5+ đoạn văn nghị luận về tình thầy trò (điểm cao)
Đề bài: Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 1
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 2
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 3
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 4
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 5
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 6
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 7
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 8
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 9
- Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò trong nhà trường - các mẫu khác
5+ đoạn văn nghị luận về tình thầy trò (điểm cao)
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 1
Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình… Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 2
Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đực có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối với họ vẫn hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô ấy dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc đưa đò cho người khách qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không biết rằng liệu người khách ấy có còn nhớ đến mình hay không? Người cha, người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngả và đối đầu với thử thách. Ôi những đứa con học sinh ngay thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vi vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta cần phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết chúng ta phải cô gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò ngoan của người thầy, người cô.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 3
Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 4
Mỗi năm cứ đến ngày hai mươi tháng mười một lễ hiến chương nhà giáo em không làm sao quên được kỷ niệm của một người thầy đã từng dạy dỗ em và lo lắng khi em bị bệnh không đến trường để học và là giáo viên chủ nhiệm lớp của em và là giáo viên dạy môn văn. Thầy có một gương mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm chứa đựng một tình cảm thương học trò sâu sắc ,dáng thầy cao và gầy nhưng nhìn thầy tràn đầy sức sống. Em còn nhớ như in ngày ấy khi em làm bài Văn sai điểm kém em rất buồn chính thầy đã an ủi và động viên em và sau giờ học thầy giảng thêm cho em cách để làm văn hay và lưu loát ,sau một thời gian thầy chỉ dẫn em dần dần làm văn khá hơn trước rất nhiều và bài văn luôn đạt điểm chín. Một lần em dầm mưa khi tan học về nhà và bị cảm nặng vì sốt cao và em phải nghỉ học một tuần chính thầy đã đến nhà em và cùng với các bạn mua sữa và trái cây thăm em và làm em vô cùng cảm động trước tấm lòng của thầy và các bạn. Sau đó thầy mỗi ngày sau giờ dạy ở trường đạp xe đạp đến nhà em và giảng lại cho em nghe những bài mà em không được đi học trong lớp do bị bệnh để em hiểu bài và chuẩn bị thi tốt nghiệp. Sau khi được sự dạy dỗ tận tình của thầy em đã thi đậu tốt nghiệp một cách xuất sắc và là học sinh giỏi của lớp. Hôm nay dù em không còn học ở trường cũ và thầy không còn dạy em nữa nhưng em luôn ghi nhớ hình ảnh một người thầy đáng yêu và đáng trân trọng nhất. Xin chúc Thầy luôn luôn vui vẻ và mạnh khỏe ,hạnh phúc trong cuộc sống em mãi nhớ ơn Thầy và cố gắng làm một người tốt có ích cho xã hội mai sau.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 5
Tình thầy trò rất đỗi thiêng liêng và như không thể thiếu trong cuộc sống này. Người thầy, người cô- là người dẫn dắt, là người dạy em chữ cái đầu tiên. Người đã dõi theo bước đi của chúng ta và luôn truyền đạt cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích. Những bài hát hay, bài thơ hay, cả những triết lí của cuộc sống. Họ như người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Bố mẹ đã nuôi nấng chúng ta nên người, thầy cô đã dạy dỗ ta trở thành một con người thành đạt, có ích cho xã hội. Những bài học từ thuở nhỏ cho đến khi ra đại học,..cũng là hai chữ đó: Thầy cô. Những người nghiêm khắc với ta, những người đôi lúc la mắng nhưng tất cả đã tạo cho chúng ta những kiến thức vững chãi. Đôi lúc, chúng ta như muốn cất lên tiếng nói " Cảm ơn" đối với cô thầy nhưng đâu có những ai đủ can đảm.Tình thầy trò quý lắm ta ơi, như đi theo cả đời, cả dặm. Mãi mãi nhớ ơn cô thầy - Người đã góp phần lớn trong việc giúp ta trở thành một con nguwoif thành đạt.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 6
trong cuộc sống vì nó không có bất kỳ mục đích lợi ích cá nhân nào. Nó chân thành và trong sáng. Tình nghĩa thầy trò là mối quan hệ tình cảm giữa thầy và trò dựa trên lòng biết ơn, tình thương và sự tôn trọng. Thầy dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ học sinh học tập và trau dồi phẩm chất con người. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn và tôn trọng thầy của mình. Tình nghĩa thầy trò không chỉ tồn tại trong giảng đường mà còn trong cuộc sống. Thầy là người dẫn đường, yêu thương và hướng dẫn học sinh đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Học sinh cũng cảm nhận được tình yêu thương của thầy và đáp lại bằng tình cảm sáng suốt và chân thành. Tình nghĩa thầy trò là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống, mỗi học sinh cần phải học tập chăm chỉ, tôn trọng và yêu quý thầy của mình. Đó chính là nghĩa vụ tối thiểu mà mỗi học sinh phải thực hiện. Yêu thương và tôn trọng thầy là tương đương với yêu thương và tôn trọng cha mẹ, và là thể hiện của một con người có đạo đức và phẩm chất tốt. “Trọng thầy mới được làm thầy”.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 7
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối quan hệ và tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Trong số đó, tình cảm thầy trò là một trong những tình cảm cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò bao gồm sự yêu thương và ân cần dạy bảo của người thầy, với hy vọng rằng học sinh sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, tình thầy trò cũng bao gồm lòng biết ơn, lòng kính trọng và sự yêu mến của học sinh đối với giáo viên đã giảng dạy họ. Giáo viên là những người có sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh rèn luyện nhân cách và phẩm chất. Những người học sinh lớn lên và trở thành người có ích cho xã hội nhờ vào công lao dạy dỗ của người thầy. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn và kính trọng những người giáo viên bằng tấm lòng chân thành nhất, vì nếu không có họ, chúng ta sẽ khó có được thành công. Tình thầy trò không chỉ giúp xã hội phát triển mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người. Chúng ta có thể có nhiều người thầy khác nhau, nhưng điều quan trọng là chúng ta cùng hướng đến tình yêu thương, sự kính trọng và đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều biến tướng của tình thầy trò, khiến cho tình cảm này mất giá trị của nó. Có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh hoặc học sinh không tôn trọng giáo viên của mình. Những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh. Cuộc đời ngắn ngủi, chúng ta có quỹ thời gian hữu hạn. Vì vậy, hãy sống hướng đến những điều tốt đẹp và đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giảng dạy và dạy dỗ chúng ta.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 8
Mặc dù cuộc sống hiện đại và cơ chế thị trường có thay đổi giá trị đạo đức, nhưng tình nghĩa thầy trò với nhiều người, đặc biệt là với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, vẫn được coi là một giá trị thiêng liêng. Các thầy cô dám hy sinh cuộc sống để dạy bảo học sinh, giúp đưa họ vượt qua những khó khăn, xây dựng tương lai cho đất nước. Những bài học của các thầy cô giúp học sinh biết cách vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách và trở thành con người tốt. Đôi khi học sinh không thể hiểu được những gì mà thầy cô dạy và trách phạt nghiêm khắc của họ có thể cắt vào tâm hồn. Nhưng đằng sau những điều đó là sự quan tâm, chăm sóc và hạnh phúc khi thấy học sinh đạt được thành tích tốt. Do đó, chúng ta không nên bất lịch sự, thô lỗ và vô ơn với thầy cô mà phải tôn trọng họ, trân trọng công lao của họ và học tập chăm chỉ để trở thành học trò tốt nhất của thầy cô.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 9
Mỗi năm, khi đến ngày 20 tháng 11, lễ hiến chương nhà giáo, tôi không thể nào quên được người thầy đã từng dạy dỗ và chăm sóc cho tôi khi tôi bị bệnh không thể đến trường học. Thầy ấy là giáo viên chủ nhiệm lớp và là giáo viên dạy môn Văn của tôi. Thầy có gương mặt hiền hậu, giọng nói trầm ấm chứa đựng tình cảm thương học trò sâu sắc. Dù dáng thầy cao và gầy, nhưng thầy tràn đầy sức sống. Tôi vẫn nhớ ngày tôi làm bài Văn sai và cảm thấy rất buồn. Thầy đã an ủi và động viên tôi, sau đó giảng thêm cho tôi cách để viết Văn hay và lưu loát hơn. Thầy chỉ dẫn tôi một cách tận tình và kết quả là bài viết của tôi đã được cải thiện rất nhiều và đạt điểm 9/10. Một lần, khi tôi về nhà bị cảm nặng và phải nghỉ học một tuần, thầy đã đến thăm tôi cùng với các bạn của tôi. Họ mua sữa và trái cây để thăm hỏi tôi, điều này đã khiến tôi cảm động. Sau đó, thầy đã đạp xe đến nhà tôi mỗi ngày sau giờ dạy để giảng lại những bài mà tôi đã bị bỏ lỡ do bệnh, để tôi có thể hiểu và chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp. Vì sự dạy dỗ tận tình của thầy, tôi đã đậu kỳ thi tốt nghiệp một cách xuất sắc và trở thành học sinh giỏi của lớp. Bây giờ, tôi không còn học ở trường cũ và thầy không còn dạy tôi nữa, nhưng tôi vẫn giữ trong lòng hình ảnh một người thầy đáng yêu và đáng trân trọng nhất. Tôi hy vọng thầy luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Tôi sẽ mãi nhớ ơn thầy và cố gắng trở thành một người tốt có ích cho xã hội trong tương lai.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 10
Mỗi người trong cuộc sống đều có những mối quan hệ, những tình cảm tốt đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất chính là tình cảm thầy trò trong nhà trường. Tình thầy trò là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, tình thầy trò còn là sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu mến của người học sinh với thầy cô giáo đã giảng dạy mình. Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần không nhỏ công lao dạy dỗ của người thầy, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những người đó bằng tấm lòng chân thành nhất vì không có họ sẽ khó có thành công của mình. Tình thầy trò không chỉ khiến cho xã hội phát triển văn minh hơn mà nó còn góp phần trau dồi, nuôi dưỡng tâm hồn cho con người. Mỗi người có thể chung người thầy hoặc khác người thầy dạy dỗ, nhưng một điều nhất định chúng ta phải cùng nhau hướng đến đó là tình yêu thương, sự kính trọng và hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng của tình thầy trò khiến cho tình cảm vốn dĩ cao đẹp này mất đi giá trị của nó. Lại có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh, học sinh vô lễ với thầy cô giáo của mình,… những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh. Đời người ngắn lắm, mỗi chúng ta có một quỹ thời gian hữu hạn, chính vì thế hãy luôn sống hướng đến những điều tốt đẹp và có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy dỗ mình nên người.
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 11
Quan niệm: “tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc đời học sinh của mỗi chúng ta. Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài, nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là người cha, vừa là người mẹ, vừa là người bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”
Viết đoạn văn Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường - mẫu 12
Việc dạy học và học không hề đơn giản chút nào. Với học sinh, phải biết quý trọng thầy cô qua lời nói và hành động. Làm chủ trong giờ học, không nói chuyện, không quậy phá nghĩa là bạn đang tôn trọng thầy cô và bạn bè. Vẫn biết rằng tuổi trẻ hiếu động, nhiều lúc ham vui, ngứa miệng, không nói chuyện được thì khó chịu, không nghịch ngợm được thì khó chịu. Thế nhưng, vì quý mến thầy cô, chúng ta vẫn có thể chú ý vào bài giảng mà quên đi việc quấy rối trong giờ học.
Ai từng là học trò cũng đều sợ đòn roi. Thầy cô dùng đòn roi có thể giữ kỉ luật nhất thời nhưng sẽ tạo xa cách với học sinh. Nhiều học sinh bị đòn nhiều trở nên chai lì, thách thức. Có học sinh thì lo sợ, bất an. Đến giờ học tấy sợ sệt, mất tự tin.
Bởi thế, nếu điều ước là có thật thì mong sao giáo viên luôn đứng lớp với lòng yêu thương thực sự, học sinh luôn nhiệt tình với việc học và tin tưởng thầy cô của mình. Như thế, lớp học sẽ là nơi ta tiếp thu kiến thức, là chốn mọi người nhìn nhận nhau với ánh mắt thiện cảm và tin yêu.
“Thầy Địa. cô Sử, cô Hóa…” đó là những từ gọi tên giáo viên theo môn dạy hiện tại mà một số bạn thường dùng. Cách gọi này bất kính nhưng chưa có tình. Vì sao vậy? thầy, cô là danh từ chung, loại cụ thể chỉ nghề nghiệp. Vì vậy, khi gọi tên người vai trên không nên dùng danh từ chung. Thay vì gọi “Thầy Địa”, hãy gọi Thầy X (X là tên của thầy). Thầy cô dạy mình mà mình không biết họ tên thì quả là vô tâm.
Với cách gọi “ông này, bà nọ” thì còn tệ hơn nữa. Vì sao vậy? “Ông bà” trong trường hợp này là danh từ chung để phân biệt giống. Vì thế, những từ ngữ đó không thể gọi thầy cô được. Cho dù bạn viện lý do là thói quen, là phương ngữ, nhưng điều đó vẫn không nên. Cách gọi như thế làm hạ thấp vai trò của người thầy mà đúng ra phải luôn được đề cao.
Hãy gọi đầy đủ chức danh và tên của thầy cô, như thế mới là một học trò lễ phép. “Tiên học lễ, hậu học văn” phải không bạn!
Trong đời học sinh, chúng ta được học với nhiều thầy cô giáo có tính cách khác nhau. Chắc chắn có rất nhiều thầy cô để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn, kể cả khi không còn học với thầy, cô đó.
Những thầy cô thường đánh mắng học trò trong cơ nóng giận thì chỉ để lại sự sợ hãi và chán ghét nơi họ trò. Cho dù nó được biện minh bằng câu: “Vì thương nên cho roi, cho vọt.” thì vẫn để lại dấu ấn không mấy tốt đẹp nơi học trò.Những thầy cô nhìn học trò như những mối lợi nho nhỏ, chút tâm đến việc dạy thêm hơn dạy chính khóa cũng để lại dấu ấn không mấy tốt đẹp
Chỉ có những nhà giáo dạy học trò qua nhân cách và kiến thức thì mới để lại dấu ấn tốt đẹp nơi học trò.
Một số giáo viên dạy văn kiêng kị điểm 10 và lời khen tuyệt đối, có lẽ vì các vị ấy quan niệm điểm 10 là ngang tài với giáo viên hoặc phải là một thiên tài rõ nét thì mới xứng đáng nhận được.
Khi nhận lại bài kiểm tra, trong chúng ta không ai tránh được sự hồi hộp nho nhỏ, vì ngoài số điểm ra, còn có lời phê của giáo viên. Thế nhưng sẽ hụt hẫng và thất vọng khi thấy khung lời phê có những từ ngắn củn: “Tốt”, “Được”,”Yếu văn”,… hay chẳng có một chữ nào cả. Lời phê đúng mức của thầy cô sẽ động viên, khích lệ những bài làm tốt và những bài làm yếu.
Với bài văn hay, tốn nhiều công sức mà chỉ nhận được những lời phê nhát gừng thì thật là mất sướng. Vì tốt là tốt thế nào, giỏi thì giỏi đến đâu? Điều đó sẽ làm cho học sinh cảm thấy chán ghét và thờ ơ với môn học mà thôi!
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản hay nhất
- Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người hay nhất
- Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái đau bi tráng
- Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng hay nhất
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều