Top 12 bài Nghị luận văn học, dàn ý Viết bài làm văn số 6 lớp 12 (hay, ngắn gọn)



Phần Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học Ngữ văn lớp 12 gồm các bài văn mẫu: phân tích, dàn ý, nghị luận, ... hay nhất giúp các sĩ tử học tốt môn Văn lớp 12 và tự tin bước vào kì thi THPT Quốc gia môn Văn.

Mục lục Viết bài làm văn số 6 lớp 12

Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

I. Mở bài.

– Giới thiệu vắn tắt về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt

Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc cuae nhà văn Kim Lân , in trong tập Con chó xấu xí. Vợ nhặt có tiền thân là truyện Xóm ngụ cư – viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in thì bị thất lạc, sau này được tác giả viết lại.

II. Thân bài.

1. Giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt

– Bối cảnh của truyện ngắn Vợ nhặt là khung cảnh nông thôn Việt Nam vào một thời kì ngột ngạt và đen tối nhất- đó là nạn đói năm Ất Dậu 1945. Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa màu để trồng đay, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Người dân các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ lâm vào nạn đói khủng khiếp, gần hai triệu người chết đói. Hiện thực đau thương đó đã được phản ánh trong nhiều truyện của Nguyên Hồng, Tô Hoài và thơ của Văn Cao… Nhà văn Kim Lân cũng góp tiếng nói tố cáo của mình trong tác phẩm Vợ nhặt.

– Đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt là mặc dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét. Khung cảnh làng quê ảm đạm, tối tăm. Những căn nhà úp súp . Những xác chết nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…

– Cuộc sống của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng. Tính mạng của con người lúc này thật rẻ rúng, người ta “ nhặt” được vợ giống như nhặt cái rơm, cái rác ở bên đường. Thông qua tình huống truyện lấy vợ của Tràng, Kim Lân không chỉ nói lên được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng , mà còn thể hiện được thân phận đói nghèo, bị rẻ rúng của người nông dân trong chế độ xã hội cũ ( Chú ý phân tích cảnh bữa cơm đón nàng dâu mới ở nhà Tràng vào thời điểm đói kém: giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo…rồi nồi “ chè khoán” nấu bằng cám.) Ở phần cuối của tác phẩm, những nhân vật nghèo khó này cũng khao khát sự đổi thay về số phận. Chúng ta cũng thấy thoáng hiện lên niềm dự cảm của tác giả về tương lai, về cách mạng( qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người đi phá kho thóc của Nhật).

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt

– Kim Lân đã viết về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng với một niềm đồng cảm, xót xa, day dứt. Nếu không có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân , không trải qua những năm tháng đen tối ấy, không dễ gì viết nên được những trang sách xúc động và thấm thía đến thế.

– Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ, nhà văn đã phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Mặc dù bị xô đẩy đến bước đường cùng, mấp mé bên cái chết, nhưng những người nông dân vẫn cưu mang, giúp đỡ nhau, chia sẻ cho nhau miếng cơm, manh áo. Hiện thực cuộc sống càng đen tối bao nhiêu ( chú ý phân tích cảnh bà cụ Tứ chấp nhận cô con dâu mới trong lúc gia đình cãng đang rất khó khăn, không biết sống chết lúc nào, đê làm nổi rõ tình người của họ).

– Kim Lân cũng thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia dình của người nông dân.

Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà cụ Tứ và vợ chồng Tràng vẫn luôn hướng tới một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc ( cần chú ý những chi tiết diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ, thái độ của Tràng, vợ Tràng trong bữa ăn, rồi nhà cửa , sân vườn đều được quét tước , thu dọn sạch sẽ, gọn ghẽ).Một cái gì mới mẻ, khác lạ đang đến với mỗi thành viên trong gia đình bà cụ Tứ và hé mở trước họ một niềm tin về tương lai.

III. Kết bài.

– Vợ nhặt là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Qua tác phẩm này, chúng ta không chỉ nhận thấy tài năng của nhà văn, sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ của ông về cuộc sống của người nông dân, mà điều quan trọng hơn đó chính là cái tâm, cái tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng của Kim Lân đối với những người lao động nghèo khó trước Cách mạng.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt 

   Kim Lân đã có lần tâm sự "Ý nghĩa của truyện: trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, để mà hi vọng" (Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học - NXB Tác phẩm mới, 1985)

   Với một ý đồ như thế, Kim Lân chọn nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu làm bối cảnh cho truyện thì quả là đắc địa. Vợ nhặt trước hết là thiên truyện nói về cái đói. Chỉ mấy chữ "Cái đói tràn đến..." đủ gợi lên hoài niệm kinh hoàng cho người dân xứ Việt về một thảm hoạ lớn của dân tộc đã quét đi xấp xỉ gần một phần mười dân số trên đất nước ta. Đúng như chữ nghĩa Kim Lân, hiểm hoạ ấy "tràn đến", tức là mạnh như thác dữ. Cách tả của nhà văn gây một ám ảnh thê lương qua hai loại hình ảnh: con người năm đói và không gian năm đói. Ông đặc tả chân dung người năm đói "khuôn mặt hốc hác u tối" nhưng đáng sợ nhất là có tới hai lần ông so sánh người với ma: "Những gia đình từ những vùng Nam Định, đội chiếu lũ lượt bồng bế , dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma", và "bóng những người đói đi lại lặng lẽ như những bóng ma". Kiểu so sánh ấy thể hiện một cảm quan đặc biệt của Kim Lân về cái thời ghê rợn: đó là cái thời ranh giới giữa người và ma, cái sống và cái chết chỉ mong manh như sợi tóc. Cõi âm nhoà vào cõi dương, trần gian mất mép miệng vực của âm phủ. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, cái tiếng quạ "gào lên từng hồi thê thiết" cùng với "mùi gây gây của xác người" càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Quả là cái đói lộ hết sức mạnh huỷ diệt cuộc sống đến mức kinh khủng. Trong một bối cảnh như thế, Kim Lân đặt vào đó một mối tình thì quả thật là táo bao. Cứ như thủ thuật "trêu tức" của điện ảnh, Kim Lân tạo ra một "xen" thật bi hài. Khi cái dạ dày còn chưa được đầy đủ thì ngay cái sản phẩm tinh thần kì diệu nhất của loài người là tình yêu cũng làm sao tránh được sự méo mó. Chao ôi, toàn chuyện cười ra nước mắt: bốn bát bánh đúc ngày đó mà làm nên một mối tình, nồi cám ngày đói đủ làm cỗ tân hôn...Ngòi bút khắc khổ của Kim Lân không né tránh mà săn đuổi hiện thực đến đáy, tạo cho thiên truyện một cái "phông" đặc biệt, nhàu nát, ảm đạm , tăm tối và phải nói là có phần nghiệt ngã.

   Nhưng quan tâm chính của nhà văn không phải là dựng nên một bản cáo trạng trong Vợ nhặt, mà dồn về phía khác, quan trọng hơn. Từ bóng tối của hoàn cảnh, Kim Lân muốn tỏa sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực đau buồn là một phép đòn bẩy cho mảng sáng về tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết cảm động.

   Trong văn chương, người ta nhấn mạnh chữ tâm hơn chữ tài. Song nếu cái tài không đại đến một mức độ nào đó thì cái tâm kia làm sao bộc lộ ra được. Vợ nhặt cũng thế: tấm lòng tha thiết của Kim Lân sở dĩ lay động người đọc trước hết là nhờ tài dựng truyện và sau đó là tài dẫn truyện. Tài dựng truyện ở đây là tài bạo nên tình huống truyện độc đáo. Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế. Trong một bài phỏng vấn, Kim Lân đã hào hứng giải thích: "Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị của một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ mấy bát bánh đúc bán ngoài chợ - đúng là "nhặt được vợ như tôi nói trong truyện " (Báo văn nghệ số 19, ngày 8 -5- 1993 -tr5). Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: cái chủ thể của hành động "nhặt" kia là Tràng, một gã trai nghèo xấu xí, dân ngụ cư đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho xóm làng, bà cụ Tứ và chính bản thân Tràng nữa: "cho đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải như thế . Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?".Tình huống trong gợi ra một trạng thái tinh tế của lòng người: trạng thái chông chênh khó nói - cái gì cũng chập chờn, như có như không. Đây là niềm vui hay nỗi buồn? Nụ cười hay nước mắt?... Cái thế đặc biệt của tâm trạng này đã khiến ngòi bút truyện ngắn của Kim Lân mang dáng dấp của thơ ca.

   Dựng truyện hay chưa đủ. Tài dựng truyện giống như tài của anh châm ngòi pháo. Có lửa đốt, châm đúng ngòi nhưng pháo có nhiều quả điếc thì vẫn cứ xịt như thường. Cho nên tài dựng truyện phải gắn với tài dẫn truyện nữa mới tạo sự sâu sắc, hấp dẫn. Tài dẫn truyện của Kim Lân thể hiện qua lối sử dụng ngôn ngữ nông dân đặc biệt thành công, qua lời văn áp sát vào tận cái lõi của đời thực khiến mỗi câu chữ như được "bứng" ra từ chính cái ngồn ngộn của cuộc sống. Song quan trọng nhất vẫn là ở bút pháp hiện thực tâm lý. Phải nói, tình huống truyện trên kia thật đắc địa cho Kim Lân trong việc khơi ra mạch chảy tâm lý cực kỳ tinh tế ở mỗi nhân vật. Rất đáng chú ý là hai trường hợp: bà cụ Tứ và Tràng. Đây là hai kiểu phản ứng tâm lý trước một tình thế như nhau, song không ai giống ai. Trước hết là Tràng, một thân phận thấp hèn nhưng lại là một chú rể có thể coi là hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực bao giờ cũng gây một chấn động tâm lí lớn. Chấn động ở Tràng tạo một mạch tâm lý ba chặng. Khởi đầu là ngỡ ngàng. Hạnh phúc gây men ở Tràng thành cảm giác mới mẻ kì diệu. Cảm giác ấy hút lấy toàn bộ con người hắn: vừa lặn vào tâm linh (Trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra) vừa tỏa ra, vật chất hóa thành cảm giác da thịt (Một cái gì đó mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng). Với cây bút hiện thực, những đoạn văn như thế đã đạt đến "thần bút", vì trạng thái người viết như nhập vào làm một với trạng thái nhân vật (còn gọi là năng lực "hóa thân" trong văn xuôi, năng lực "nhập thần" trong thơ ca). Rồi cái ngỡ ngàng hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu tình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình - một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi. Chẳng thế mà một người nổi tiếng như Tsecnưsepxki từng mơ ước: "Tôi sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp nếu biết rằng trong một căn phòng nhỏ ấm áp nào đó, có một người đàn bà đang ngóng đợi tôi về ăn bữa tối". Chàng thanh niên nghèo hèn của Kim Lân đã thực sự đạt được một niềm vui như thế: "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng với vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn sung sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng". Một niềm vui thật cảm động, lẫn lộn cả hiện thực lẫn giấc mơ. Điều này thì anh Tràng của Kim Lân còn may mắn hơn Chí Phèo của Nam Cao: hạnh phúc đã nằm gọn tay Tràng, còn Thị Nở mới chấp chới tầm tay Chí Phèo thì đã bị cái xã hội đen tối cướp mất. Có một chi tiết rất đắt của Kim Lân: "Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà". So với cái dáng "ngật ngưỡng" mở đầu tác phẩm, hành động "xăm xăm" này của Tràng là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Chẳng thế mà Kim Lân đã thấy đủ điều kiện đặt vào dòng suy nghĩ của Tràng một ý thức bổn phận sâu sắc: "Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này". Tràng đã thực sự "phục sinh tâm hồn" - đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc. Cô Kiều xưa "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" thì táo bạo đấy mà vẫn cứ chênh vênh, đơn độc thế nào. Cái xăm xăm của Tràng mới thực khỏe, tự tin làm sao!

   Bình luận truyện Vợ nhặt, không hiểu sao có một câu rất quan trọng của Kim Lân mà mọi người cứ bỏ qua. Đó là câu kết truyện: "Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói lả và lá cờ đỏ bay phấp phới...". Một câu kết như thế, chứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật sẽ sa vào lối kết cấu khép của văn học hiện thực phê phán. Sự bổ sung chi tiết này tạo ra một kết cấu mở khiến Vợ nhặt thực sự vượt qua phạm trù của văn học 1930 - 1945 để bước tới phạm trù của nền văn học mới. Nhờ thế, thiên truyện đã đóng lại mà một số phận mới vẫn tiếp tục được mở ra. Cái "lá cờ đỏ" kia như tín hiệu của một sự đổi đời. Nhân vật Tràng tiếp tục vận động về phía niềm tin, về phía cuộc sống. "Lá cờ đỏ" như gợi mở một sự thanh toán triệt để ở Tràng một số phận bế tắc kiểu anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo... Chi tiết này không phải là một mơ ước viển vông, một ảo tưởng cổ tích mà có cơ sở chắn chắn từ trong hiện thực đời sống.

   Quá trình tâm lý của cụ Tứ có phần còn phức tạp hơn nhân vật Tràng. Nếu ở đứa con trai, niềm vui làm chủ, tâm lý phát triển theo chiều thẳng đứng phù hợp với một chàng rể trẻ tuổi đang tràn trề hạnh phúc thì ở bà mẹ, tâm lí vận động theo kiểu gấp khúc, hợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu.

   Cũng như con trai, khởi đầu tâm lý ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng. Anh con trai ngỡ ngàng trước một cái dường như không hiểu được. Cái cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu như một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục. Ai thế nhỉ? Rồi lại: "Ô hay, thế là thế nào nhỉ". Trái tim người mẹ có con trai lớn vốn rất nhạy cảm về điều này, vậy tại sao Kim Lân lại để cho nhân vật người mẹ ngơ ngác lâu đến thế? Một chút quá đà, một chút "kịch" trong ngòi bút Kim Lân? Không, nhà văn của đồng nội vốn không quen tạo dáng. Đây là nỗi đau của người viết: Chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm đó.

   Nếu ở Tràng, sự ngỡ ngàng đi thẳng tới niềm vui thì ở bà cụ Tứ, sự vận động tâm lý phức tạp hơn. Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão "cúi đầu im lặng". Cái thương của bà mẹ nhân hậu mới bao dung làm sao: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?". Trong chữ "chúng nó" , người mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ "cúi đầu", bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh, khác hẳn anh con trai tiếp nhận hạnh phúc bằng một nhu cầu, bằng một ước mơ tinh thần phơi phới.

   Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lý triền miên day dứt. Tác giả xoáy vào dòng ý nghĩ của bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời mình, nghĩ đến tương lai của con... để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị "Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá". Trên đống buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh lên: Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kì diệu đó tỏa ra từ ...nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: "chè đây - bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Chữ "ngon" này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất (xúc cảm về vị cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chứng minh cho cái chất người: trong bất kì hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hy vọng không thể bị tiêu diệt. Con người vẫn muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hy vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với nồi cháo cám "đắng cay và nghẹn bùi".

   Thành công của nhà văn là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái khá tinh tế của con người trong hoàn cảnh đặc biệt. Và vượt lên hoàn cảnh vẫn là một vẻ đẹp tinh thần của những người nghèo khổ. Cái thế vượt hoàn cảnh ấy tạo nên nội dung nhân đạo độc đáo và cảm động của tác phẩm. Thông điệp của Kim Lân là một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn. Trong tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy, nhà văn Nga Nhicôlai Ôxtrôpxki đã để cho nhân vật Paven Coocsaghin ngẫm nghĩ: "Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa". Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những kẻ nghèo khổ, đã "biết sống" cho ra người ngay giữa thời túng đói quay quắt.

   Thông điệp của Kim Lân đã được chuyển hóa thành một thiên truyện ngắn xuất sắc với cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Dàn ý Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

I. Mở bài

- Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là nhưng người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.

- Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.

- Bà cụ tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật

    + Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.

    + Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

- Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.

- Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”

- Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:

    + Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi ... còn con mình thì ...”.

    + Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.

    + Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... ”

- Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên ... u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.

- Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”

- Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:

    + Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”,

    + Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

    + Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

- Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.

III. Kết bài

- Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ tứ.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

    Vợ nhặt là tác phẩm hoàn hảo của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của dân chúng ta trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở. Sau lúc hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. với tác phẩm vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công trong việc đi sâu phân tách diễn biến tâm lí nhân vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.

    Nhân vật bà cụ Tứ được giới thiệu là 1 người mẹ nghèo khổ, sống cộng 1 đứa con trai chịu rộng rãi thiệt thòi, cảnh ngộ của mẹ con bà thật đáng thương nhất là trong cảnh đói năm 1945. mẫu đói đã kéo tới xóm ngụ cư và vào đến tận trong nhà bà. loại nạn đói được tác giả bộc lộ, trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên từng hồi khẩn thiết. Dưới đất bên các gốc đa gốc gạo xù xì, bóng các người đói chuyển động dật dờ như những bóng ma. ko khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, đa số tạo nên 1 bầu ko khí ảm đạm tóc tang và thê lương. loại đói, loại chết len lách vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm tới từng người, cõi âm hòa mang cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của chiếc chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát đó thì 1 việc hệ trọng nhất của 1 đời người lại diễn ra 1 cách thức chóng vánh vội vàng, ấy là việc anh cu Tràng có vợ.

    Con trai bà, anh cu Tràng được biết tới là 1 người xấu xí, đói nghèo, lại là dân cư ngụ, sống trong tình cảnh đó chưa bao giờ anh nghĩ là mình sẽ lấy vợ và lấy được vợ. Nhưng, cũng trong nạn đói tàn khốc đấy câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, có cảm giác vui vui. có chỉ vài ba câu đề cập tầm phơ mà Thị sẵn sàng theo ko anh về làm vợ. Tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng làm cho cả xóm cư ngụ ngỡ ngàng, còn bà cụ Tứ thì khôn cùng sửng sốt. Bà cụ kinh ngạc vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong.

    Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm mồm ăn. khi bà cụ đi làm cho về muộn, thấy người đàn bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng sửng sốt hơn khi được người đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “ “Kìa nhà tôi nó chào u”..”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà sửng sốt đến mức ko còn tin được vào mắt và tai mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự nhiên bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người nữ giới lẫn nữa, vẫn chưa nhìn thấy người nào. Bà lão quay sang nhìn còn tỏ ý ko hiểu”. lúc đã hiểu ra, bà lại xót thương cho số kiếp của con trai mình, bà liên tưởng đến người chồng quá cố, tới đứa con gái đã tắt hơi, lòng bà nặng trĩu tủi buồn, xót xa.

    Bà cụ Tứ mừng cho con trong khoảng nay im bề gia thất, tủi thân làm cho mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa khi người chết đói “như ngả rạ" lại mang người theo con trai bà về làm cho vợ. cái tủi, mẫu buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo quẫn bách. Biết lấy gì để cúng tiên sư, đế trình làng khi con đã với vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con với vợ, khóc vì thương con dâu ko biết khiến sao vượt qua nổi cạnh tranh này. Bà cụ xót xa thương con dâu, thương con trai, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời không nhắc được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng rã ròng”. bao nhiêu lo âu bộn bề trong lòng.

    Trong mẫu mừng, loại tủi, chiếc lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. một niềm vui khổ thân không sao chứa cánh lên được, cứ bị mẫu buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm con, cho dâu vui. Bà cố nhắc toàn chuyện vui, nào là chuyện vợ chồng dạy dỗ nhau khiến ăn, chuyện mai sau, chuyện con dòng, nhà cửa. Bà tin vào học thuyết nhân sinh “người nào giàu ba họ, ai khó ba đời”, các lời kể của bà giữa hiện thực đói khát thê thảm ấy là bí quyết để lấn áp bóng đêm bao trùm.

    Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra được nét tâm lí thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường cùng họ thường kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong nhà bà được thắp lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ đẹp hơn lâu dài sẽ đên với con trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ.

    Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà người đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, luôn hình dung các điều rẻ đẹp cho con mình, một người luôn hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ đẹp hơn sẽ đến ở 1 mai sau ko xa.

Dàn ý Phân tích hình tượng cây xà nu

1. Mở bài

-     Rừng xà nu truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” của văn học Việt Nam thời kì 1945 - 1975.

-     Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mãn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài

Nguyễn Trung Thành đã chọn một loại cây xà nu rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên để tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

a)   Cách tả cảnh “rừng xà nu ” và "cây xà nu

-     Trong truyện, Nguyễn Trung Thành gần 20 lần nói đến rừng xà nu ở nhiều góc độ khác nhau: cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu, v.v... và khái quát, bao trùm là rừng xà nu.

-     Cây xà nu sinh sôi nảy nở nhanh mạnh bạt ngàn: “sinh sôi nảy nở khỏe... ham ánh sáng mặt trời”, trải dài ra “đến hết tầm mắt... nối tiếp tớichân trời”.

-     Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh, ròn, hình nhọn như mũi tên lao thăng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoăt như những mũi lê”, “đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”.

-     Chất sử thi của truyện ngắn được tạo bởi hình tượng cây xà nu. Nó được khai thác từ nhiều góc độ, lặp đi lặp lại nhiều lần: đôi xà nu (4 lần), rừng xà nu (5 lần) với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra,che chở cho làng”.

b)  Rùng xà nu biểu tượng cho con người - dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung:

-     Hình tượng cây xà nu đẹp như hình tượng thơ, tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng như Mai, Dít, Tnú, v.v...

-     Hình ảnh cụ Met - tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng, với cách mạng cũng được ví “như một cây xà nu lớn”.

-     “Cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng...” là hình ảnh “đồng khởi” mãnh liệt của dân làng Xô Man.

-     Rừng cây xà nu và con người làng Xô Man tuy hai mà một, mang ý nghĩa biểu tượng rất cao đẹp và sâu sắc.

3. Kết bài

-     Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

-     Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét, đầy ấn tượng - từ đó mà chủ đề của tác phẩm đã được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.

Phân tích hình tượng cây xà nu

     Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

     Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông gia nhập quân đội vào năm 1950, lúc đang còn là học sinh trung học, có mặt tại chiến trường Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Trung Thành sáng tác nhiều thể loại từ truyện ký, tiểu thuyết, đến truyện ngắn, tùy bút,…Các sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nội dung chủ đề tập trung viết về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, về những vấn đề mang tính trọng đại lịch sử của dân tộc, đặc biệt ông viết rất nhiều về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Rừng xà nu nằm trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện ngọc, viết vào năm 1965, khi quân Mỹ Diệm tràn vào miền Nam càn quét bắn phá ác liệt.

     Hình tượng rừng cây xà nu xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm, mở ra là rừng xà nu bạt ngàn và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Không những thế, hình ảnh cây xà nu còn trải kín cả tác phẩm, có đến hơn 20 lần trong toàn tác phẩm, điều ấy đã tái hiện lại những vẻ đẹp kỳ thú đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng về sức sống và vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên.

     Bằng bút pháp tả thực, Nguyễn Trung Thành đã cho thấy hình ảnh cây xà nu trở đi trở lại và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên, có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân nơi đây, ngọn lửa xà nu “dần dật cháy” trong bếp của mỗi ngôi nhà, khói xà nu làm bảng học cho Tnú và Mai. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra để che chở cho làng Xô Man bởi “Làng nằm trong tầm đại bác của giặc”, giống như người cha che chở cho đứa con nhỏ của mình, như nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Việt Bắc rằng: “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, gắn bó, ân tình.

     Không chỉ có mặt trong cuộc sống hằng ngày mà cây xà nu còn tham dự vào trong những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm mà vợ con Tnú bị giặc bắt giữ, đống lửa xà nu đã để Tnú nhìn rõ ràng cảnh kẻ thù hành hạ vợ con, rồi thì chính nhựa xà nu lại thiêu đốt 10 ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc, điều ấy đã trở thành giọt nước tràn ly, cổ vũ dân làng Xô Man đứng lên đấu tranh giết mười tên giặc ác ôn để giải cứu Tnú và lập lên chiến công đầu tiên trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của dân làng. Từ đây người làng Xô Man đã mạnh mẽ đứng lên, không còn do dự chần chừ, bởi chỉ có đấu tranh chỉ có cách dùng vũ lực thì mới có thể có một cuộc sống tốt hơn, mới có thể bảo vệ được dân làng và đất nước. Hình ảnh của cây xà nu cũng trở lại trong đêm Tnú về thăm làng, đuốc xà nu lại dẫn đường cho người dân khắp làng Xô Man cùng tụ tập về nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, câu chuyện một đời người kể trong một đêm, ánh lửa xà nu càng trở nên thiêng liêng và đậm tính sử thi. Thêm vào đó hình ảnh xà nu còn thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ thấm vào cả lối tư duy và cách nói của người dân Tây Nguyên, những tính chất vẻ đẹp của cây đã trở thành thước đo để khắc họa lần lượt hình ảnh của cụ Mết, của Tnú, Mai, và nhiều người dân làng Xô Man khác.

     Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Nói về số phận của người dân làng Xô Man, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây tan hoang bởi đại bác của quân thù, trầy trợt đầy những thương tích. Đến gần hơn, hình ảnh tang thương của cây xà nu càng thêm rõ ràng, “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, từ miệng vết thương ấy ứa ra thứ nhựa “tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh”, “bầm lại quyện đen thành những cục máu lớn”, như vậy đối với tác giả xà nu cũng giống như một con người cũng có máu thịt, cây cũng bị thương, nhựa cây chảy ra được ví là máu huyết của sinh thể, những hòn máu đọng đem lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về loài cây anh hùng, bất khuất. Nhưng đấy là những cây may mắn, kiên cường còn có thể lành miệng và tiếp tục sinh dưỡng, xấu số hơn có những cây con mới đến ngang tầm ngực người, đã bị đại bác nã phải gãy làm đôi “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Cách miêu tả chân thực sống động đến từng chi tiết đã tái hiện thật tang thương cảnh cây xà nu ngã xuống vì bom đạn. Suy rộng ra, cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy, người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng cực, bao người dân đã ngã xuống: Anh Xút, bà Nhan, Mai và con của cô với Tnú, tất cả đều hi sinh một cách đầy thương tâm dưới bàn tay độc ác của kẻ thù. Những người còn sống cũng lại mang đầy thương tích trên thể xác và cả tâm hồn, tấm lưng của Tnú với chằng chịt vết dao chém, mười ngón tay bị giặc đốt đều cụt một đốt, đau đớn hơn anh còn phải gánh chịu nỗi đau tận mắt nhìn vợ con bị giặc đánh chết mà không thể làm gì được.

     Không chỉ là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên, cây xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây. Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Thêm nữa, xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người dân làng Xô Man, anh Quyết hy sinh đã có Tnú về thay thế, anh Xút bị giết đã có bà Nhan thay công việc nuôi bộ đội, bà Nhan chết thì đã có lớp trẻ con thay thế, Mai chết thì đã có em gái của Mai tiếp bước chị, và còn cả chú bé Heng. Thế hệ trước luôn có sự chuẩn bị là bước đệm cho thế hệ sau được vươn lên mạnh mẽ và tiến xa hơn trong con đường cách mạng.

     Cây xà nu còn mang trong mình một sức sống bất diệt, mạnh mẽ vô cùng “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh bất diệt của cây xà nu khiến ta lập tức nghĩa đến Tnú tiêu biểu cho lớp anh hùng của làng Xô Man, anh chịu biết bao đau đớn thương tật nhưng anh vẫn sống vẫn hoạt động cách mạng một cách sôi nổi, giặc không bắt được anh, không giết được anh, người anh hùng của vùng đất Tây nguyên. Trong sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh thì sự sống vẫn vươn lên và chiến thắng cái chết, sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

     Nguyễn Trung Thành với nghệ thuật xây dựng hình tượng xuất sắc, điểm nhìn đậm chất điện ảnh khiến cho hình tượng cây xà nu hiện lên một cách thật chân thực và sắc nét. Đôi lúc tác giả đã không kìm được mà bộc lộ những cảm xúc cá nhân thật mạnh mẽ, niềm bất ngờ, tự hào về loài cây đặc sắc. Bằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn nhà văn đã gây dựng thật xuất sắc vẻ đẹp của cây rừng xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên, mở một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của con người nơi đây, tiêu biểu là nhân vật Tnú.

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, hai tác phẩm và hình tượng dòng sông Đà và sông Hương.

2. Thân bài

a. Sông Đà

- Khi từ tàu bay nhìn xuống: Sông Đà “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... đốt nương xuân”. Sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

- Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông: Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”. Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

- Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu: Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”. Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”.

→ Hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

b. Sông Hương

- Khi về gặp thành phố Huế sông Hương vui tươi hẳn lên, tiếp tục uốn mình mềm mại.

- Sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.

- Tác giả so sánh sông Hương như Điệu “slow tình cảm” dành cho Huế, trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy.

→ Sông Hương khi chảy qua thành phố đẹp trữ tình, thơ mộng, cổ kính, gần gũi, giản dị, sinh động, có tâm hồn và gắn bó với bản sắc văn hóa Huế.

- Sông Hương chia tay thành phố đầy luyến tiếc, vấn vương. Sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

→ Dù phải ra đi nhưng sông Hương luôn nhớ về thành phố của nó, vẫn giữ trọn lời thề ân tình thủy chung với xứ này.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật hai tác phẩm.

Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam

       Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lí đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường được ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của các nhà văn. Tuy được sáng tác ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng ở cả hai tác phẩm đều tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của những dòng sông quê hương.

       Viết về đề tài sông nước đã có nhiều bài thơ, bài văn rất thành công. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác thấm đượm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của Huy Cận hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, chỉ là cái cớ để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút của các nhà văn hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” và hình ảnh dòng sông của xứ Huế mộng mơ hiện lên mang nhiều nét chung độc đáo.

       Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp, dáng vẻ phong phú, đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian, với điểm nhìn khác nhau. Dòng sông Đà trước tiên được Nguyễn Tuân có lúc nhìn ngắm như một người xa lạ, có lúc lại như một cố nhân thân thuộc; có khi ngắm nhìn sông Đà từ trên cao, khi lại tiến đến cận cảnh để nhận ra rõ hơn vẻ đẹp của nó. Về thời gian, sông Đà được nhà văn chiêm ngưỡng ở cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông - mỗi mùa lại đem đến cho tác giả những xúc cảm, ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn đa dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông yêu thương. Với dòng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện thành công vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Nhà văn đã ghi lại được vẻ đẹp phong phú của sông Hương lúc ở thượng lưu, ở ngoại vi, ở giữa lòng thành phố Huế. Và như vậy dường như vẫn chưa đủ, ông còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về sông Hương qua vẻ đẹp trong lịch sử, cuộc đời và thi ca. Có thể nói, cả hai nhà văn đã tái hiện thật độc đáo và đa dạng vẻ đẹp của dòng sông gắn bó tha thiết với mình qua nhiều phương diện khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cho người đọc, để lại trong họ nhiều ấn tượng đậm nét.

       Để có được tác phẩm hay như vậy, để làm nổi bật được vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông đó, tất cả đều phải trải qua ngòi bút tài hoa, uyên bác của các nhà văn. Ở mỗi nhà văn lại có cách diễn đạt và cảm nhận riêng, song họ lại bắt gặp, đồng điệu tâm hồn trong sự khả năng quan sát tinh tế thông qua những liên tưởng, so sánh đầy tính tạo hình, biểu cảm. Vẻ đẹp của dòng sông cũng vì thế mà càng đậm nét hơn, ấn tượng hơn. Cả hai con sông đều được ví như những người con gái trẻ trung mang trong mình những vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”; “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”… Bằng vốn hiểu biết phong phú, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo các nhà văn đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên miền sông nước với vẻ đẹp trữ tình đằm thắm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc đồng thời làm sống dậy trong họ tình cảm yêu thương, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở, của Tổ quốc.

       Bên cạnh những nét chung độc đáo, vẻ đẹp trữ tình của hai con sông còn mang những nét riêng vô cũng đặc sắc. Đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Đà. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình - một nét tính khác của sông Đà đươc Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa để miêu tả mang đậm chất chữ tình. Và cũng giống như con Sông Đà khi hung bạo, nó được con người luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả ở nhiều góc độ. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao, có lúc lại nhìn qua đám mây mùa xuân, khi nhìn qua đám mây mùa thu, có khi tác giả cảm nhận dòng sông bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá khứ, và ở điểm nhìn, con Sông Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Khát khao tìm đến một cái vẻ đẹp mới hoàn mĩ cùng bản tính của một người nghệ sĩ luôn mong muốn tìm kiếm sự mới lạ độc đáo đã khiến cho dòng sông Đà trở nên sinh động “đóng đinh” vào trong lòng người đọc. Con sông đầy ghềnh thác tung bọt trắng xóa nhìn từ trên xuống ngoằn ngoèo như một cái dây thừng. Rồi có lúc nó lại giống như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần khiến cho người ta phải mê mẩn: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

       Cũng giống như rất nhiều những câu văn sau đó nữa, câu văn ngân vang lên như một bài thơ, dòng sông giờ đây trở nên thật hiền lành, nó như một nét vẽ đẹp tô điểm cho bức tranh của núi rừng Tây Bắc. Và vẻ đẹp của Sông Đà không bao giờ nhàm chán. Ở mỗi thời điểm khác nhau người ta lại thấy Sông Đà trong một dáng vẻ, hình hài khác nhau: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về…”. Dường như ở con sông Đà không có chỗ cho những cái sơ sài, tất cả đều phải là tuyệt đỉnh.

       Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ “gợi cảm”. Và quả thực, vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông khiến cho người ngoạn cảnh gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị. Trong vẻ đẹp của sông Đà, họ phát hiện ra nó đẹp như một bức tranh đường thi vẽ cảnh “Yêu hoa tam nguyệt há Dương Châu" của Lý Bạch. Vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cổ Đường thi, vừa lắng đọng về một thời Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống đâm chồi nảy lộc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra nhưng nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Vừa vượt qua ghềnh thác Sông Đà, ai nghĩ sông Đà lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy? Ấy thế mà điều đó lại đang hiện hữu. Đến quãng sông này, sông Đà như môt dòng sông vắt qua thời gian, như một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp của mình cho đất trời. Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại với thiên nhiên, bờ bãi ven sông. Dường như con người muốn hoà mình cùng cảnh vật để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuấn hút của dòng sông. Bờ sông lúc này như biến thành một bờ cổ tích. Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hoà, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ,chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Cuộc đối thoại tưởng tượng của nhà văn khiến cho thiên nhiên hiện hình với tất cả vẻ hoang sơ của nó, dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sống con người. Có lẽ ở nơi đây chỉ có thiên nhiên làm chủ vẻ đẹp của chính mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách” thưởng ngoạn cái đẹp. Giữa con người và thiên nhiên có một mối quan hệ hòa hợp, thân thiện. Mọi chuyển động dường như đều cố gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như thời tiền sử ấy. Qúa khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến theo thời gian.

       Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà văn đã khiến cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy ấn tượng. Có dòng sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông như một áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Sông Đà đẹp ! đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Tuân dòng sông mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy tràn qua núi rừng Tây Bắc mà trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn tinh tế và nhạy cảm. Dòng sông Đà hùng vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức, là một kẻ “hằng năm đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người”; vượt qua đoạn thượng nguồn nó đã trở thành một cố nhân. Và khi trước cảnh: “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” sông Đà trở thành “người tình nhân chưa quen biết”… Cứ thế, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp của con sông bằng tất cả niềm say mê, tình yêu với sông núi, giang san. Nhà văn đã hát lên những lời ngợi ca say sưa về vẻ đẹp trữ tình tuyệt vời của sông Đà như một khúc ca hùng tráng, ngập tràn yêu thương đối với một vùng thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

       Đến với dòng sông của xứ Huế thơ mộng, như một “hướng dẫn viên du lịch” tài năng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc một cái nhìn vô cùng toàn diện nhưng không kém phần hấp dẫn về vẻ đẹp trữ tình của sông Hương. Ở thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp huyền bí, chẳng phải ngẫu nhiên nhà văn lại gọi dòng sông như một “bản trường ca của rừng già”. Ở nơi khơi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng vĩ, vừa trữ tình như một bản trường ca bất tận của thiên nhiên.

       Tại nơi rừng đại ngàn sông Hương “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Với hình ảnh so sánh này, nhà văn đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Không những thế tác giả còn nhân hóa dòng sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Ra khỏi rừng già, sông Hương trở thành một “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa xứ sở. Nó không chỉ giúp người đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ, man dại, đầy chất thơ của sông Hương mà còn mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn muốn ghi công: sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Sông Hương chính là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa - văn hóa Huế.

       Khi ở ngoại vi thành phố Huế nhà văn đã cảm nhận “sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây thủy trình của con sông khi nó bắt đầu về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức trong một câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhuốm màu cổ tích. Dòng sông lúc này mang một dáng vóc mới đầy khát khao và lãng mạn “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Hành trình đến với “người tình mong đợi” của “người gái đẹp” khá gian truân và nhiều thử thách khi nó phải vượt qua một loạt chướng ngại vật: điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán… nhưng chính trong quá trình ấy nó lại có cơ hội khoe tất cả vẻ đẹp của mình - vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy được ở dòng sông này một vẻ đẹp khác nữa sâu lắng hơn, bí ẩn hơn đó là vẻ trầm mặc như triết lý, như cổ thi của sông Hương đi giữa thiên nhiên. Sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm thành quách của vua chúa thời Nguyễn, con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa phong kín trong lòng.

       Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam -đông bắc…, nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”. Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô.Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,… Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

       Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là một nhà văn hoá Huế thực sự, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hóa, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử. Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.

       Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

       Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần thơ mê đắm:

“Con sông đám cưới Huyền Trân

Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn

Hèn chi thơm thảo nỗi buồn

Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ

Con sông nửa thực nửa mơ

Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”

       Qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc.

       Cùng là vẻ đẹp trữ tình, cùng được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, uyên bác nhưng ở sông Đà, Nguyễn Tuân chủ yếu thể hiện vẻ đẹp hoang dại của thiên nhiên nhằm thỏa mãn thú ham xê dịch, còn sông Hương lại tập trung tái hiện vẻ đẹp văn hóa giàu chất trữ tình của dòng Hương giang. Sông Đà được miêu tả từ góc nhìn địa lý còn sông Hương lại được nhìn trên phương diện văn hóa, lịch sử.Tất cả điều đó đã tạo nên một ấn tượng độc đáo riêng của mỗi tác giả trong tâm hồn bạn đọc; đồng thời mang đến cho họ một cái nhìn mới mẻ, đa dạng về vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc.

       Qua hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”- Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể cảm nhận thật rõ nét vẻ đẹp trữ tình đầy thơ mộng, hấp dẫn của hai con sông quê hương. Nó không chỉ mang nét đẹp của thiên nhiên mà nó còn mang nhiều giá trị văn hóa, địa lý, lịch sử độc đáo. Qua đó thể hiện vẻ đẹp đa dạng, phong phú của cảnh sắc quê hương, bộc lộ tình yêu thiết tha, gắn bó với đất Việt của các nhà văn.

Tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận văn học Viết bài làm văn số 6 lớp 12 hay khác:

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên