Bài văn Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông (siêu hay)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài văn Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông (siêu hay)

Bài giảng: Ai đã đặt tên cho dòng sông (phần 1) - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

   Có lẽ mỗi khi nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường không ai lại không nghĩ đến bài bút kí nổi tiếng của ông “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Mỗi nhà văn có một tạng, một xu hướng khác nhau, và Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự nổi bật trên phương diện bút kí. Các tác phẩm của ông luôn giàu chất trí tuệ mà vẫn thấm đẫm chất trữ tình.

   Trước khi có tên “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” bài bút kí này còn có một cái tên khác là “Hương ơi, e phải mày chăng”. Phải chăng đây là cách cảm nhận độc đáo của tác giả về dòng sông Hương và cố đô Huế. Đó là một tình cảm sâu nặng và gắn bó tha thiết của ông đối với nơi đây. Cũng bởi có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây, nên sông Hương đã được thi sĩ soi ngắm, phát hiện vẻ đẹp trên nhiều phương diện, vô cùng đa dạng, phong phú.

Quảng cáo

   Trước hết, vẻ đẹp của sông Hương được thể hiện trong cảnh sắc thiên nhiên. Cũng như biết bao con sông khác trên thế giới, sông Hương cũng được hình thành và nằm trong lòng một thành phố cổ kính, mộng mơ. Nhưng điều đặc biệt hơn là sông Hương chỉ duy nhất thuộc về một thành phố, cũng bởi vậy, khi nhận xét nó là người tình thủy chung của thành phố quả là không hề sai. Trước khi mang vẻ đẹp mơ màng, tĩnh lặng ở kinh thành Huế, có một sông Hương rất khác, một nội tâm rất đối lập đã được thể hiện ở nơi rừng núi sâu thẳm. Sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, cuộn cuồn xiết chảy trong núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Sông Hương như một cô gái digan hoang dại, nhưng cũng hết sức quyến rũ, đắm say với màu đỏ chói của hoa đỗ quyên suốt những dặm dài dọc hai bền bờ sông. Trước khi vào đến thành phố sông Hương liên tục chuyển mình, qua cánh đồng Châu Hóa với những vẻ đẹp khác nhau. Khi là một người mẹ dịu dàng, lúc lại biến ảo lung linh với màu nước “sáng xanh, trưa vàng, chiều tím”. Khi chảy qua những khu lăng tẩm triều Nguyễn sông Hương lại mang một dáng vẻ khác hẳn – u tịch, trầm tĩnh hơn bao giờ hết. Ở mỗi khúc đoạn, mỗi khung cảnh sông Hương lại mang những vẻ đẹp làm người ta nao lòng, dù tinh nghịch hồn nghiên, hay u trầm tĩnh lặng tất thảy cũng đều cho thấy vẻ đẹp phong phú của dòng sông Hương. Nhưng tác giả đâu chỉ muốn nói về vẻ đẹp của cảnh sắc, mà đâu đó người đọc vẫn cảm nhận được tâm hồn, con người xứ Huế - người con gái nơi đây. Họ vừa dịu dàng, sâu sắc, vừa có nét gì đó rất phong tình những cũng rất đỗi thủy chung. Chỉ là những nét thoáng chốc, nhưng bằng ngòi bút của mình ông đồng thời làm được cả hai việc, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây.

   Ở một góc độ khác, sông Hương lại hiện lên với nét kiêu dũng, hào hùng của một dòng sông lịch sử. Thời Đại Việt, dòng sông này có tên Linh Giang, nó đã làm trọn nhiệm vụ lịch sử, canh giữ, bảo vệ biên giới đất nước. Vào thế kỉ XVIII kinh thành Phú Xuân, với người anh hùng Nguyễn Huệ, cùng hàng loạt biến cố lịch sử, sông Hương chính là chứng nhân lịch sử ghi lại toàn bộ hành trình lịch sủ đầy dữ dội đó. Đẹp nhất chính là vào ngày mùa thu lịch sủ, dòng sông soi bóng lá cờ đỏ sao vàng, chứng kiến sự tắng lợi của nhân dân ta, kết thúc những năm tháng làm nô lệ tủi nnhuc,… Và hàng nghìn, hàng nghìn sự kiện lịch sử khác. Cho đến nay sông Hương vẫn lặng lẽ như vậy, lặng lẽ chứng kiến sự thay da đổi thịt của đất nước.

   Bằng một con mắt rất đỗi thi sĩ, ông lại thấy ở sông Hương ở một vẻ đẹp rất khác. Mỗi nhà thơ, khi đến với sông Hương luôn bị nó làm cho mê mẩn, say lòng và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Khi ông nhớ đến hình ảnh “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ông chợt liên tưởng đến Nguyễn Du và những bản đàn đi theo suốt cuộc đời của người con gái tài hoa bạc mệnh – Thúy Kiều. Nhưng phải chăng điều mà ông muốn nhấn mạnh ở đây là sự tương đồng giữa cảnh và người trong thơ Nguyễn Du và bờ sông Hương. Dòng sông bất ngờ ngoặt lại thị trấn Bao Vinh như nàng Kiều vấn vương trong tình yêu khắc khoải, đau khổ mà không nỡ buông bỏ. Lại bắt gặp một chân dung rất khác của sông Hương: “Từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ “dòng sông trắng- lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà”, “từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên như “kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của CBQ. “từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh cả tâm hồn trong thơ Tố Hữu”.

   Bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sông Hương trên mọi phương diện: văn hóa, lịch sủ, địa lí,… Nhưng hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm nhận được tình yêu Huế, yêu sông Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng thời qua bài bút kí này ta cũng càng thấy rõ hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông.

Quảng cáo

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


ai-da-dat-ten-cho-dong-song.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên