20+ Mở bài Hình tượng cây xà nu (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp mở bài Phân tích hình tượng cây xà nu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 1
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 2
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 3
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 4
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 5
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 6
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 7
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 8
- Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 9
- Mở bài hình tượng cây xà nu (các mẫu khác)
20+ Mở bài Hình tượng cây xà nu (hay, ngắn gọn)
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 1
Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất khi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 2
Viết về mảnh đất gắn bó với một phần cuộc sống của mình không phải là đề tài hiếm gặp trong các tác phẩm văn học. “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm như vậy. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về thiên nhiên Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trở thành biểu tượng của mảnh đất và con người tây Nguyên.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 3
Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Truyện “Rừng xà nu” của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc "đồng khởi" của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa... quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mĩ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết,... thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc hoạ và ngợi ca như một dũng sĩ oai hùng.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 4
Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 5
Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có “Bóng cây Kơnia” như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có “Bài ca chim Chơ-rao”, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những “Rừng xà nu” nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 6
Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã từng dành lời nhận xét với nhà văn Nguyễn Trung Thành rằng “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng cũng như Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp.” ( Nguyên Ngọc là bút danh khác của Nguyễn Trung Thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước). Thật đúng như vậy trong các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành các nhân vật đều mang những nét cá tính riêng và đặc biệt là đậm bản chất của người anh hùng muôn đời – là vẻ đẹp xuất phát phẩm chất và hành động của con người. Họ luôn mang vẻ dũng mãnh, cùng với đó là mang nét hoang dại của vùng núi rừng với một trái tim chất chứa nỗi căm thù giặc rực cháy nhưng tâm hồn không bao giờ mất đi vẻ trong sáng và hồn nhiên như những con người sống ở thời thơ ấu xa xăm vậy. Trong kho tàng văn học đồ sộ của ông thì tác phẩm Rừng xà nu hẳn để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác phẩm “Rừng xà nu” được sáng tác vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ đang dốc hết sức về binh lực hỏa lực và kéo quân vào miền Nam Việt Năm, đặc biệt trên mạng đất cao nguyên đồi núi ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên trong tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ” và sau đó được đưa vào tập mang tên “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tác phẩm không chỉ là những nét vẽ chân thực về con người Việt Nam đang ngày đêm chiến đấu anh dũng mà còn là hình ảnh cây xà nu luôn hiên ngang bao qua đợt bom đan anh dũng như những người lính cụ Hồ.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 7
Viết về mảnh đất đã từng gắn bó với một phần đời người không phải là chủ đề tài hiếm gặp trong các tác phẩm văn học Việt Nam. “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm tiêu biểu như thế được viết vào năm 1965 – những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt của nhân dân ta. Đây có thể coi là một trong những kiệt tác hay nhất viết về thiên nhiên rừng núi Tây Nguyên. Qua câu chuyện đầy chân thực của những người dân trong một làng quê gắn liền với cánh rừng xa nù rợp xanh ngút ngàn và vô tận, tác giả Nguyễn Trung Thành đặt ra vấn đề có ý nghĩa mang tính dân tộc và thời đại: để giành lại cuộc sống yên bình của nhân dân và đất nước không còn gì khác ngoài cách nào cùng nhau đoàn kết đứng lên và cầm vũ khí chống lại kẻ thù xâm lược tàn ác. Đặc biệt trong tác phẩm này, cây xà nu mang ý nghĩa biểu vô cùng quan trọng, còn bản thân cây xà nu được tác giả nhắc lại hai mươi lần trong cả tác phẩm. Cây xà nu gắn bó với đời sống người dân Tây Nguyên và cũng đã trở thành đặc trưng của người dân kiên cường bất khuất chân thành của mảnh đất Tây Nguyên.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 8
Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của cùng đất Tây Nguyên, các tác phẩm của ông hướng đến sự sâu sắc và chân thực về con người và thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn mang tên “Rừng xà nu” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trung Thành khi ngợi ca mảnh đất Tây Nguyên hùng tráng. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu đậm nét đặc trưng về bản chất, tính cách và phẩm chất cho con người sinh sống trên mảnh đất này. Xuyên suốt truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu là hình ảnh trung tâm, là nền và cũng là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả khắc họa thành công từng nhân vật, con người. Cây xà nu không chỉ là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, với sức dẻo dai, kiên cường, bất khuất mà qua hình tượng Xà nu khiến người đọc phải có cái nhìn đầy ngưỡng mộ về vùng đất và người Tây Nguyên trong suốt chặng đường kháng chiến của dân tộc ta.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 9
Truyện ngắn mang tên Rừng xa nu của Nguyễn Trung Thành là một thành công lớn, tiêu biểu cho khuynh hướng văn học sử thi và cảm hứng lãng mạn của thi ca Việt Nam khi viết về chủ đề chiến tranh trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được sáng tác vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới, bắt đầu đổ quân vào miền Nam Việt Nam, và là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng trên mảnh đất đồi núi Tây Nguyên. Và trong truyện ngắn này xuất hiện hình ảnh cây xà nu là hình ảnh nổi bật xuyên suốt cả tác phẩm. Hình ảnh cây xà nu là một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng bao trùm toàn truyện ngắn. Cây Xà nu là cây sinh lực, là mạch hồn, là nhựa sống của người dân Tây Nguyên. Những chiến công vang dội của người dân làng Xô man cùng những tấm gương với lẽ sống cao đẹp sáng ngời ngay trong cuộc chiến đấu tàn khốc ác liệt với kẻ thù xâm lược đều gắn liền vơi sự xuất hiện của rừng cây xà nu bát ngát. Sự kiên cường dẻo dai bất khuất của rừng cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho vóc dáng, khí thế cùng phẩm chất đáng quý của mỗi người dân Tây Nguyên.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 10
Tác giả Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt và tàn khốc, cùng với người dân bản địa nơi đây đã cho văn Nguyễn Trung Thành những hiểu biết vô cùng chân thành, sâu sắc về mảnh đất không chỉ vang vọng tiếng cồng chiêng vào mỗi mùa lễ hội, mà nơi còn có tiếng những người dũng cảm, ngoan cường cùng kêu gọi nhau đoàn kết đứng lên đánh giắc bảo vệ làng xóm quê hương đất nước. Nếu như trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành được biết đến với bút danh Nguyên Ngọc với tác phẩm nổi tiếng mang tên“Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng của cuộc chiến chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1965 khi cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân miền Nam nước ta đang diễn ra vô cùng ác liệt, thì Nguyễn Trung Thành đã sáng tac ra truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này là một bản anh hùng ca vẻ vang, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Trong đó không thể không kể đến hình ảnh cây xà nu được nhắc đến xuyên suốt trong tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu hùng, tràn đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả xuất sắc và thành công hình ảnh rừng xà nu xanh rợp bóng. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hình ảnh đại diện cho tinh thần đấu tranh bất khuất của dân làng Xô man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy khiến nó cùng trường tồn mãi mãi, không gục ngã trước mưa bom đạn, khiến kẻ xâm lược phải cúi đầu khiếp sợ.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 11
“Rừng xà nu” là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành, đại diện cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Truyện ngắn “Rừng Sa Nu” được tác giả viết vào giữa năm 1965, khi cuộc chiến tranh giữa quân dân miền Nam với đế quốc Mỹ và quân đội tay sai bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, cây xà nu là hình ảnh bao trùm, là mạch sống xuát hiện hơn hai mươi lần. Hình ảnh thiên nhiên ấy đã trở thành chủ đề chính của tác phẩm, nó chiếm những vị trí quan trọng nhất như : nhan đề, hình ảnh mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đưa người đọc lạc vào một không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cây xà nu là hình tượng ẩn dụ cho vẻ đẹp của người dân làng Xô man cũng như những người dân Tây Nguyên luôn đoàn kết không gục ngã kể cả khi phải đối mặt với kẻ thù.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 12
Hình tượng nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm. Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật độc đáo là rừng xà nu. Cây xà nu với những biểu trưng rất riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nguyên Ngọc được biết đến với tên khai sinh Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Và đặc biệt gắn bó với mảnh đất, con người Tây Nguyên. Đó cũng là điều kiện tiền đề cho sự thành công của tác phẩm Đất nước đứng lên và Rừng xà nu.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 13
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn Tây Nguyên, anh viết rất hay, sâu sắc và chân thành về con người và Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ngợi ca thiên nhiên sử thi của vùng đất Tây Nguyên. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được hình tượng cây xà nu mang cốt cách, bản lĩnh của những con người sống trên mảnh đất này.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 14
Nếu súng là phương tiện đấu tranh của người lính thì nhà văn lại dùng chính ngòi bút của mình để làm vũ khí chống lại giặc ngoại xâm. Trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ có những trải nghiệm phong phú của một người lính mà còn có nguồn chất liệu hiện thực dồi dào về cuộc chiến tranh. Những tác phẩm của ông đều tái hiện được không khí dữ dội của cuộc kháng chiến và vẻ đẹp anh hùng bên trong mỗi con người Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có thể kể đến là “Rừng xà nu”. Qua tác phẩm “Rừng xà nu” nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh của cây xà nu, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp sử thi của những con người anh hùng làng Xô Man.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 15
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 16
Tây Nguyên – mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng… Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 17
Tây Nguyên – mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng… Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 18
Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Truyện Rừng xà nu của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc “đồng khởi” của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, vụ, rựa … quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mỹ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: “Khi giặc đă cầm súng thì nhân dân phải cầm giáo!”.
Mở bài hình tượng cây xà nu - mẫu 19
Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành được biết tới là người viết nhiều và hay nhất về mảnh đất Tây Nguyên với một loạt những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc. Một trong số đó có một câu chuyện thuộc đề tài Tây Nguyên đó là Rừng xà nu – câu chuyện về chân lí cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với hình tượng rừng xà nu đã trở thành biểu tượng.
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều