20+ Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
20+ Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân (hay, ngắn gọn)
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 1
"Đất ngoại ô" (1972), "Mặt đường khát vọng" (1974) của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện những tâm tư của người thanh niên trí thức trước những vấn đề trọng đại của dân tộc ta thời chống Mĩ. Đoạn thơ "Đất Nước" là chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng". Trước Nguyễn Khoa Điềm, đề tài quê hương đất nước đã được nói rất hay, rất đằm thắm trong những bài thơ nổi tiếng như "Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi), "Quê hương"(Giang Nam),... "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca - sự nhận thức về nguồn gốc sâu xa của Đất Nước, về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của Nhân Dân đã tạo dựng nên một "Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại" - Có thể nói tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân" đã được thể hiện một cách sâu sắc và độc đáo trong đoạn thơ "Đất Nước" này.
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 2
Là một trí thức tham gia kháng chiến, trưởng thành trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế, Nguyễn Khoa Điềm còn là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thiên về chính luận kết hợp với trữ tình. Những bài thơ của tác giả đều thể hiện khát vọng chiến đấu, một niềm tin cháy bỏng vào đất nước và nhân dân. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân’’ đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của anh. Đó cũng chính là một khám phá mới làm sâu sắc thêm ý niệm về đất nước của thơ thời chống Mĩ.
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 3
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức vì đất nước, con người Việt Nam. “Đất Nước” trích trong chương 5 trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm góp phần làm phong phú hơn, tươi mới hơn tư tưởng ấy bằng tiếng nói riêng và cách thể hiện độc đáo. Tư tưởng chủ đạo của “Đất Nước” đó là: “Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”.
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 4
Đất nước là một chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với lịch sử văn học nước ta. Mỗi thời đại có một cách hiểu, cách quan niệm riêng về đất nước. Thời Trung đại người ta thường quan niệm đất nước gắn liền với công lao của các triều đại, do các triều đại kế tiếp nhau gây dựng lên. Còn ở thời hiện đại, khi người ta nhìn thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân, người ta mới thấy rằng đất nước là của nhân dân. Điều này tất nhiên càng được các nhà văn Việt Nam ý thức sâu sắc hơn ai hết khi dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt chương thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng đất nước của nhân dân.
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 5
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, mang vẻ đẹp độc đáo của ông, được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên. Bài “Đất Nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất Nước của Nhân Dân vĩnh hằng muôn thuở.
Mở bài Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - mẫu 6
“Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện những tâm tư của người thanh niên trí thức trước những vấn đề trọng đại của dân tộc ta thời chống Mĩ. Đoạn thơ “Đất Nước” là chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Trước Nguyễn Khoa Điềm, đề tài quê hương đất nước đã được nói rất hay, rất đằm thắm trong những bài thơ nổi tiếng như “Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Quê hương”(Giang Nam),… “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca – sự nhận thức về nguồn gốc sâu xa của Đất Nước, về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của Nhân Dân đã tạo dựng nên một “Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại” – Có thể nói tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” đã được thể hiện một cách sâu sắc và độc đáo trong đoạn thơ “Đất Nước” này.
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều