Top 50 Mở bài Tuyên ngôn độc lập (hay nhất)

Tổng hợp các cách mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh hay nhất với dàn ý và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Mở bài Tuyên ngôn độc lập (hay nhất)

Quảng cáo

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 1

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kì mới cho dân tộc Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 2

Câu thơ như tiếng reo vui của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã cho thấy sức mạnh, sự tác động to lớn của ngày độc lập, ngày nhân dân ta đứng lên làm chủ đất nước, cuộc đời:

“Gió reo, gió reo, gió Việt Nam reo

Mây bay, mây bay, mây hồng tươi sáng.

Gió ca trên non, gió ngợi trên đèo

Gió hát trên đồng: máu đỏ cao treo.”

Và một trong những văn kiện vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đó chính là bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ tịch được đọc vào ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây vừa là một văn bản có ý nghĩa lịch sử trọng đại, vừa là một áng văn chính luận xuất sắc.

Quảng cáo

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 3

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách, thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 4

Ngày 19-8-1945, lực lượng cách mạng và nhân dân Hà Nội đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 26-8 -1945, từ chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo của Đảng đã về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Quảng cáo

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 5

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị cách mạng đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm của người đều thể hiện một thái độ sống quan điểm chính trị rõ ràng, thể hiện tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc. “Tuyên ngôn độc lập” được chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 của chúng ta thành công giành quyền làm chủ về tay nhân dân lao động, đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi bờ cõi nước nhà. “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của nhiều thành tựu to lớn, khi ông cha ta đã hy sinh rất nhiều tính mạng, xương máu để giành quyền làm chủ đất nước.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 6

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó. Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng định.

Quảng cáo

Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 1

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.

Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng định.

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của “tuyên ngôn độc lập mỹ” và “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lý mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như một cách “gậy ông đập lưng ông”, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù, tố cáo tội ác của chúng. Đồng thời bằng cách này, Bác đã đặt tuyên ngôn của Việt Nam sánh vai với tuyên ngôn Pháp và Mỹ và khơi dậy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết thúc phần mở đầu là câu khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Để tố cáo bộ mặt thối nát của thực dân Pháp, Bác dùng một câu vừa khẳng định, phủ định. Bác đã lật ngược lại vấn đề: “thế mà hơn 80 năm nay”. Bác đã vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh: chính trị - văn hóa, kinh tế. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược. Thực dân Pháp nói đến An Nam để khai hóa, văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái nhưng ngược lại. Tất cả những tội ác trên đã cho thấy sự bịp bợm, dối trá của bọn chúng. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Để thấy được tội ác chồng chất của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháp lặp cấu trúc cú pháp kết hợp liệt kê. Lời văn đanh thép của Người thể hiện rõ sự căm hờn khiến cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là hình ảnh “tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Hình ảnh này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. Nhưng tội ác của chúng chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đã “quỳ gối đầu hàng”. Từ đó nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp - Nhật khiến từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Chúng còn thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Tội ác của chúng đã khiến dân ta khốn khổ cùng cực.

Ta có lập trường chính nghĩa của ta. Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ nhân đạo và khoan hồng. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ mấy tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Với giọng điệu nhanh dồn dập, sử dụng nhiều từ khẳng định: “sự thật là…”, Người đã thành công trong việc khẳng định ta chính nghĩa, Pháp phi nghĩa, ta có độc lập tự do là tất yếu.

Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Cũng giống như “Bình ngô đại cáo” và “Nam quốc sơn hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều thể hiện trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa,... Trong số đó sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn quan trọng khi nói về tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Người viết văn không phải chỉ để thỏa mãn cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà sinh thời văn thơ của Người luôn đóng một vai trò trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời, văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng phải kể đến tác phẩm sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện có ý nghĩa lịch vô cùng quan trọng, đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với bối cảnh lịch sử quan trọng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật buông vũ khí đầu hàng quân Đồng Minh, nhận thấy thời cơ giải phóng đã đến, Đảng đã tiến hành phát động nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật. Tổng khởi nghĩa thành công, ngày 26/8/1945 Bác Hồ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tức tốc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đã tuyên đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu người dân Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt hơn 80 năm xiềng xích nô lệ, giành lại độc lập chủ quyền từ đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời cũng chính thức chấm dứt chế độ phong kiến, quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ. Bản tuyên ngôn cũng là lời công kích mạnh mẽ đến các thế lực thù địch đang nhăm nhe quay lại xâm lược nước ta, đập tan những luận điệu xảo trá, âm mưu thâm độc của chúng. Khuyến khích, cổ vũ, động viên các dân tộc đang bị áp bức trên thế giới mạnh mẽ đứng lên giành lại chính quyền, độc lập tự chủ cho đất nước của mình, và tranh thủ sự đồng tình, thiện chí giúp đỡ của các quốc gia khác trên thế giới.

Tuyên ngôn độc lập với vai trò là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, thì bản thân nó còn là một áng văn chính luận xuất sắc với những hệ thống luận điểm, luận cứ, chặt chẽ, ngắn gọn và súc tích, mang tính thuyết phục cao. Thể hiện tài năng ấn tượng của Bác trong lĩnh vực văn chính luận với ngòi bút sắc bén, uyên bác, bên cạnh biệt tài thơ ca trữ tình chính trị.

Luận điểm đầu tiên Bác đưa ra trong tác phẩm ấy là đưa ra cơ sở pháp lý dựa trên những văn kiện lịch sử của các nước lớn, đã từng được công bố trước đây để làm tiền đề cho bản tuyên ngôn của mình. Đầu tiên Người đã trích dẫn một đoạn rất ấn tượng trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), được xem là chân lý của thời đại rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau đó bằng sự sáng tạo và sự khôn khéo của mình Bác đã chú giải mở rộng ý, và đồng thời cũng nhấn mạnh, tập trung vào câu: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Để khẳng định sự bao quát của chân lý đã được nêu ra trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng không chỉ riêng mình dân tộc nào, mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều xứng đáng được đối xử công bằng, được hưởng những quyền con người, như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Và để tiếp tục bổ sung và khẳng định sự đúng đắn của luận điểm trên Bác đã mượn và trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của các mạng Pháp(1791) trong đó người quan tâm và nhấn mạnh ở hai từ “bình đẳng” và “tự do”, với mục đích chứng minh rằng không chỉ riêng mình Bác hay nước Mỹ mà ở Pháp người ta cũng đồng tình với quan điểm này. Như vậy có thể nhận thấy rằng bằng việc sử dụng tuyên ngôn của hai đế quốc hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ, trong đó có một nước là kẻ thù xâm lược nước ta, đã giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu cũng như những luận điệu xảo trá của kẻ thù nhằm nhòm ngó, quay trở lại nước ta lần nữa. Không chỉ vậy với vị thế của hai đế quốc như Mỹ và Pháp, giá trị của Bản tuyên ngôn lại càng được củng cố, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao hơn cả. Cuối cùng Hồ Chủ tịch chốt hạ một câu ngắn gọn và sắc bén để kết lại phần cơ sở pháp lý rằng: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt trong nghệ thuật chiến luận của Hồ Chủ tịch và khát khao đem về cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam sự tự do bình đẳng, công bằng và bác ái giống như các nước trên thế giới đã từng làm. Những lý lẽ và dẫn chứng chọn lọc, không chỉ tác động sâu sắc đến toàn thể dân tộc Việt Nam mà còn đánh động vào nhân dân Pháp, quân đội Pháp, ngấm ngầm phê phán, thức tỉnh lương tri của họ rằng quân đội của họ, chính quyền của họ đang đi ngược lại với những gì cha ông mình đã lập ra, khiến phái Pháp phải tự soi xét lại về những hành động bịp bợm, xảo trá đang tự tay bôi nhọ chính cha anh của mình. Đồng thời khơi gợi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Sau khi nêu ra và khẳng định tính chân lý của cơ sở pháp lý, Bác tiếp tục đưa ra những luận cứ về cơ sở thực tiễn để phá tan âm mưu cùng những luận điệu xảo trá mà thực dân Pháp đưa ra nhằm biến nước ta thành thuộc địa như sự “khai sáng văn minh” hay “nền bảo hộ”,... Đầu tiên Hồ Chủ tịch nêu ra chứng cứ vô cùng xác đáng và rõ ràng rằng: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Sau đó Người triển khai những luận điểm mạnh mẽ để bác bỏ, phá vỡ những luận điệu xảo trá được cho là “khai hóa” dân tộc ta của thực dân Pháp lần lượt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Thứ nhất về chính trị và văn hóa, chúng đã “khai hóa” chúng ta bằng cách “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, lại liên tục lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, giết hại, tàn sát đồng bào ta không thương tiếc, đem thứ thuốc phiện ghê gớm, cùng thứ rượu chè bê tha để tiêu diệt và làm suy thoái giống nòi của ta một cách từ từ. Quả thật không biết thực dân Pháp đã “khai hóa” gì với những trò bẩn thỉu, ghê tẩm ấy. Về kinh tế, chúng lại “khai hóa” bằng cách “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”, rồi đặt ra đủ các loại sưu thuế vô lý, chèn ép nhân dân ta đến cùng đường mạt vận. Như vậy, với những dẫn chứng rõ ràng và sắc bén ấy, Bác đã giáng một đòn chí mạng vào thực dân Pháp, đặc biệt là những kẻ nắm quyền luôn ấp ủ cái luận điệu “khai hóa” cốt để lừa bịp nhân dân ta và nhân thế giới, để thuận bề xâm chiếm và đồng hóa dân tộc ta. Tuy nhiên, chúng đã quá coi thường dân tộc Việt Nam, quá trắng trợn khi thực thi việc “khai hóa” điên rồ của chúng, dẫn đến bị bóc trần mà không thể chối cãi.

Bên cạnh luận điệu “khai hóa” nực cười, thực dân Pháp còn liên tục ra giảng luận điệu “bảo hộ” một cách đường đường chính chính, thế nhưng cái trò xảo trá ấy cũng chẳng thể nào che đậy được âm mưu bẩn thỉu của chúng. Hồ Chủ tịch đã nhanh chóng bác bỏ chúng bằng cách nêu ra dẫn chứng vô cùng thuyết phục và rõ ràng rằng, dù mang tiếng bảo hộ, nhưng thực tế Pháp đã hai lần dâng nước ta cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm trời. Dẫn đến hậu quả là hơn 2 triệu đồng bào ta phải chịu chết đói, không chỉ vậy chúng mang tiếng bảo hộ thế nhưng lại khước từ liên minh với ta chống Nhật, thậm chí quay ra khủng bố, khiến quân dân ta tổn thất nặng nề, cùng với đó chúng còn tàn sát cả những người tù chính trị. Với bấy nhiêu bằng cớ về hành động vô liêm sỉ của thực dân Pháp, quả thực nói đến luận điệu “bảo hộ” lại chỉ khiến người ta thấy nực cười, chẳng lẽ bọn chúng không thấy xấu hổ và nhục nhã chăng? Có thể nói rằng bằng ngòi bút luận chiến sắc bén, trí tuệ và sự khéo léo Bác đã vạch trần được âm mưu và sự xảo trá của thực dân Pháp với hai luận điệu “khai hóa” và “bảo hộ” khiến chúng không thể nào chối cãi, giáng một đòn đau vào bộ mặt giả nhân giả nghĩa của kẻ thù. Cuối cùng để kết thúc phần cơ sở thực tiễn Bác đã nhấn mạnh hai sự thật rằng: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Để xác minh việc Việt Nam hoàn toàn không hề nhận sự “khai hóa” hay “bảo hộ” gì từ Pháp và hoàn toàn tách biệt với Pháp, từ đó tiến tới việc Tuyên ngôn độc lập.

Sau khi đã làm rõ cơ sở pháp lý và nêu ra được cơ sở thực tiễn với những lý lẽ và luận điểm chặt chẽ, ngắn gọn xúc tích và đi vào lòng người, Hồ Chủ tịch đã sử dụng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép, kết cấu trùng lặp, liên tục nhấn mạnh và xoáy sâu vào hai vấn đề chính là “độc lập” và “tự do” để tuyên bố nền độc lập của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Đó là những lời lẽ xuất phát từ trái tim của một con người có lòng yêu nước, yêu dân, yêu chuộng hòa bình sâu sắc, là những khát khao cháy bỏng không chỉ của riêng mình Bác mà còn chính là thay lời muốn nói của toàn thể dân tộc Việt Nam. Muốn tuyên bố với cả thế giới rằng nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, nhân dân Việt Nam quyết hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập thiêng liêng, cao quý ấy.

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm giời nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.

Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 3

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 nước ta đã diễn ra một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng. Đó chính là đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam. Trong toàn bộ văn bản Tuyên ngôn độc lập mà chủ tịch Hồ Chí Minh viết không dài chỉ ngắn gọn súc tích, chưa tới một nghìn chữ, nhưng bố cục và lời lẽ đanh thép. Nó có sức sống vô cùng mãnh liệt.

Trong phần đầu tiên, bản Tuyên ngôn độc lập nêu lên lý luận, chân lý bất hủ về nhân quyền và dân quyền của con người. Tác giả Hồ Chí Minh đã khôn khéo khi trích dẫn những lời lẽ trong hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp. Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ra đời khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công có tính chất tiên phong của những nước lớn có ảnh hưởng tới nhiều nước khác trên thế giới khiến cho ai cũng phải thừa nhận tính đúng đắn không thể chối cãi của chúng. Ta có thể hiểu được thâm ý sâu xa của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trích dẫn này: "Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền sung sướng, và quyền tự do".

Nhưng ngay sau câu nói này tác giả Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp khi chúng lợi dụng cái mác khai hóa tiến vào nước ta để bóc lột dân ta biến chúng ta thành nô lệ. “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta". Bằng những lập luận đanh thép của mình, tác giả đã phơi bày một cách vô cùng rõ ràng bản chất bóc lột của thực dân Pháp khi vào nước ta, khác hẳn với bộ mặt nhân đạo mà chúng nói với quốc tế, về chính nghĩa những điều chúng làm với dân ta là đàn áp cướp bóc.

Trong phần hai của bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã vạch tội thực dân Pháp rằng chúng chính là nguyên nhân gây cho đất nước ta những đói khổ nghèo nàn, lạc hậu. Chúng cướp đi tự do của dân ta, tuyệt đối không cho ta chút tự do nào. Rồi chúng thi hành những đạo luật vô cùng dã man tàn ác với nước ta, ngăn cản việc thống nhất đất nước, ngăn cản các hoạt động yêu nước, đưa ra nhiều thuế má làm dân ta nghèo đói.

Tác giả cũng kể rõ tội trạng của thực dân Pháp khi chúng đã nhiều lần bán nước ta cho Nhật. Chúng thường hô hào rằng chúng cùng quân đồng minh giải phóng nước ta nhưng thực chất chúng đã nhiều lần phản bội lại quân đồng minh. Việc Việt Nam giành được độc lập từ tay của Nhật là điều không thể chối cãi. Tác giả Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ ràng rằng tự do vừa giành được vô cùng quý giá. Bởi để giành được nó người dân của chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều máu xương, tâm huyết, thế nhưng chúng ta vẫn còn nhiều kẻ thù, thù trong giặc ngoài đang âm mưu bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam bé nhỏ non trẻ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trịnh trọng tuyên bố “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập". Người cũng nói thêm rằng "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Những lời nói đanh thép hào hùng của Người thể hiện quyết tâm lớn của dân tộc sẽ mang tất cả những gì mình có để bảo vệ tự do của tổ quốc thân yêu. Những lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh như lời thề thiêng liêng sắt đá, vừa mang tính khích lệ cổ vũ người dân tiến lên vừa mang tính cảnh cáo răn đe kẻ thù.

Bản Tuyên ngôn độc lập này thể hiện sự ra đời của một nhà nước mới trên trường quốc tế. Từ đây, nước Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ thế giới sánh ngang cùng các cường quốc năm châu. Bằng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép tác giả Hồ Chí Minh đã viết một bản Tuyên ngôn độc lập vô cùng sâu sắc mang ý nghĩa lịch sử to lớn, được lưu danh thiên cổ, ngàn đời sau vẫn còn ý nghĩa vô cùng to lớn.

Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 4

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói trọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc… Phần đầu bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ và bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp đã có dụng ý sâu sắc. Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ; đã đấu tranh giành độc lập thành công.

Bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân phản kháng lại áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lý, lại đại diện cho những cuộc cách mạng có tính tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, nên mang tính công pháp quốc tế, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng. Ta có thể thấy sự hiểu biết và cân nhắc kỹ càng của vị Chủ tịch khi trích dẫn những chân lý đó. Hơn thế Người còn vận dụng sáng tạo: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát hơn và cũng đầy thuyết phục. Điều đáng nói hơn nữa là ngay ở đoạn đầu này, cũng chính là lời trích dẫn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” đã tỏa ra sức chiến đấu mạnh mẽ và tiềm tàng của Tuyên ngôn độc lập. Bởi vì chính phủ Pháp chính phủ phụng sự cho tinh thần của “Tuyên ngôn nhân quyền” đầy lẽ phải kia lại đang thi hành những hành động trái ngược hẳn; “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do… hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Rõ ràng qua cách lập luận như thế, một sự thật được phơi bày một cách hiển nhiên: bản chất của thực dân Pháp ở Việt Nam là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa, kết thúc phần này là một câu khẳng định ngắn gọn và đầy sức thuyết phục.

Mở rộng hơn, phần hai liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra trên đất nước ta trong suốt gần một trăm năm đô hộ. Trước tiên, chúng tước đoạt tự do chính trị “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào…”, “chúng thẳng tay chém giết những người tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”, “chúng thi hành những luật pháp dã man ”, “chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”… Chỉ trong một đoạn ngắn hai mươi mốt câu, tác giả xé toang chiêu bài “khai hóa, bảo hộ” giả dối bịp bợm bấy lâu chúng dùng để che đậy những việc làm xấu xa độc ác. Từ những hành động tàn nhẫn của thực dân Pháp như khủng bố Việt Minh, giết những người tù chính trị… tác giả dẫn dắt chúng ta đến những hành động nhân đạo. Chúng ta chống phát xít, chúng ta đứng về phía mặt trận dân chủ chống phát xít, chúng ta có vai trò và vị trí xứng đáng trước thế giới chính do sức mạnh tự thân của dân tộc.

Tự do vừa giành được ấy thật vô giá, để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Ấy thế mà vẫn còn bao nhiêu thế lực thù trong giặc ngoài đến, lúc bấy giờ đang lăm le bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam non trẻ, hiểu được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt.

Đây là bản Tuyên ngôn độc tập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 7

Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 8

Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ sẽ phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 9

Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 10

Ngày 2/9/1945 là một sự kiện lớn, một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử dân tộc, trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua nhưng mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu chúng ta lại bồi hồi như đang đứng giữa quảng trường Ba Đình năm ấy và lại rưng rưng cảm giác xúc động, vui sướng, tự hào khi nghe giọng Bác trầm ấm “Tôi nói đồng bào nghe rõ không” khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập – một văn kiện lịch sử đặc biệt, một áng văn chính luận bất hủ.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 11

Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều thể hiện trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa,... Trong số đó sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn quan trọng khi nói về tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Người viết văn không phải chỉ để thỏa mãn cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà sinh thời văn thơ của Người luôn đóng một vai trò trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời, văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng phải kể đến tác phẩm sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện có ý nghĩa lịch vô cùng quan trọng, đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 13

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một cây bút nghệ thuật đầy tài hoa của dân tộc. Thơ văn Bác vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại lại đầy sáng tạo lại mang những giá trị tư tưởng cao. Nếu trong thơ trữ tình, ta bắt gặp những lời thơ tràn ngập niềm lạc quan và tinh thần đầy tự do, phóng khoáng thì trong văn học chính luận là những áng văn đầy khúc chiết, chặt chẽ, có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, người nghe. Tuyên ngôn độc lập mà một tác phẩm chính luận đầy mẫu mực của Bác, nó chứa đựng những tình cảm thiết tha, những tư tưởng mang tầm thời đại và những kết tinh những vẻ đẹp tinh túy của dân tộc Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 15

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh; nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có Tuyên ngôn Độc lập y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông… ( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích).

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 16

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 17

Trong văn học Việt Nam, ít có tác phẩm nào chứa nhiều giá trị như Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều giá trị đó, người ta nhắc nhiều đến giá trị sử học và văn học. Nhìn từ những góc độ khác nhau, hai giá trị này hòa quyện, xuyên thấm. Trên cơ sở thực tiễn và lập luận chặt chẽ đã tạo nên sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho văn bản.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 18

Hồ Chí Minh – Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài ba, người anh hùng dân tộc đã giúp giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ, thoát cảnh lầm than mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Người đã để lại rất nhiều tác phẩm đặc sắc với nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số không thể không nhắc tới “Tuyên ngôn độc lập” được ra đời vào năm 1945 là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, thành công nhất và tiêu biểu nhất cho phong cách văn chính luận của Người.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 19

“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch là một tác phẩm nghệ thuật, một văn kiện lịch sử quan trọng. Không chỉ dừng lại là áng văn chính luận mẫu mực thể hiện tài năng, trí tuệ và tầm nhìn của chủ tịch Hồ Chí Minh mà nó còn là văn kiện mang ý nghĩa lịch sử, chính trị chính trị sâu sắc. Bản tuyên ngôn đã khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc và còn tuyên bố với toàn thể nhân dân thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng thời cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước đang bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 20

Hồ Chí Minh một người con ưu tú của dân tộc, một nhà cách mạng yêu nước và một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp văn chương của Người cũng có những thành tựu vô cùng to lớn. Đặc biệt phải kể đến “Tuyên ngôn độc lập” một áng hùng văn thiên cổ, một văn kiện lịch sử quan trọng. Tác phẩm này là tiếng nói đã giúp nước ta bước vào một kỳ nguyên mới, một kỷ nguyên của sự tự do. “Tuyên ngôn độc lập” chính là hơi thở của toàn dân Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 21

“Tuyên ngôn độc lập” do chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố thoát ly hoàn toàn khỏi Pháp và chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời nó cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho nước ta, một kỷ nguyên của độc lập tự do. “Tuyên ngôn độc lập” được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Nó được soạn thảo khi chính quyền cách mạng nước ta còn non trẻ khi vừa mới thành lập đã phải đối mặt với biết bao thử thách, các thế lực phản động cấu kết nhăm nhe tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, “Tuyên ngôn độc lập” vẫn được ra đời và mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với toàn thể mỗi con người dân tộc ta

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 22

“Tuyên ngôn Độc lập” một trong những áng văn nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với giọng văn đanh thép, hùng hồn mà thống thiết, với lí luận chặt chẽ sắc bén, tác phẩm đã tạo lên sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” chính là kết quả của bao nhiêu con người anh hùng đã hi sinh, bao nhiêu máu đã đổ, và bao nhiêu giọt nước mắt đã tuôn rơi. Đó cũng chính là kết quả là trái ngọt sau bao nhiêu cố gắng, chất chứa bao niềm hi vọng và sự tin tưởng của hơn 20 triệu người dân Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 23

Theo chiều dài lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta đã có rất nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Một trong những dấu mốc lịch sử trọng đại nhất đó là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, từ đó khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để tuyên bố với nhân dân cả nước cũng như toàn thế giới biết được nước Việt Nam ta từ nay độc lập, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã viết lên bản “ Tuyên ngôn độc lập”. Đây cũng chính là một văn kiện đặc biệt vừa mang tính văn học, vừa mang tính lịch sử trọng đại.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 24

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam. Có ý kiến cho rằng: một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 25

Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách., thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 26

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại không chỉ là một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn, một nhà thơ tài hoa của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đánh dấu bởi sự kiên định, tình yêu thương dành cho đất nước và con người, đã thôi thúc Người trở thành một trong những nhà văn lớn của thời đại. Trong sự nghiệp văn chương của Người, "Tuyên ngôn độc lập" xuất sắc nổi bật như một bức tranh vĩ đại, gắn liền với tên tuổi của Người và với lịch sử Việt Nam. Tác phẩm này không chỉ là một bản tuyên bố chính trị, mà còn là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc, thể hiện tài năng văn học đỉnh cao của Người. "Tuyên ngôn độc lập" phản ánh tâm hồn của một người lãnh đạo, người thầy, người bác ái yêu nước, đang đứng trước một quyết định lịch sử quan trọng. Bằng từ ngữ đơn giản nhưng rất sâu sắc, Người đã truyền đạt tới thế giới thông điệp về quyết tâm và lòng dũng cảm của một dân tộc, một quốc gia tự chủ, tự quyết định số phận của mình. Tác phẩm này không chỉ kể về sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam, mà còn phản ánh sự kiên nhẫn, sự hy sinh và tình yêu thương của Hồ Chí Minh dành cho dân tộc và đất nước. Từng dòng chữ trong "Tuyên ngôn độc lập" mang trong đó tinh thần của một người lãnh tụ tài ba, một người viết nên lịch sử.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 27

"Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ Tịch không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh lịch sử sáng tạo, một quốc bảo văn hóa đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình của dân tộc Việt Nam. Trong từng từ ngữ, tuyên ngôn không chỉ là ký tự của sự tự do, mà còn là biểu hiện của lòng dũng cảm và lòng trung hiếu quốc tế. Bức tranh "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà là một di sản vô song, là biểu tượng của lòng yêu nước, lòng quyết tâm và lòng trung hiếu dành cho đất nước và nhân dân. Trong từng câu từ, nó chứa đựng sức mạnh của lòng dũng cảm, sự kiên định và lòng trung hiếu, tất cả đều hướng về một mục tiêu duy nhất: độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Nếu nhìn sâu hơn, "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một văn bản, mà là một bản hòa nhạc của lòng yêu nước và lòng trung hiếu. Nó là tiếng hát của hàng triệu trái tim Việt Nam hướng về một tương lai rực rỡ, là định hình cho những thế hệ tương lai về lòng tự hào và lòng trung hiếu quốc tế. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là nguồn cảm hứng cho người Việt Nam, mà còn là nguồn sức mạnh cho toàn thể nhân loại. Nó nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa thực sự của tự do, về giá trị của sự hy sinh và lòng kiên nhẫn trong cuộc chiến cho độc lập và tự do. Bản tuyên ngôn này không chỉ là ký tự của quá khứ, mà còn là hướng dẫn cho tương lai, là ngọn đèn soi đường cho con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 28

Hồ Chí Minh, một con người ưu tú của dân tộc Việt Nam, không chỉ là một nhà lãnh đạo vĩ đại và một anh hùng dân tộc, mà còn là một nhà văn và nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam. Cuộc đời của Người trải qua nhiều gian nan và khó khăn, nhưng tâm hồn và tài năng văn chương của Người luôn sáng ngời. Trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh, "Tuyên ngôn độc lập" là một tác phẩm xuất sắc, một tượng đài văn hóa và lịch sử của dân tộc. Tác phẩm này không chỉ đơn thuần là một văn bản chính trị, mà còn là một kiệt tác văn chính luận đầy tinh thần và tri thức. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là lời tuyên bố độc lập của một quốc gia, mà còn là tiếng nói của một nhân dân kiên định và quyết tâm. Từng câu từ trong tác phẩm này phản ánh tinh thần đoàn kết và sự hy sinh của người dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì tự do và độc lập. Đó là tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh, người luôn tôn trọng và yêu quý nhân dân. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một tài liệu lịch sử quan trọng, mà còn là hơi thở của toàn dân Việt Nam. Nó đã góp phần quan trọng trong việc đưa đất nước này bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên của sự tự do và độc lập. Tác phẩm này thể hiện tầm nhìn và khát vọng của Hồ Chí Minh về một nền văn hóa và lịch sử phồn thịnh cho dân tộc Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 29

"Tuyên ngôn Độc lập," một trong những tác phẩm vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là một tài liệu lịch sử, mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập và tự do. Với giọng văn đanh thép, hùng hồn mà thống thiết, "Tuyên ngôn Độc lập" đã đánh thức tinh thần đoàn kết và hy sinh của người dân Việt Nam. Từng câu từ của tác phẩm phản ánh tinh thần đoàn kết và sự đoàn viên của người Việt trong cuộc chiến đấu khốc liệt. Đó là tiếng nói của một nhân dân quyết tâm không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh tất cả cho quyền tự do và độc lập của đất nước. "Tuyên ngôn Độc lập" là kết quả của sự hy sinh đằng sau mỗi từ ngữ, mỗi câu chữ. Đó là sự hi sinh của những người lính chiến đấu trên chiến trường, của những người phụ nữ và trẻ em chịu khói bom đạn, của những người công nhân nơi nhà máy sản xuất vũ khí. Tác phẩm này chứa đựng cả một dòng máu Việt Nam, là biểu tượng của sự đoàn kết và tự hào dân tộc. "Tuyên ngôn Độc lập" cũng là hình ảnh của trái ngọt sau bao nhiêu cố gắng và khó khăn. Đó là niềm hy vọng rạng ngời sau bao nhiêu đêm trắng và ngày đen. Tác phẩm này thể hiện lòng tự hào và lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 30

"Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một tác phẩm văn học, mà là một biểu hiện của lòng trung hiếu và lòng yêu nước. Nó không chỉ là lời kêu gọi độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, mà còn là bản tuyên thệ của một dân tộc quyết tâm giữ vững độc lập, tự do và chủ quan của mình. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một văn kiện lịch sử, mà còn là bản kế hoạch chiến lược cho cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do. Nó không chỉ là lời tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mà còn là một hành động quyết liệt, một nỗ lực không ngừng nghỉ để giành lại tự do và quyền lợi cho dân tộc. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là lời hứa hẹn, mà còn là sự cam kết và lòng trung hiếu của một dân tộc đang chịu sự áp bức và bóc lột. Nó không chỉ là một tác phẩm văn chương, mà còn là một biểu hiện của lòng dũng cảm và lòng trung hiếu, là bức tranh tĩnh lặng vẽ lên hình ảnh của một dân tộc đang nổi dậy, đang chiến đấu để giữ vững và phát triển bản thân. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một trang sách, mà còn là nguồn động viên và động lực cho toàn bộ dân tộc. Nó không chỉ là lời kêu gọi đoàn kết, mà còn là lời thách thức, là lời kêu gọi đến tất cả mọi người hãy đứng lên, hãy cùng nhau chiến đấu cho độc lập và tự do. "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ là một văn bản, mà còn là niềm tin và hy vọng của dân tộc. Nó không chỉ là lời tuyên bố, mà còn là sự khẳng định về sức mạnh và ý chí của một dân tộc quyết đoán đứng lên, không ngừng nghỉ để bảo vệ và xây dựng tương lai tươi sáng cho thế hệ sau này.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 31

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh - một nhà lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và cũng là nhà văn hóa xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ngòi bút tinh tế, sắc nét của người được thể hiện qua những tác phẩm từ văn học đến chính sự. Một trong những “kiệt tác” phải kể đến chính là Tuyên ngôn độc lập - một văn bản minh chứng hùng hồn cho nền độc lập của nước nhà.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 32

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý tác giả Hồ Chí Minh với áng văn Tuyên ngôn độc lập - bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của nước nhà có ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 33

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Một trong những tác phẩm để lại nhiều giá trị to lớn cho lịch sử Việt Nam cũng như nền văn học nước nhà chính là bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 34

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập - mẫu 35

Dòng máu lạc hồng qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vẫn tuôn trào trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam. Một dân tộc mang trong mình dòng máu anh hùng quyết chiến sinh tử với bè lũ cướp nước, quyết diệt tận vong lũ bè bán nước. Hỡi ôi! Một dân tộc lừng lẫy chiến công vang dội mang tên Việt Nam. Mỗi một người dân đều là máu thịt của đất nước, họ xứng đáng được hưởng quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không chỉ là bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù xâm lược mà còn chính là một lời khẳng định chắc chắn về quyền tự do, tự chủ của dân tộc.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên