộc chiến tranh, góp phần cùng con người giành độc lập cho đất nước. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
” Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng cây quân thù”
Vậy đấy, rừng bảo vệ, che chở giúp bộ đội ngụy trang mà an tâm chiến đấu, dễ dàng lên đường hành quân. Rừng trở thành mồ chôn của biết bao tên giặc, cùng dân tộc ta đón mừng chiến thắng. Hòa bình ta dành được hôm nay cũng có bóng dáng của những tán lá xanh từ những khu rừng.
Không chỉ có ý nghĩa vật chất, rừng còn giá trị lớn về mặt tinh thần. Rừng là nơi thăm quan và thu hút vô vàn khách du lịch ưa khám phá và kiếm tìm sự thư giãn. Đến với rừng là đến với thiên nhiên, ta như được hòa mình vào thế giới tự nhiên kỳ thú, sôi động. Đến với thiên nhiên ta tìm thấy sự yên tĩnh thoải mái, nhẹ nhàng trong tâm hồn. Hơn nữa, rừng còn là cảm hứng nghệ thuật cho biết bao nhà văn, nhà thơ và họa sĩ nổi tiếng. Ai trong chúng ta không biết đến ” Mùa thu vàng” của họa sĩ người Nga Levitan.
Trong thơ ca, rừng xuất hiện không ít để gợi cảm xúc, khơi dậy lòng đồng cảm và đánh thức sự rung động trong lòng người đọc. Tóm lại, rừng có rất nhiều lợi ích và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 12
“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”… Hàng trăm tít báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang chúng ta đang đối diện khi môi trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triển, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỷ công nghiệp” là hàng ngàn hecta rừng đang bị hủy diệt, tầng ozon ngày một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại sao quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?
Có thể khẳng định chắc chắn: không có rừng, không có cây xanh đồng nghĩa với sự hủy diệt của con người và tất cả các sinh vật trên thế giới.
Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai cũng sẽ biết: cây xanh hấp thụ CO2 và thải khí O2 ra môi trường, cung cấp dưỡng khí co con người và toàn thể sinh giới.
Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hòa cân bằng khí quyển: giải phóng O2 là dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Chỉ với cây xanh mà con người được lợi cả đôi bề: có dưỡng khí để thở và chống lại hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V.Pôlevoi (1989) thì “mỗi năm cây xanh thải vào khí quyển lượng oxy tf 70 – 120 tỉ tấn. Và dung lượng dưỡng khí ấy được dùng cung cấp cho tất cả các cơ thể dị dưỡng thiếu khí như người, động vật…” Rừng – quần thể cây xanh – có vai trò đặc biệt trong việc duy trì nồng độ cao của oxi trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng 1 ha rừng vào mùa xuân và mùa hè trong thời gian một giờ thải vào khí quyển một lượng oxi đủ cho 200 người hô hấp. Bên cạnh đó, sự quang hợp giải phóng O2 còn góp phần rất quan trọng trong sự hình thành tầng ozon được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác động của bức xạ mặt trời. Tầng ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự hủy hoại của tia tử ngoại… “Lí lẽ đơn giản ấy thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều được học qua từ những ngày còn là học sinh tiểu họ. Ấy vậy mà có nhiều người vẫn cố quên hay cố tình quên, để tự động viên hành vi sai trái của mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn, chặt phá vài hecta thì có là bao”. Điều đó thật không thể chấp nhận. Công nghiệp phát triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng ngàn cánh rừng. Đã vậy, khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện đại lại góp phần không nhỏ trong việc phá hủy tầng ozon. Vừa bị giảm đi đáng kể lượng dưỡng khí vì rừng bị tàn phá, con người phải đối diện với biết bao hậu quả khôn lường của việc tầng ozon ngày một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật chẳng dám tưởng tưởng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn phá hoàn toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất… Khi ấy, liệu cuộc sống sẽ còn?
Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương hệ đều không còn có được màu xanh của rừng, của biển, của sự sống, của niềm tin… như Trái Đất. Chính vì thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây xanh, của niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc sống cho chúng ta.
Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lý do để chúng ta phải bảo vệ rừng. Phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi trường cho cây xanh quang hợp mà còn là thiên đường nơi cõi thế cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa, chính Nguyễn Trãi đã chấp nhận đánh đổi quyền thế, bổng lộc để trở về ở ẩn Côn Sơn, để cảm nhận được phong vị trong lành của rừng xanh.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
…Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn…”
Ung dung, thanh thản và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà cũng đầy thú vị ấy. Từng câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao cảm xúc thăng hoa, tự trong ta khẽ khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cảm ơn Người vì đã cho đời những Côn Sơn, những rừng xanh… Cảnh đẹp này liệu có bất kỳ máy móc công nghệ nào tự tạo ra được chăng?
Rời Côn Sơn và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn chưa “vướng đục bụi… công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm đầu thế kỉ XX. Chao ôi, làm sao Tố Hữu lại may mắn chứng kiến bức tứ tình lộng lẫy đến thế của núi rừng:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo canh ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”
Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vẽ từ chốn bồng lai chứ chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó là thật đấy, và nhờ nhà thơ ta chứng kiến bốn mùa xoay chuyển ở Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của thiên nhiên. Và cũng tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục mà cái hồn, cái thần sắc của cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng… Đọc những dòng thơ mà tự thấy lòng đang sống trong cảnh đang thưởng ngoạn núi rừng với tất cả niềm say mê. Sao mà kỳ vĩ thế chốn rừng sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu xanh của chồi non lộc biếc.
Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn hay màu trắng tinh khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Có thể tình dân Việt Bắc vẫn nồng ấm thủy chung nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc phương nào. Đau xót biết bao nhiêu!
Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm rẫy. Chẳng lẽ tâm hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn lá phổi xanh của mình quặn đau? Chẳng lẽ trước màu xanh bạt ngàn ấm áp của rừng, họ không thấy lòng se lại những cảm xúc ngổn ngang? Đó là một hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do nào. Cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc hủy hoại môi trường sống, hủy hoại cả tương lai của con người. Bởi rừng không chỉ là lá phổi, là nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi bảo vệ ta khỏi hiểm họa hiệu ứng nhà kính… mà hơn hết rừng còn là người bạn trung thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi dưỡng ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi cuộc sống ngày càng vội vã, hay một lần đến hòa mình vào thảm thực vật của rừng xanh. Chính nơi ấy sẽ cho ta cảm giác yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh.
Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn màu xanh của lá cây, rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của con người. Hãy giữ mãi sắc xanh hy vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho “lá phổi” của Mẹ Thiên nhiên luôn trong lành…
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 13
Suốt chiều dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người. Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, là máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Oxy chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và thải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị xói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sóng từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.
Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguồn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà lòng tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lý lâm nghiệp đã phải hy sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Quả thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loại kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.
Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đập phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng oxy giảm. Oxy giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình tivi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình - mẫu 14
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm. Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Bài văn suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ hiện nay hay nhất
- Bài văn suy nghĩ của em về sự sành điệu hay nhất
- Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình hay nhất
- Nghị luận về vấn đề: Bạo lực học đường hay nhất
- Theo anh chị, nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay đồng phục hay nhất
- Nghị luận 200 chữ Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hay nhất
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều