5+ Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính (điểm cao)

Đề bài: Nghị luận về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

5+ Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính (điểm cao)

Quảng cáo

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 1

Nói trong cuộc sống này, ai không mơ ước mình đạt được thành công thì thật không đúng! Bất kỳ người nào cũng hi vọng mình sẽ làm được điều gì đó để khẳng định cho bản thân. Nhưng không phải thành công nào cũng đáng để chúng ta trân trọng. Giống như quan điểm: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Thành tích và thành tựu thực chất là hai khái niệm chỉ thành công mà người nào đó đặt ra mong đạt được. Tuy nhiên, thành tích thì chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thành tựu thì cần một thời gian dài, có người cả đời mới tạo lập được. Có lẽ bởi vậy mà con người thích tạo ra được thành tích hơn, để dễ dàng khẳng định mình và coi đó là thành công của cuộc đời. Nhưng mấy ai biết rằng, vì thành tích mà con người trở thành những kẻ chạy đua vòng danh lợi. Ai ai cũng bon chen tạo cho mình một cái dấu mốc đáng nể trong đời nên đã bỏ qua những điều chân chính, biến mình thành những người cơ hội. Muốn khẳng định với bạn bè rằng mình thật tài giỏi ở tuổi đôi mươi, nhưng bạn phải luồn cúi, xin xỏ, thậm chí làm những việc phạm pháp. Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, bạn phải giở chiêu trò lừa gạt bạn bè. Nhiều công ty xưng danh “nhằm thúc đẩy phát triển đất nước”, nhưng lại bất chấp sức khỏe, tính mạng con người, hủy hoại môi trường… Những thành tích đó tạo ra, lại để lại những hậu quả nặng nề. Chỉ làm lợi cho những kẻ cơ hội! Nhưng không, còn rất nhiều, rất nhiều những con người chân chính trong xã hội. Họ miệt mài học tập, làm việc bằng lương tâm. Cái họ muốn tạo ra là thành tựu. Giá trị họ muốn đạt được cho thành công của mình là sự bền vững về phát triển xã hội, nhân văn đối với con người. Bởi vậy, họ không ngại khó, ngại khổ, thậm chí chịu thiệt thòi, có khi chết đi những thành tựu của họ mới được công nhận. Cũng không sao, đó mới là cái đích họ muốn đến. Những con người chân chính và thành tựu họ đạt được sẽ mãi mãi còn tồn tại với thời gian. Chúng ta cũng vậy, sống trong một thời đại như bây giờ, tạo lập thành tích không khó, nhưng đừng biến mình thành kẻ cơ hội, bị người đời xa lánh. Hãy trở thành người thành công chân chính với những thành tựu xứng đáng của mình.

Quảng cáo

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 2

Sáng và tối, trắng và đen, tốt và xấu,… là những phạm trù đối lập tồn tại song song trong cuộc sống của chúng ta. Trong ý kiến “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu” cũng chỉ ra hai loại người đối lập nhau về mặt nhân cách là “kẻ cơ hội” và “người chân chính”. Họ phân biệt nhau dựa trên cơ sở kẻ thì “nôn nóng tạo ra thành tích”, còn người thì “kiên nhẫn lập nên thành tựu”. Bạn sẽ chọn làm người chân chính hay kẻ cơ hội?

Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; còn thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu. Tóm lại về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.

Kẻ cơ hội thì luôn nôn nóng tạo ra thành tích. Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả. Chẳng hạn như, trong học tập có nhiều bạn không chú trọng thực chất mình đã hiểu bài hay không mà chỉ cố gắng bằng mọi cách đề đạt điểm cao, để xếp hạng tốt để được thầy cô và bạn bè khen ngợi. Hoặc trong lĩnh vực kinh doanh, nhiều nhân viên kinh doanh chỉ cố gắng làm sao đạt doanh số cao để được hưởng nhiều hoa hồng mà không cần chú ý đến việc chăm sóc khách hàng hay vấn đề hậu mãi. Về trước mắt thì đó là “thành tích” nhưng có thể đoán được chẳng bao lâu sau nó sẽ trở thành “tai họa” cho chính những kẻ cơ hội nôn nóng ấy.

Quảng cáo

Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong xã hội. Đó chính là sự suy đồi về đạo đức, cũng chính vì lối sống cơ hội này mà bệnh thành tích lan tràn như hiện nay. Vì lẽ đó mà từ mấy năm nay ngành giáo dục đã nêu cao khẩu hiểu “Hai không” là “Nói không với tiêu cực và nói không với bệnh thành tích”. Cũng chính vì chạy theo thành tích mà nhiều người, nhiều ngành không ngại làm những việc dối trá, lộng giá thành chân, gây thiệt hại rất lớn cho xã hội nhất là về mặt kinh tế và văn hóa.

Trái với kẻ cơ hội, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. Báo Phụ nữ Giai phẩm Xuân 2016 đã dành hẳn một tệp “Nối từ quá khứ” để vinh danh những con người chân chính lặng thầm, bền bỉ giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như kỹ sư Tôn Thạnh Nghĩa với cuộc “viễn du với vỏ ốc” hay ông Tám Lãng ở Tân Châu suốt đời cống hiến cho nghề dệt lãnh Mỹ A. Những thành tựu ấy không chỉ có ý nghĩa với cá nhân họ mà còn là vốn quý của cả cộng đồng.

Quảng cáo

Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. Hành xử trung thực trong cuộc sống thực tế xô bồ quả là không dễ. Trong cơn lốc tranh đua, nhiều người muốn có thành tích ngày trước mắt để dễ bề thành công và trên thực tế nhiều người đã thành công. Tuy nhiên, thành công đến từ cơ hội thì không bền vững, trước sự thách thức của thời gian những giá trị đích thực bao giờ cũng trụ vững bất chấp mối nghi ngời “Thật thà thường thua thiệt”.

Ý kiến trên giúp chúng ta nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. Là học sinh, chúng ta cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời cần lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả của một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay.

Vậy, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời chưa? Tôi đoán chắc là bạn sẽ dõng dạc trả lời: Tôi muốn làm người chân chính. Vậy thì ngay bây giờ chúng ta hãy ra sức học tập, rèn luyện một cách bền bỉ, chuyên tâm để lập nên những thành tựu đích thực nhằm khẳng định giá trị của mình. Không nhất thiết phải là đại bang bay cao mấy ngàn dặm, chỉ cần là thành tựu nhỏ, nhưng được làm nên từ chính công sức và trí tuệ của mình thì bạn đã xứng đáng là một người chân chính rồi.

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 3

Có quan điểm cho rằng "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Nội dung của câu nói để phản ánh việc những người cơ hội là những người mà chỉ nhìn thấy những cái lợi ích gần trước mắt thì thường chỉ làm việc để tạo ra được những thành tích, những kết quả tốt mà không có tính lâu bền. Ngược lại, những người chân chính là những người có tầm nhìn xa trông rộng là những người làm việc với mục đích đem đến một thành tựu lâu bền trong cuộc sống. Bàn về kẻ cơ hội, họ là những người có xu hướng nôn nóng, lúc nào cũng muốn tạo ra được kết quả thật nhanh bằng việc lao động để có được những lợi ích trước mắt. Nhưng họ nào biết được, những thành tích mà được tạo ra bằng cách nôn nóng, bằng cách lao động xốc nổi, thiếu chất xám chỉ là thành tích không có tính lâu bền, ít có tiếng vang, và ít có ý nghĩa cho cuộc đời của họ mà thôi. Điều này giống như "tham bát bỏ mâm" vậy. Bên cạnh đó, bàn về những người chân chính, họ là những người kiên nhẫn, kiên trì và bền bỉ đến cùng trong việc mà mình làm. Họ làm ít nhưng đào sâu suy nghĩ, liên tục và cuối cùng tạo ra được thành tựu to lớn. Thành tựu đó không những tạo được tiếng vang mà còn đóng góp cho sự nghiệp của chính họ. Kiểu lao động của họ là kiểu đi chậm, chắc, từ từ mà tạo ra được thành công lớn. Tóm lại, con người cần có tầm nhìn xa trông rộng, lao động bền bỉ kiên nhẫn, thực sự đầu tư nhiều chất xám vào từng việc mà mình làm.

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 4

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng mong muốn cho bản thân ngày càng tốt đẹp, mong muốn mọi việc mình làm đều gặt hái được quả ngọt, thu được những thành tích tốt, kết quả cao. Bởi lẽ vì thế mà có người nỗ lực, phấn đấu hết mình vì mục đích để đạt được những thành tựu, song cũng có những kẻ ngồi không vẫn muốn có thành tích, vẫn muốn có kết quả tốt. Như một câu ngạn ngữ từng viết: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích. Người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu".

"Kẻ cơ hội" là những kẻ lợi dụng từng thời điểm, chực chờ những kẽ hở trong công việc để chớp lấy thời cơ, bất kể hành động đó là đúng hay sai mà nhận lấy thành tích. Thành tích dù được công nhận nhưng thực tế, khả năng của kẻ đó không có, tức là lấy cái bề ngoài mà che lấp sự rỗng tuếch bên trong. "Người chân chính" là những người đàng hoàng, tử tế, chính trực, họ làm mọi việc bằng chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Thành tựu mà họ nhận được mãi vững bền, là minh chứng cho một quá trình kiên nhẫn, chịu thương chịu khó, thậm chí tốn nhiều thời gian công sức mồ hôi mới đạt được. "Kẻ cơ hội" - "người chân chính" là hai thái cực về thái độ sống của con người trong xã hội trên mọi mặt đời sống, giữa họ luôn tồn tại một khoảng cách về giá trị đạo đức.

Thực tế cuộc sống, những người chân chính bằng tài năng và ý chí của mình đã tạo dựng nên những thành tựu cho bản thân, mang về vinh quang cho đất nước, gia đình và xã hội. Đó là hình ảnh anh học sinh nghèo Lê Vũ Hoàng vượt lên nghịch cảnh, phấn đấu ngày ngày học tập ghi dấu tên mình trên đỉnh Olympia đầy vinh quang, nhận suất học bổng du học ở nước ngoài. Là cô bé học sinh nghèo chăm chỉ học tập đạt thủ khoa trường đại học danh tiếng. Là giáo sư Ngô Bảo Châu nghiên cứu mang về giải thưởng toán học danh giá cho đất nước. Là những nhà nghiên cứu, nhà khoa học phát minh ra những loại thuốc quý, những công cụ hữu hiệu phục vụ đời sống xã hội và con người. Đó là những thành tựu luôn được người người trân trọng và gìn giữ, phát triển. Bằng lòng trung thực, sự kiên trì nhẫn nại, bằng ý chí và nghị lực, họ đã góp phần lớn thúc đẩy sự tiến bộ cho đời sống, góp phần xây dựng xã hội ngày một văn minh và giàu đẹp.

Song, thực tế, vẫn còn đầy rẫy những kẻ cơ hội, tham lam, chạy theo thành tích mà sẵn sàng bán đứng cả danh dự, nhân phẩm của chính mình. Đó là những con người ham hư danh, thiếu thực chất, càng nôn nóng có thành tích lại càng vụ lợi. Nhiều kẻ lợi dụng mối quan hệ của mình để tiến thân lại còn huênh hoang tự đắc. Nhiều học sinh gian lận trong thi cử, thiếu trung thực trong học hành cũng chỉ vì điểm số. Kẻ mong lợi lộc về mình sẵn sàng đánh đổi, thậm chí cướp mất đi cơ hội của người khác bằng tiền bạc. Đó là những kẻ sống giả dối, hai mặt, khiến cho xã hội ngày một suy đồi về đạo đức, văn hóa. Chạy theo thành tích là một căn bệnh không hiếm gặp trong đời sống cần được lên án, xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ đầy triển vọng của đất nước.

Thiết nghĩ, cái gì tự mình làm ra, bằng chính công sức sự cố gắng của mình sẽ bền vững theo thời gian, khiến chúng ta thấy tự hào với chính những thành tựu mà mình đạt được. Còn những kẻ cơ hội, thấy lợi trước mắt mà không quan tâm đến người khác thì thành tích rồi cũng sẽ mất đi mà thôi. Điều quan trọng ta cần là nhận được những gì mà chúng ta đã làm để thấy bình an trong tâm hồn. Dù có nhiều khó khăn, thậm chí có lúc mệt mỏi muốn buông xuôi nhưng ta vẫn luôn tin rằng "Có công mài sắt có ngày sẽ nên kim", hãy tin tưởng vào đích đến của tương lai.

Lời đúc kết của người xưa: "Kẻ cơ hội nôn nóng tạo thành tích, người chân chính kiên nhẫn lập nên thành tựu" là một quan điểm rất đúng đắn và sâu sắc. Chúng ta là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, phải không ngừng phấn đấu hơn nữa, học tập, rèn luyện, sống thật tốt, thật có ích và quyết tâm tạo nên những thành tựu tốt đẹp, cao cả. Hãy là những con người chân chính trong một xã hội văn minh!

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 5

Câu ngạn ngữ "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích. Người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu" đã mở ra một cánh cửa sâu sắc để nhìn nhận về sự đối lập giữa "kẻ cơ hội" và "người chân chính" trong cách tiếp cận cuộc sống và công việc. Họ không chỉ là những đối tượng tượng trưng cho hai thái độ sống khác nhau mà còn là những hình mẫu đặc trưng của sự đạo đức và giá trị xã hội.

"Kẻ cơ hội" đại diện cho những cá nhân lợi dụng mọi thời điểm, tận dụng mọi khe hở trong công việc để đạt được lợi ích cá nhân một cách nhanh chóng. Thậm chí, họ không ngần ngại việc thực hiện những hành động không đúng đắn để thu được thành tích. Mặc dù có những thành công nhất định, nhưng thực tế là khả năng và tài năng của họ thường trở nên hời hợt và chỉ mang tính chất bề ngoài, che giấu đi sự rỗng tuếch bên trong.

Ngược lại, "người chân chính" là những người đàng hoàng, tử tế, và chính trực. Họ đặt sự nỗ lực và cống hiến bản thân vào mọi công việc, tạo ra những thành tựu vững bền và đầy ý nghĩa. Thành tựu của họ không chỉ là kết quả của sự kiên nhẫn và chịu thương chịu khó mà còn là minh chứng cho một quá trình phấn đấu dài hạn.

Khi nhìn nhận "kẻ cơ hội" và "người chân chính" trong thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy rằng những người chân chính thường xây dựng những thành tựu không chỉ cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước và xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều "kẻ cơ hội" tham lam, chạy theo thành tích mà sẵn sàng hy sinh cả danh dự và nhân phẩm của bản thân.

Những hành động của những "kẻ cơ hội" này, như gian lận trong thi cử hay việc đánh đổi bằng tiền bạc để đạt được mục tiêu cá nhân, không chỉ đặt ra vấn đề về đạo đức mà còn góp phần làm suy giảm giá trị xã hội. Chúng làm mất đi sự chân thật và khiến cho xã hội hiện đại ngày càng mất đi đạo đức và văn hóa.

Quan điểm của câu ngạn ngữ này là một lời nhắc nhở quan trọng, nhất là đối với các học sinh. Chúng ta cần không ngừng phấn đấu, học tập, và rèn luyện để trở thành những người chân chính, mang lại những thành tựu có giá trị và làm giàu cho cuộc sống. Đồng thời, cần lên án và xử lý kịp thời những hành vi sống giả dối và ham chạy theo thành tích, để bảo vệ giáo dục và giữ gìn đạo đức trong xã hội. Hãy trở thành những con người chân chính, đóng góp vào xã hội văn minh và phồn thịnh.

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 6

Có một quan điểm rằng "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu", và tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Câu nói này không chỉ phản ánh đơn thuần sự khác biệt giữa những người tập trung vào kết quả ngắn hạn và những người đặt nền móng cho thành tựu lâu dài, mà còn đặt ra những cơ hội suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa của công việc và định hình cuộc sống.

Nhìn vào phía kẻ cơ hội, họ thường xuyên áp đặt mình trong sự nôn nóng và ham muốn tạo ra kết quả ngay lập tức. Chúng ta thấy rõ rằng họ tập trung chủ yếu vào những lợi ích ngắn hạn và không tích cực đầu tư vào việc xây dựng cơ sở để đạt được thành tựu lâu dài. Điều này làm cho những thành tích của họ thiếu tính lâu bền, có thể không giữ được giá trị và không đóng góp nhiều cho sự phát triển cá nhân.

Ngược lại, những người chân chính thường là những người có tầm nhìn xa trông rộng và không ngần ngại đặt ra mục tiêu lâu dài. Họ không chỉ làm việc với mục đích tạo ra thành tựu, mà còn xem đó như một phần của hành trình định hình cuộc sống và giữ vững giá trị cá nhân. Làm ít nhưng làm sâu, họ kiên trì, bền bỉ, và đầu tư nhiều chất xám để đảm bảo rằng mỗi thành tựu không chỉ là kết quả của sự nỗ lực ngắn hạn mà còn là sản phẩm của sự suy nghĩ chiến lược và nhẫn nại.

Nói tóm lại, để đạt được thành công có ý nghĩa và bền vững, con người cần có tầm nhìn xa trông rộng, lao động bền bỉ và kiên nhẫn. Thành tích không chỉ đơn thuần là kết quả, mà còn là hành trình tự hoàn thiện và xây dựng giá trị. Việc đầu tư chất xám và công sức vào mỗi hành động sẽ làm nổi bật sự chân chính và giá trị đích thực của mỗi cá nhân trong hành trình của họ.

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 7

Trong cuộc sống này, không ai có thể phủ nhận rằng mọi người đều mơ ước về việc đạt được thành công. Mỗi người đều kỳ vọng có thể làm được điều gì đó đặc biệt để chứng minh giá trị cá nhân của mình. Tuy nhiên, quan điểm rằng "kẻ cơ hội tạo ra thành tích, người chân chính kiên nhẫn lập nên thành tựu" nhấn mạnh sự quan trọng của cả hai khía cạnh trong quá trình đạt được thành công.

Thành công, dù là trong hình thức thành tích hay thành tựu, thực sự là mục tiêu mà nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, không phải mọi thành công đều đáng quý. Thậm chí, việc chú trọng vào thành tích ngắn hạn thay vì thành tựu lâu dài có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Thành tích thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, trong khi thành tựu đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực kéo dài. Có những người dành cả đời để xây dựng những thành tựu đặc biệt. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người hướng đến thành tích như một cách để tự minh chứng và coi đó là thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng, theo đuổi thành tích có thể khiến con người trở thành những người theo đuổi vô nghĩa vì danh lợi. Nhiều người, để chứng tỏ tài năng ở độ tuổi trẻ, sẵn sàng làm mọi cách, kể cả việc vi phạm pháp luật. Quyết tâm tăng doanh thu và lợi nhuận cũng có thể dẫn đến những hành vi không minh bạch và đôi khi độc hại đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, có những con người chân chính, họ cam kết học tập và làm việc với tâm huyết. Đối với họ, mục tiêu không chỉ là thành tích mà còn là thành tựu với giá trị bền vững. Họ không ngần ngại đối mặt với khó khăn, thậm chí là hy sinh, để đạt được những thành tựu mang ý nghĩa đối với xã hội và nhân loại.

Những con người này, với thành tựu của mình, sẽ tồn tại mãi mãi trong thời gian. Trong thời đại hiện nay, khi mọi thứ dường như có thể đạt được một cách dễ dàng, chúng ta cũng nên nhớ rằng quan trọng hơn là tạo ra những thành tựu có giá trị, không chỉ vì bản thân mình mà còn vì lợi ích của cộng đồng và xã hội. Hãy trở thành những người thành công chân chính, với những thành tựu xứng đáng mà chúng ta có thể tự hào.

Nghị luận Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - mẫu 8

Sự đối lập giữa các khái niệm như sáng và tối, trắng và đen, tốt và xấu không chỉ là những yếu tố thường xuyên tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà còn mở ra một cái nhìn đặc biệt về sự đan xen giữa hai loại người - "kẻ cơ hội" và "người chân chính" - những người có lối sống và cách hành xử đối lập.

Câu nói "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" làm nổi bật sự chênh lệch trong cách mà hai loại người này tiếp cận công việc và cuộc sống. Kẻ cơ hội thường là những người mưu cầu lợi ích ngay tại thời điểm hiện tại, không màng đến đúng sai. Trong khi đó, người chân chính thì luôn theo đuổi sự đúng đắn và phù hợp với giá trị xã hội, họ chú trọng vào chất lượng và ý nghĩa thực sự của công việc.

Thành tích và thành tựu trong trường hợp này trở thành bước đo lường giữa hiệu suất ngắn hạn và giá trị lâu dài. Kẻ cơ hội, do thói vụ lợi, có thể nhanh chóng tạo ra những thành tích nhưng thiếu tính lâu bền và ý nghĩa. Trong khi đó, người chân chính, thông qua kiên nhẫn và sự bền bỉ, xây dựng những thành tựu có giá trị lớn, mang lại sự đóng góp có ý nghĩa.

Lối sống và cách hành xử của kẻ cơ hội và người chân chính đều phản ánh một tầm nhìn về cuộc sống. Kẻ cơ hội thích nghi và nôn nóng để đạt được kết quả, trong khi người chân chính kiên nhẫn và tập trung vào sự phát triển bền vững. Quan điểm này nhấn mạnh sự cần thiết của việc làm mỗi công việc với tâm huyết, không chỉ để đạt được kết quả mà còn để định hình ý nghĩa và giá trị trong công việc.

Vậy bạn sẽ lựa chọn trở thành người chân chính hay kẻ cơ hội? Làm người chân chính đòi hỏi sự kiên trì và sự chú tâm đến chất lượng, trong khi kẻ cơ hội thì dựa vào sự nhanh chóng để đạt được lợi ích ngay lập tức. Nên nhớ rằng, những thành tựu thực sự có ý nghĩa là những kết quả của sự bền bỉ và nỗ lực, không chỉ là những thành tích nhanh chóng đạt được.

Tóm lại, nhận thức về sự đối lập giữa kẻ cơ hội và người chân chính là quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà lối sống và quyết định của mình có thể tác động đến sự thành công và giá trị trong cuộc sống. Làm người chân chính, học sinh có thể đặt ra mục tiêu về sự phát triển lâu dài và tôn trọng giá trị thực sự, đồng thời phê phán lối sống cơ hội và nhanh chóng chỉ tập trung vào thành tích ngắn hạn và hữu ích ngay lúc này. Hãy học tập, rèn luyện một cách kiên trì và chăm chỉ để tạo nên những thành tựu có ý nghĩa và khẳng định giá trị của bản thân.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên