5+ Nghị luận về đức tính trung thực (điểm cao)

Đề bài: Bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về đức tính trung thực.

5+ Nghị luận về đức tính trung thực (điểm cao)

Ý kiến của em về đức tính trung thực - mẫu 1

Quảng cáo

    Đức tính trung thực là một trong những đức tính cao quý của con người Việt Nam, được truyền từ đời này sang đời khác. Vậy trung thực là gì? Ý nghĩa của đức tính trung thực trong cuộc sống ra sao? Có thể hiểu đức tính trung thực là đức tính của con người, là thái độ, hành động tôn trọng đến cùng sự thật. Người có đức tính trung thực là người thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trung thực trong học tập là khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, tôn trọng nguyên tắc thi thật học thật. Trong kinh doanh, đức tính trung thực được thể hiện khi ta tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và sản phẩm kinh doanh. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Trong cuộc sống, đức tính trung thực là vô cùng cần thiết và là một trong những yếu tố để đạt được thành công. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Chúng ta cần tự ý thức về nhân cách của bản thân, trung thực từ những điều nhỏ bé nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật, đặc biệt là trong học tập và làm việc.

Ý kiến của em về đức tính trung thực - mẫu 2

Từ xưa đến nay, trung thực là một trong những đức tính đáng quý và cần có ở mỗi con người. Đặc biệt là ở học sinh thì đức tính trung thực càng trở nên cần thiết và được thể hiện rõ trong học tập và thi cử.

Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người có đức tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm khác đi sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật và sẽ luôn được mọi người tin tưởng.

Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật; không tham lam, gian dối.

Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh là không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và mở tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả ...

Có thể thấy trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sự tự xây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính chúng ta thu nhận và rèn luyện chứ không do học vẹt, học máy móc, hoặc qua loa, đối phó.

Tính trung thực còn giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là chữ “tín”, là lòng tin của mọi người vào mình. Đánh mất chữ tín đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu chúng ta không trung thực trong học tập thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở chúng ta nữa.

Hiện nay, trong các kì thi sự gian lận, thiếu trung thực còn khá phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của học sinh và việc dạy của giáo viên, gây dư luận xấu trong xã hội. Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền giáo dục nước nhà.

Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình để giảm thiểu tình trạng thiếu trung thực trong nhà trường. Mỗi chúng ta cần xây dựng ý thức trung thực từ việc nhỏ đến việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để được như vậy, chúng ta cần chú ý nghe giảng, trau dồi kiến thức phong phú. Nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo và khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy đức tính tốt đẹp này. Đồng thời, chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tùy theo khả năng của mỗi người.

Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta, nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân như lời dạy của Bác Hồ “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên