5+ Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu (điểm cao)
Đề bài: Nghị luận về câu: "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu".
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 1
- Dàn ý Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 2
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 3
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 4
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 5
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 6
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 7
5+ Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu (điểm cao)
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 1
Nếu ai đó quăng cho bạn một cuốn sách và nói “Đọc đi rồi trình bày lại cho tôi”. Có lẽ quá đơn giản. Vì chẳng khác nào,, một giáo viên yêu cầu học sinh của mình trả bài. Vấn đề là bạn có hiểu cuốn sách, nội dung kiểm tra ấy nói gì không? Bởi vậy mới có câu: "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu". “Những điều đã đọc” thực chất là muốn nói tới những điều chúng ta tiếp cận, nhìn thấy ở cuộc sống. Còn “những điều đã hiểu” là những thứ mà các bạn không chỉ nhìn thấy mà còn phải đặt mình vào nó, suy nghĩ về nó đã thật thấu đáo. Vậy là hai điều này ở hai mức độ hoàn toàn khác nhau, hay nói cách khác một thứ là ở mức độ nhìn nhận, còn một thứ là ở mức độ thấu hiểu. Quả thực, nếu chỉ cần nhìn nhận mọi thứ ở cuộc sống này ai cũng có thể phát biểu được. Chẳng thế mà, chỉ cần một đoạn clip ngắn, một bức ảnh nào đó trên mạng lập tức người ta lao vào, “cào bàn phím” để nói những điều mình nhìn thấy. Điều này thực sự đáng sợ! Vì vô tình chúng ta đã đánh giá sai sự việc chỉ qua những điều chúng ta nhìn thấy. Đúng như ý kiến “Đừng nói những điều đã đọc”. Những điều ấy chưa phải là hết sự thật, nó chỉ phản ánh một phần, một khoảnh khắc của sự việc. Mà phải nói “những điều đã hiểu”. Chỉ khi hiểu hết, người ta mới biết chân tướng của sự thật là gì. Bạn đọc nhiều, nhìn thấy nhiều nhưng chưa chắc bạn đã nói đúng. Cuộc sống không thể nào mang mớ lý thuyết suông, sách vở, giáo điều ra để nói lý được. Khi chưa hiểu, bạn nói sẽ trở thành người thiển cận, thiếu suy xét và toàn diện. Cho nên, hãy nói những gì bạn thực sự hiểu, khi đó bạn vừa thể hiện được trình độ của mình vừa tìm được cách chia sẻ với người khác, dựa trên tinh thần cảm thông và chân thành. Đôi khi chỉ cần tiến đến chữ “hiểu” trong cuộc sống này đã đủ làm cho những phát ngôn của chúng ta mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Dàn ý Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu
I. Mở bài:
– Nêu vấn đề nghị luận: Câu nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu”.
II. Thân bài:
* Giải thích câu nói
– “Nói”: Hành động trình bày, phát biểu, đưa ra ý kiến của bản thân về một vấn đề, sự kiện nào đó; là hành động trao đổi thông tin trong giao tiếp.
– “Những điều đã đọc”: Những điều ta đã biết đến nhưng chưa hiểu hoặc hiểu chưa kỹ về nó.
-“Những điều đã hiểu”: Những vấn đề ta đã tìm hiểu kỹ và hiểu biết về nó một cách sâu sắc.
→ Câu nói đã đưa đến cho chúng ta một lời khuyên giàu ý nghĩa về cách nói năng, chúng ta chỉ nên nói, nên đưa ra ý kiến về những điều mà ta đã biết, đã hiểu về nó một cách chắc chắn, sâu sắc và thấu đáo.
* Phân tích, chứng minh, bình luận về câu nói
– “Nói những điều đã đọc”, những điều mà ta chưa tìm hiểu kĩ về nó có thể có những sai sót và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
– Chúng ta chỉ nên nói “những điều đã hiểu” bởi lẽ:
+ Những điều ta đã hiểu thì mới biết được đúng bản chất thật của nó, có những nhận xét, đánh giá đúng đắn về nó.
+ Đó là biểu hiện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người: Sự cẩn thận, chín chắn và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong mọi việc.
+ Nhận được sự tin tưởng, yêu mến, ngưỡng mộ của những người xung quanh, từ đó góp phần làm cho cuộc giao tiếp đạt kết quả tốt nhất.
* Đánh giá, mở rộng vấn đề
– Trong học tập người học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng, thấu đáo mọi vấn đề trước khi phát biểu.
– Phê phán những người chỉ muốn thể hiện, khoe khoang mình biết nhiều điều mà không tìm hiểu chúng để làm chủ kiến thức.
– Bài học cho bản thân:
+ Nỗ lực tìm tòi, đọc để biết những vấn đề mới bởi đọc chính là cơ sở để tạo nên vốn hiểu biết sâu rộng.
+ Cần có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để biến những cái đã đọc thành cái đã hiểu và làm chủ được vốn kiến thức của mình.
+ Khi cần phát biểu đưa ra ý kiến, cần phân biệt rõ ràng cái đã đọc với cái đã hiểu
III. Kết bài:
– Khái quát ý nghĩa của câu nói và suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 2
Trong cuộc sống, con người cần phải biết ước mơ, nhưng ước mơ ấy phải phù hợp với khả năng của bản thân. Bởi có những ước mơ sẽ mãi chỉ là ảo nếu ta không thể đạt được nó bằng năng lực của mình. Vì thế, câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể” đã nhắn nhủ con người cần có cái nhìn đúng đắn giữa “ước muốn” và “khả năng” để có được hướng đi phù hợp trong cuộc đời.
Thật vậy, “điều ta ước muốn” là ước mơ, khát vọng, những điều mong mỏi; còn “điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân. Như vậy, câu ngạn ngữ khuyên ta cần phải chọn cách sống thực tế. tránh sa vào việc mơ mộng viển vông, nằm ngoài khả năng.
Nếu chúng ta cứ khăng khăng sống theo ước muốn của mình mà không hiểu rằng nó không phù hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại như bị ảo tưởng, xa vời thực tế, làm những việc vô ích, không có kết quả mà còn tốn thời gian, công sức. Để rồi khi nhận ra, ta sẽ rơi vào sự chán nản, thiếu niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân, đúng như câu nói của người xưa “trèo cao té đau”. Nhưng nếu ta tỉnh táo, biết mình làm được việc gì tốt và theo đuổi chúng đến cùng, ta sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp, dễ dàng đạt được thành công. Từ đó tạo cho ta tâm lí thoải mái, tự tin và sức mạnh để phát năng lực ấy, đóng góp được cho xã hội, cộng đồng. Cuộc sống hiện nay, có nhiều bạn trẻ chọn trường đại học không theo sức học, khả năng của bản thân, mà đa số các bạn chọn trường theo danh tiếng, hoặc số đông, và có suy nghĩ theo lối mòn “vào đại học mới là con đường duy nhất để tiến thân" thì sẽ khó mà đạt được thành quả nào. Bên cạnh đó, có những bạn dù chỉ học ở những trường bình thường hoặc không học đại học mà chọn học ngành nghề p hù hợp năng lực, nguyện vọng chính đáng bản thân, chắc chắn những bạn sẽ đạt được thành công, dễ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Chính vì vậy, câu ngạn ngữ được xem như một phương châm sống tích cực, mang lại niềm vui, niềm tin cho con người.
Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ước mơ chính đáng. Nó giúp con người có sự hứng khởi, quyết tâm vươn lên, tạo ra động lực khích lệ tinh thần hăng say học tập, làm việc, giúp con người vươn đến những điều tưởng chừng như không thể! Đồng thời, chúng ta cần phê phán, lên án những kẻ chỉ biết mơ mộng, phi thực tế và những con người lại quá thực dụng, không biết cầu tiến. Điều quan trọng nhất là con người phải sáng suốt kết hợp giữa ước mơ và “điều ta có thể” để phát triển chính mình.
Câu ngạn ngữ “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”, như một lời cảnh tỉnh những ai đã lỡ chọn sai hướng đi và hiểu sai giữa “ước mơ và “khả năng” con người. Kết hợp giữa ước mơ và khả năng của mình một cách đúng mực là biểu hiện của một người thông minh khi biết lượng sức mình. Người Trung Hoa có câu: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri giả”: tức là biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, tức là biết vậy' Cho nên “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể” là bài học vô cùng sâu sắc.
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 3
Trong cuộc sống, mỗi ngày, chúng ta tiếp nhận và học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích, tuy nhiên việc bộc lộ cũng như sử dụng chúng như thế nào trong cuộc sống cũng thật đa dạng, có người sử dụng chúng để làm giàu cho vốn hiểu biết và bộc lộ ra bằng những lời nói sự am hiểu, cũng có người dùng những thông tin mình có được để trang trí, ngụy tạo cho bản thân trong khi chỉ biết một cách mơ hồ về nó. Bàn về điều đó, có ai đó đã từng nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã biết”. Câu nói ấy đã gợi lên trong lòng chúng ta những suy nghĩ, những bài học có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.
Câu nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu” đã gợi lên trong chúng ta nhiều suy nghĩ. Vậy chúng ta nên hiểu câu nói này như thế nào? Trước hết, “nói” là một động từ, dùng để chỉ hành động trình bày, phát biểu, đưa ra ý kiến của bản thân về một vấn đề nào đó. “Những điều đã đọc” chính là những điều ta đã biết đến nhưng chưa hiểu còn “những điều đã hiểu” là những vấn đề ta đã tìm hiểu kỹ và hiểu biết về nó một cách sâu sắc. Như vậy, với cách cắt nghĩa trên, chúng ta có thể thấy câu nói đã đưa đến cho chúng ta một lời khuyên giàu ý nghĩa về cách nói năng, chúng ta chỉ nên nói, nên đưa ra ý kiến về những điều mà ta đã biết, đã hiểu về nó một cách chắc chắn, sâu sắc và thấu đáo.
Câu nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc, to lớn đối với mỗi người. Trước hết, “nói những điều đã đọc”, những điều mà ta chưa tìm hiểu kĩ về nó có thể có những sai sót và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Mỗi ngày, có rất nhiều tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Zalo, Instagram… song không phải bất cứ thông tin nào cũng được kiểm soát và cung cấp chính xác sự thật. Bởi vậy, nếu chỉ cẩn đọc được chúng mà không tìm hiểu kỹ để biết bản chất của vấn đề ấy như thế nào mà đã phát ngôn với mọi người thì có thể sẽ dẫn đến những nhận thức sai trái cho tất cả mọi người. Ngược lại, chúng ta chỉ nên nói “những điều đã hiểu” bởi lẽ chỉ có những điều ta đã hiểu thì mới biết được đúng bản chất thật của nó, có những nhận xét, đánh giá đúng đắn về nó và chỉ có những điều mà ta đã hiểu rõ ràng, tường tận về nó thì mới là kiến thức thực sự của mình. Thêm vào đó, chỉ nói những điều đã hiểu chính là biểu hiện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó chính là sự cẩn thận, chín chắn và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong mọi việc. Đồng thời, khi nói những điều đã hiểu, chúng ta sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu mến, ngưỡng mộ của những người xung quanh, từ đó góp phần làm cho cuộc giao tiếp đạt kết quả tốt nhất.
Như vậy, câu nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu” đã mang đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều người luôn tìm hiểu kỹ lưỡng, thấu đáo mọi vấn đề trước khi phát biểu, đưa ra ý kiến của bản thân. Đó chính là tấm gương để chúng ta học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những người chỉ muốn thể hiện, khoe khoang mình biết nhiều điều mà không tìm hiểu chúng để làm chủ kiến thức. Những con người như thế thật đáng bị phê phán. Thêm vào đó, bản thân mỗi người chúng ta cần nỗ lực tìm tòi, học hỏi để biết những vấn đề mới bởi học chính là cơ sở để tạo nên vốn hiểu biết sâu rộng. Hơn thế nữa, mỗi người cần có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để biến những cái đã đọc thành cái đã hiểu và làm chủ được vốn kiến thức của mình. Đặc biệt, khi cần phát biểu đưa ra ý kiến, cần phân biệt rõ ràng cái đã đọc với cái đã hiểu, tránh những phát biểu chỉ mang tính sáo rỗng mà không có chiều sâu.
Tóm lại, câu nói “Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu” là một câu nói có ý nghĩa sâu sắc với tất cả mọi người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em sẽ luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để hiểu rõ mọi vấn đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến của bản thân.
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 4
Trong hành trình của cuộc sống, mỗi ngày, chúng ta đều tiếp xúc và thu nhận vô số lượng kiến thức phong phú và bổ ích. Tuy nhiên, cách chúng ta thể hiện và áp dụng những kiến thức này trong cuộc sống thường mang đến sự đa dạng, với người ta sử dụng chúng để làm giàu vốn hiểu biết và thể hiện sự am hiểu thông qua lời nói uyên bác, trong khi người khác lại lựa chọn sử dụng thông tin để trang trí, tạo dựng hình ảnh ảo cho bản thân mà không hiểu rõ về nó.
Một câu nói đã từng được chia sẻ, "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu," đã mở ra cho chúng ta một cánh cửa suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa sâu sắc của việc chia sẻ kiến thức. Câu nói này thực sự là một hướng dẫn quý giá về cách chúng ta nên giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Khi nói về "đọc," đây có thể là những kiến thức chúng ta chỉ biết đến bề ngoài mà không tìm hiểu sâu rộng. Mỗi ngày, chúng ta đối mặt với vô số thông tin trên mạng xã hội, trong các bài viết, và thông qua các phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin đều đáng tin cậy và chính xác. Nếu chỉ là việc truyền đạt những điều chúng ta đã đọc mà không tìm hiểu kỹ, có thể dẫn đến những hiểu lầm và kết quả tiêu cực.
Ngược lại, khi nói về "hiểu," chúng ta đề cập đến sự chín chắn, tỉ mỉ trong việc nắm bắt bản chất của thông tin. Chỉ khi hiểu rõ vấn đề, chúng ta mới có thể phản ánh chính xác, đánh giá đúng và truyền đạt kiến thức một cách sâu sắc. Việc chỉ nói về những điều mà chúng ta đã hiểu không chỉ là một biểu hiện của sự cẩn thận, mà còn là cơ hội để xây dựng uy tín và sự tôn trọng từ người khác.
"Câu nói đã mang lại cho chúng ta không chỉ là một lời khuyên, mà còn là một triết lý sống, một hướng dẫn cho cách tiếp cận kiến thức và truyền đạt thông tin. Trong xã hội ngày nay, sự chăm chỉ trong việc tìm hiểu, kỹ luật trong nắm bắt thông tin trở nên càng trọng yếu hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ là nguồn động viên cho chúng ta khi học tập mà còn là động lực để xây dựng những cuộc trò chuyện có ý nghĩa và chất lượng trong cộng đồng xã hội."
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 5
Nếu ai đó trải qua trường hợp một cuốn sách được ném vào tay và yêu cầu "Đọc đi, sau đó trình bày lại cho tôi," có lẽ sẽ cảm thấy điều này quá đơn giản, giống như việc một giáo viên yêu cầu học sinh trả bài hàng ngày. Tuy nhiên, thách thức thực sự ẩn sau đó không chỉ là việc đơn giản là đọc và trình bày, mà là khả năng hiểu biết sâu sắc về nội dung mà bạn đã đọc.
Câu "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu" mang lại một góc nhìn mới về việc truyền đạt thông tin. "Những điều đã đọc" đề cập đến những thứ chúng ta có thể quan sát và tiếp cận trong cuộc sống hàng ngày. Trái lại, "những điều đã hiểu" đòi hỏi chúng ta không chỉ nhìn thấy, mà còn phải đặt bản thân vào tình huống, suy nghĩ một cách thấu đáo về nó.
Hai khía cạnh này nằm ở hai mức độ hoàn toàn khác nhau, một là ở mức độ nhìn nhận, và một là ở mức độ thấu hiểu. Chỉ đơn thuần nhìn nhận, ai cũng có thể đưa ra ý kiến về mọi thứ xung quanh cuộc sống. Một đoạn clip ngắn hoặc một bức ảnh trên mạng có thể kích thích người ta để nhanh chóng bày tỏ ý kiến của mình. Tuy nhiên, điều này thực sự đáng lo ngại, bởi vì chúng ta có thể đánh giá sự việc chỉ qua những điều chúng ta thấy mắt.
Câu nói "Đừng nói những điều đã đọc" nhấn mạnh rằng những điều chúng ta thấy chưa chắc đã là toàn bộ sự thật, chúng chỉ là phản ánh của một phần, một góc nhìn cụ thể trong sự việc. Thay vào đó, nên "nói những điều đã hiểu," chỉ khi hiểu rõ, chúng ta mới có thể nhận biết chân tướng của sự thật.
Đọc nhiều, nhìn thấy nhiều không đồng nghĩa với việc nói đúng. Cuộc sống không thể được giải quyết bằng lý thuyết trống rỗng, sách vở, và giáo điều mà không có sự hiểu biết sâu sắc. Nếu chúng ta nói mà không hiểu, chúng ta sẽ trở thành những người hạn chế, thiếu sự suy xét và toàn diện. Vì vậy, hãy chỉ nói những gì bạn thực sự hiểu, đồng thời tìm cách chia sẻ với người khác dựa trên tinh thần cảm thông và chân thành. Thỉnh thoảng, chỉ cần tiến đến chữ "hiểu" trong cuộc sống này, chúng ta đã có thể mang lại những điều tốt đẹp thông qua những gì chúng ta chia sẻ.
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 6
Trong hành trình sống, việc biết ước mơ là quan trọng, nhưng cũng quan trọng không kém là ước mơ đó phải phản ánh khả năng thực tế của bản thân. Bởi vì có những ước mơ, dù cho tuyệt vời, nhưng nếu không đồng điệu với khả năng và năng lực của chúng ta, chúng sẽ chỉ là những mơ ảo khó thành hiện thực. Chính vì vậy, câu ngạn ngữ "Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể" đưa ra lời khuyên sáng tạo về cách nhìn nhận giữa "ước muốn" và "khả năng," giúp chúng ta xác định hướng đi đúng trong cuộc sống.
"Điều ta ước muốn" là những ước mơ, khát vọng, và những điều chúng ta mong đợi. Trái lại, "điều ta có thể" là những gì nằm trong khả năng và tiềm năng thực tế của bản thân. Câu ngạn ngữ này đặt ra một góc nhìn rõ ràng về việc sống một cuộc sống thực tế, tránh xa khỏi việc theo đuổi mơ mộng vượt quá khả năng thực hiện.
Nếu chúng ta kiên trì sống theo những ước muốn mà không hiểu rõ chúng không phù hợp với khả năng, đó có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực như mất định hướng, xa rời hiện thực, và làm những công việc vô ích mà không đạt được kết quả. Việc này có thể khiến chúng ta mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống, gặp khó khăn trong việc duy trì động lực. Câu ngạn ngữ cổ "trèo cao té đau" không khó hiểu khi chúng ta nhận ra rằng quá mải mê theo đuổi những ước mơ không khả thi có thể gây ra đau khổ và thất vọng.
Tuy nhiên, nói không có nghĩa là chúng ta nên loại trừ hoàn toàn ước mơ. Ước mơ có vai trò quan trọng, mang lại sự hứng khởi, khích lệ, và định hình mục tiêu cho cuộc sống. Chúng giúp ta giữ vững tinh thần và tạo động lực để vươn lên, đối mặt với thách thức. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa ước mơ và khả năng thực hiện là quan trọng.
Trong thực tế, nhiều bạn trẻ ngày nay thường chọn trường đại học không dựa trên sức học, khả năng thực tế của bản thân, mà thường chọn theo danh tiếng hoặc áp đặt của xã hội. Điều này có thể dẫn đến những kết quả không như mong đợi. Ngược lại, những người tỉnh táo, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và đam mê cá nhân, thường đạt được thành công và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Câu ngạn ngữ "Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể" chứa đựng một bài học sâu sắc về sự sáng tạo trong cuộc sống. Điều quan trọng là biết cân nhắc và kết hợp hài hòa giữa ước mơ và khả năng để phát triển bản thân một cách bền vững và thăng tiến trong hành trình của cuộc sống.
Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu - mẫu 7
Trong hành trình sống hàng ngày, mỗi ngày chúng ta đều tiếp nhận và học hỏi được những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, cách chúng ta bộc lộ và sử dụng những kiến thức này trong cuộc sống lại mang đến sự đa dạng và phong phú. Có những người sử dụng chúng để làm giàu cho vốn hiểu biết của mình, thể hiện sự am hiểu thông qua những lời nói sắc bén. Ngược lại, cũng có những người dùng thông tin để trang trí bản thân, ngụy tạo với một sự mơ hồ về kiến thức mà họ thực sự không đạt được.
Trong thảo luận về vấn đề này, câu nói "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã biết" đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về cách chúng ta nên thể hiện kiến thức của mình. Câu nói này thực sự làm cho chúng ta suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa của những bài học mà chúng ta thu nhận hàng ngày.
"Cố gắng hiểu câu nói "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu" như thế nào?" có thể được giải thích như sau: "Nói" ở đây là hành động của việc trình bày, phát biểu ý kiến của chúng ta về một vấn đề nào đó. "Những điều đã đọc" là kiến thức mà chúng ta đã biết, nhưng chưa chắc đã hiểu. Ngược lại, "những điều đã hiểu" là kiến thức mà chúng ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu hiểu sâu sắc. Câu nói này khuyến khích chúng ta chỉ nên nói về những điều mà chúng ta đã thấu hiểu, có kiến thức sâu rộng và ý thức trách nhiệm cao.
Điều này mang lại một lời khuyên quan trọng về cách thức giao tiếp và chia sẻ kiến thức. Chúng ta nên chỉ nói về những điều mà chúng ta đã biết rõ, đã hiểu sâu và chắc chắn. Điều này giúp tạo ra một cộng đồng giao tiếp tích cực và xây dựng sự tin tưởng từ người xung quanh.
Câu nói "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu" không chỉ là một lời khuyên mà còn là một nguyên tắc sống có ý nghĩa. Trong thực tế, việc nắm bắt kiến thức, tìm hiểu sâu rộng và chỉ nói về những điều mà chúng ta đã thấu hiểu là chìa khóa để xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và thành công. Với những học sinh như chúng ta, việc áp dụng nguyên tắc này trong học tập và giao tiếp hàng ngày là quan trọng để phát triển và trở thành những người tự tin, có trách nhiệm và hiểu biết rộng lớn.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình hay nhất
- Nghị luận về vấn đề: Bạo lực học đường hay nhất
- Theo anh chị, nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay đồng phục hay nhất
- Nghị luận Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động hay nhất
- Trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc hay nhất
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều