50+ Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp 50+ cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết Cảm nhận 3 cô gái thanh niên xung phong dễ dàng hơn.
- Dàn ý Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 1)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 2)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 3)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 4)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 5)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 6)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 7)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 8)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 9)
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (các mẫu khác)
50+ Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (hay, ngắn gọn)
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, ba cô gái thanh niên xung phong.
2. Thân bài
a. Khái quát chung:
Sáng tác năm 1971- khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, dữ dội.
Truyện viết về 3 cô gái thanh niên xung phong làm việc trên một cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
b. Cảm nhận về ba cô gái thanh niên xung phong
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm.
Công việc gian khó, hiểm nguy: đo khối lượng đất đá, phá bom, đánh dấu bom chưa nổ.
Khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và mộng mơ.
* Vẻ đẹp chung:
Trách nhiệm trong công việc: bất cứ khi nào có bom rơi phải lập tức làm việc (sửa lại đường và phá bom chưa nổ) để cho các đoàn xe đi qua.
Dũng cảm, gan gạ: làm việc trên cao điểm, bom đạn của địch có thể rơi bất cứ lúc nào, luôn cận kề với cái chết trong những lần rà phá bom.
Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc: cả ba chị em đều rất yêu thương, gắn bó và chia sẻ với nhau (nhất là khi Nho bị thương trong một lần phá bom).
Tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc, mộng mơ: ở mỗi người luôn giữ lại nét con gái với nhiều ước mơ (Phương Định thích hát, chị Thao thích chép bài hát còn Nho thích thêu thùa).
* Vẻ đẹp riêng:
Phương Định: là cô gái Hà Nội thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm về gia đình, yêu quý đồng đội, gan dạ, dũng cảm.
Thao: người chị lớn tuổi hơn dày dặn kinh nghiệm sống và chiến đấu, dũng cảm nhưng ám ảnh sợ máu.
Nho: cô em út trong sáng, mỏng manh, ý chí chiến đấu ngoan cường, coi cái chết nhẹ tựa như không.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của tác giả.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 1)
Tuyến đường Trường Sơn từ lâu đã trở thành tuyến đường huyền thoại và được nhắc đến trong rất nhiều bài hát, rất nhiều tác phẩm văn học. Chẳng hạn như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã kể câu chuyện về anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thông qua bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Nói đến tuyến đường Trường Sơn thì sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới những cô gái thanh niên xung phong làm công tác mở đường. Câu chuyện mà Lê Minh Khuê đã kể trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi cho chúng ta thấy rõ hơn về những cô gái ấy.
Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuya viết vào năm 1971, khi ấy nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực nhất đời sống của các cô gái thanh niên xung phong. Thông qua đó, chúng ta thấy được cuộc chiến tranh kia ác liệt đến nhường nào và những cô gái nhỏ bé mạnh mẽ, gan dạ đến thế nào. Dù sống trong cảnh chiến tranh và phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn giữ vững được tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời. Họ là đại diện cho một thế hệ thanh niên Việt Nam nhiệt huyết, sôi nổi sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
Ba cô gái thanh niên xung phong ở đây là Phương Định, Nho và Thao. Họ là một tổ trinh sát sống và làm việc trong hoàn cảnh đầy thiếu thốn. Ở nơi ấy, bom rơi đạn lạc đã là chuyện thường tình. Sự sống gần như đã bị hủy diệt vì bom đạn khi mà những thân cây bị tước khô cháy. Đường đi thì lở loét vì bom đạn. Con người sống trong cảnh biết nay không biết mai. Cái chết rình rập họ từng giờ, từng phút một. Thế nhưng, không vì thế mà họ nản lòng. Địch bắn phá ở đâu thì họ đi tới đó. Công việc của các cô gái là phải đo khối lượng đất lấp vào hố bom. Nếu có quả bom nào chưa nổ, họ phải tìm cách cho nó nổ thì mới đảm bảo được an toàn cho những chuyến xe qua. Chúng ta chỉ là những người được nghe kể lại câu chuyện nhưng cũng đủ thấy lạnh gáy vậy mà ba cô gái gan dạ vẫn làm công việc ấy mỗi ngày như là chuyện thường tình.
Trong số 3 cô gái, Phương Định là nhân vật được miêu tả nhiều hơn cả. Tuy nhiên, thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp chung của các cô gái. Phương Định cũng như bao cô gái khác có một thời học sinh đầy sôi nổi. Cô thường xuyên nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp thời còn đi học. Có thể thấy dù sống trong môi trường ác liệt nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, thơ mộng. Chính những kí ức về thời đi học đã làm xoa dịu những căng thẳng của cô trong công việc, giúp cô và các đồng đội của mình vượt qua được những gian truân và hướng về một tương lai tươi sáng hơn.
Điều khiến em cảm thấy mến mộ ở cô gái này là cô ý thức được về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, không vì thế mà cô tỏ ra kiêu kì, ngạo mạn. Ngược lại, Phương Định vẫn luôn chan hòa với đồng đội của mình. Với hai đồng đội của mình ở trong tổ trinh sát, cô coi họ như chị em trong nhà, có chuyện gì cũng chia sẻ cùng nhau. Trong công việc, họ hợp tác với nhau ăn ý. Trong đời sống hàng ngày, họ cùng nhau đùa vui hát ca. Ngay cả với những người chiến sĩ cô gặp trên đường làm nhiệm vụ, cô cũng dành cho họ một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Tuy nhiên, điều khiến em khâm phục hơn cả ở những cô gái thanh niên xung phong này là tinh thần chiến đấu quả cảm vì công việc của họ. Họ làm mà như đang chơi mà chơi với những quả bom thì đâu phải là chuyện đùa. Bom có thể nổ bất cứ lúc nào và họ cũng có thể hy sinh bất cứ lúc nào. Nếu bom nổ, không chỉ không giữ được tính mạng mà có khi thân xác cũng không được toàn vẹn. Thế nhưng vì Tổ quốc, họ dám chấp nhận hy sinh. Mặc dù công việc gỡ bom khiến cho thần kinh luôn phải căng thẳng nhưng các cô gái vẫn bình tĩnh và xử lý một cách đầy ung dung như thể họ có tài điều khiển bom vậy. Nhờ họ mà biết bao chuyến xe qua trong an toàn, những con người xa lạ nhìn thấy nhau mà vẫy tay chào như là thân quen từ lâu lắm.
Có thể thấy, các chị có một tâm hồn thật đẹp. Trước cái chung của đất nước, họ đã dẹp cái riêng sang một bên. Tuy không sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh nhưng thông qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi và thông qua ba nữ thanh niên xung phong, chúng ta như được sống lại không khí hào hùng của dân tộc khi mà cả nước đang sục sôi đánh Mĩ.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 2)
Đầu tiên ta cảm nhận về vẻ đẹp trong tầm hồn của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, Họ gồm có ba người, hai cô gái rất trẻ là Phương Định và Nho, còn tổ trưởng lớn tuổi hơn một chút là chị Thao. Có lẽ ở ba con người này có rất nhiều điểm chung, trước hết là họ ở cùng một chỗ “một hang dưới chân cao điểm”. Đây là một nơi rất nguy hiểm vì ở một cao điểm, lại giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn ra trận, ở đó có rất nhiều khó khăn và các cuộc chiến đấu ác liệt nhất. Thậm chí nơi ở của họ cũng ác liệt. Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ, trắng lẫn lộn vào nhau, đó là chưa kể cây không thể sống được, “hai bên đường không có lá xanh và những rễ cây nằm lăn lóc”. Cuộc sống ở đây thật ác liệt, mọi thứ đều bị tàn phá. Vậy mà công việc của ba cô gái lại diễn ra ở đây. Họ làm công việc được gọi chung là tổ trinh sát mặt đường, còn cụ thể ra là hàng ngày “khi có bom nổ thì chạy đến, đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc cũng chẳng đơn giản chút nào luôn phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, luôn phải đối diện với tử thần khi máy bay địch đến hay khi phá những quả bom nổ chậm ở nơi kẻ địch hay ném bom đánh phá. Nhưng với ba cô gái công việc này rất bình thường, nhiều khi bị bom vùi luôn cũng nhiều khi chỉ thấy hai con mắt lấp lánh trên khuôn mặt lem luốc. Với chúng ta họ là những cô gái dũng cảm, bình tĩnh khi “thần kinh căng như chão, chân chạy mà biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”.
Giữa muôn vàn hiểm nguy của công việc, họ vẫn luôn tìm được niềm vui, một cái thú dù đầy nguy hiểm từ cái thú này. Cả ba cô gái đều là con gái Hà Nội, quen sống trong hạnh phúc của gia đình bạn bè. Giờ đây họ quen với cuộc sống chiến trường, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ dù quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô nhưng họ không sợ mà sẽ đường hoàng bước tới, dù sự hi sinh luôn rình rập họ nhưng với lòng dũng cảm, họ đã vượt qua. Dù phá bom nổ chậm là công việc cực kì nguy hiểm nhưng họ “Quen rồi! Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít ba lần. Họ đã luôn dũng cảm vượt qua sự đe doạ của tử thần đề cống hiến cho Tổ quốc. Đặc biệt ở họ có tinh thần gắn bó giữa đồng đội. Họ luôn quan tâm, lo lắng đến nhau, nhất là khi Nho bị thương do “quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nước bị sập”. Định bông bâng lại cho Nho còn chị Thao vì sợ máu nên chỉ dám đứng ở cửa hang nhưng cứ đi đi lại lại. Và nhìn chung, họ đều rất trẻ và rất dễ xúc động, họ còn nhiều mơ mộng, mơ ước. Là phụ nữ nên họ đều rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Với Nho, cô rất thích thêu thùa. Chị Thao "giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào” nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát.
Còn Phương Định tự đánh giá khiêm tốn mình khá vì vậy cô thích ngắm mình trong gương và bó gối mơ mộng hay ngồi hát một mình. Bên cạnh những nét chung ta thấy mỗi người có cá tính riêng, Mỗi người một tính càng làm phong phú đời sống của họ và từ đó càng làm rõ ý chí chiến đấu, tinh thần đoàn kết của họ. Dù họ mỗi người một cá tính riêng nhưng khi chiến đấu họ vẫn luôn sát cánh cùng nhau, hiểu nhau. Chị Thao nhiều tuổi hơn một chút nên có vẻ từng trải hơn, chị không dễ dàng hồn nhiên như Nho và Định. Chị ước mơ về tương lai thiết thực hơn. Nhưng chị vốn có những tình cảm riêng và chị thích chép sổ hát dù vẫn biết mình hát dở, giọng thì chưa hay “chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm”. Chị có những khát khao của tuổi trẻ, trong công việc chị rất “cương quyết, táo bạo” mặc dù vậy “thấy máu thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Chị Thao tuy rất anh dũng trong công việc nhưng lại sợ những điều bình thường trong cuộc sống.
Đặc biệt, vẻ đẹp phẩm chất của ba cô gái được thể hiện lớn nhất qua Phương Định. Cô là một cô gái Hà Nội, vì yêu Tổ quốc nên đã vào chiến trường. Trong những ngày chiến tranh ác liệt này cô luôn nhớ lại và chỉ mong được trở lại và sống trong hoà bình, yên ả, nó luôn tạo một khoảng yên ả, trầm tư trong lòng Định giữa những cơn căng thẳng, quyết liệt của chiến tranh. Cô đã vào chiến trường ba năm, đã quen với những thử thách nơi đây, quen với những nguy hiểm mà ngày ngày cô phải đối mặt, những khốc liệt của chiến trường nhưng cô vẫn giữ những ước mơ hồn nhiên về tương lai, những ước mơ hồn nhiên trong sáng. Phương Định là người hay mơ mộng “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, mê hát và vô tư, đôi khi bò ra mà cười một mình”. Cũng như chị Thao, cô rất yêu mến những người đồng đội, đặc biệt cô dành tình yêu vì lòng cảm phục cho những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Thú vị hơn cách cô tư đánh giá về mình: “Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá”. Tâm trạng của Định được miêu tả cụ thể, sinh động.
Bên cạnh đó nghệ thuật trong truyện cũng thành công. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả đã để nhân vật xưng “tôi” nói về mình, về những đồng đội, câu chuyện xung quanh công việc của mình. Đầu tiên tác giả đã để Phương Định xưng “tôi” kể câu chuyện “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái”, Việc lựa chọn ngôi kể càng làm cho việc kể thuận lợi, vừa miêu tả, vừa bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Khi nhân vật tôi là Phương Đinh tự nói chuyện, kể chuyện của mình cho chúng ta thấy rõ công việc của họ là thế nào “quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom”. Việc miêu tả cho thấy mức độ nguy hiểm của công việc này nhưng bên cạnh đó cái mà các ngôi kể khác không đạt được là nội tâm, là tâm trạng của các cô khi làm một công việc. “Việc nào cũng có cái thú của nó”. Họ không lùi bước mà luôn tiến lên, luôn sát cánh vì Tổ quốc. Đặc biệt, truyện ngắn này có ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với tình hình chiến đấu đang diễn ra ác liệt “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác, Đất nóng”. Các câu này rất phù hợp với các nhân vật sống hồn nhiên, thoải mái, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ và phù hợp với tính cách của người kể chuyện có tính cách lạc quan, vui vẻ. “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”. Nhờ vậy truyện cho người đọc thấy được sự tự nhiên thoải mái, trẻ trung nhưng cũng đầy chất nữ tính.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã thể hiện về những cô gái trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tinh thần lạc quan, yêu đời. Truyện viết về đề tài chiến tranh, tuy có những chi tiết viết về bom đạn, chiến đấu., nhưng chủ yếu hướng nhiều vào nội tâm, hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam qua nghệ thuật của truyện. Qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp xưa của các nữ thanh niên xung phong nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung, những người phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 3)
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê - một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất nói về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Thao, Nho cũng là những đại diện tiêu biểu nhất của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho đã làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, họ đều là những người con gái còn rất trẻ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom của địch gây ra cản trở đường giao thông đi lại, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và tìm cách phá bom. Họ ở nơi cao điểm nên là nơi tập trung bom đạn và nhiều sự nguy hiểm nhất, không những thế công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Máy bay địch luôn lảng vảng thăm dò ở trên và có thể thả bom bất cứ lúc nào, họ vẫn phải chạy đi chạy lại ngoài đường ngay giữa ban ngày. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào bới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Phá bom đâu phải đơn giản, công việc đó như là đối đầu với thần chết, chỉ trong gang tấc thôi có thể mất đi tính mạng, nếu không có một tinh thần thép cùng sự bình tĩnh và dũng cảm kiên cường thì không thể làm được. Tuy nhiên với cả ba cô gái, công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày - diễn ra hàng ngày thậm chí mấy lần trong một ngày, số lần họ rà phá bom là số lần họ đối mặt với thần chết chỉ trong gang tấc.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt và nguy hiểm nơi chiến trường ấy, ta tưởng như các cô gái sẽ hoàn toàn bị vùi dập, mệt mỏi và chán nản. Nhưng không, cuộc sống của họ có mùi của bom đạn khét mù nhưng vẫn có màu hồng, màu hồng của những niềm vui hồn nhiên, những lúc nghỉ ngơi thanh thản, nghĩ về ước mơ, hoài bão. Hơn thế hoàn cảnh càng nhắc nhở họ phải đoàn kết, gắn bó và sát cánh bên nhau cùng sống, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng ở họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: đó là tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, là lòng dũng cảm không sợ gian khổ hy sinh, tình đồng đội luôn gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: Hay mơ mộng, nhạy cảm và ôm nhiều cảm xúc, ấp ủ nhiều ước mơ. Cả ba đều giữ lại những nét cá tính con gái của mình mặc cho hoàn cảnh sống và chiến đầu giữa chiến trường, bom đạn vẫn là nơi họ vẽ ra khoảng trời riêng của mình. Nho "hoa tay" chẳng có nhưng cứ rảnh lại ngồi thêu thùa, chị Thao hát chẳng sai lời thì cũng sai tông sai nhạc ấy vậy mà lại cặm cụi ngồi chép lời bài hát vào sổ tay. Còn Phương Định, nàng thơ của Hà Nội rất mộng mơ hay ngồi hát vu vơ, thường đứng trước gương rồi ngắm chính bản thân mình.
Cả ba cô gái cùng sống với nhau như ba chị em gái trong gia đình, mặc dù rất gắn bó với nhau nhưng vẫn khác nhau về tính nết, tính cách. Đầu tiên là nhân vật Phương Định - chính là người kể truyện, Định vốn là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. Là con gái Hà Nội vào chiến trường, kỉ niệm thanh bình trước chiến tranh ở Hà Nội luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường, nó vừa là niềm khao khát, vừa là dòng nước mát làm dịu tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Phương Định thích hát "Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát...", cô yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị mình, dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ cô đã gặp trên con đường vào mặt trận.
Đặc biệt, trong lần phá bom ở cuối bài, tác giả đã dành phần lớn để diễn tả tâm lí của Phương Định, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, hiện lên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. Thứ hai là nhân vật chị Thao, là người chị lớn tuổi hơn trong số ba cô gái, chị Thao ít nhiều cũng đã có sự từng trải, vậy nên trong con người chị không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng, chị khác nhiều so với cái tuổi trẻ bồng bột ban đầu mà đã trưởng thành hơn cả về suy nghĩ và dự định tương lai, tuy nhiên vẫn không mất đi những rung động và khao khát, hoài bão của tuổi trẻ. Chị gan dạ và dũng cảm lắm nhưng có lẽ vì lý do tâm lí nào đó mà chị rất sợ nhìn thấy máu, có lẽ đó cũng là điểm yếu duy nhất của chị. Cuối cùng là nhân vật Nho - như là cô em út trong gia đình ba chị em gái, Nho bé người, mảnh khảnh, không khéo tay nhưng lại thích thêu thùa, cô thường hay nhớ về quê nhà nhất là khi nhận được lá thư của một người bạn. Nho là cô gái giàu tình cảm, luôn lo lắng và suy nghĩ cho người khác, khi thấy hai người kia lên cao điểm mãi chưa về cô sốt ruột bồn chồn. Trong con người vóc dáng nhỏ bé, mỏng manh ấy lại có tinh thần chiến đấu luôn sẵn sàng, trên người có vô số vết thương to nhỏ nhưng quyết không nằm trong quân y, muốn chạy trên cao điểm phá bom cùng đồng đội. Trong lần phá bom ở cuối truyện, ta thấy Nho bị thương, quả bom phát nó làm hầm của cô sập xuống, cô bị vùi trong đất, mệt lả "Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất... Da xanh đi, mắt nhắm nghiền,quần áo đầy bụi" nhưng vẫn đùa vui coi như bị xúi quẩy, coi cái chết nhẹ tựa như không.
Bằng cách sử dụng hệ thống ngôn ngữ, cả lời trần thuật và đối thoại, linh hoạt, tự nhiên và đậm chất trẻ trung, tác giả Lê Minh Khuê đã tạo nên một sức hấp dẫn ở truyện ngắn ở chính ba cô gái thanh niên xung phong. Cuộc sống chiến đấu cùng tâm lí, tình cảm và suy nghĩ của ba cô gái đại diện cho thế hệ trẻ trên tuyến đường Trường Sơn, tuy có không ít những mất mát, éo le nhưng lại thể hiện được chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập tự do của dân tộc.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 4)
Lê Minh Khuê (1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. “Nơi ở của họ có biết bao thương tích” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt “cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để “đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: “Có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nói công việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.
Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết “tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ: “Đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định “tôi bế Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô: “Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ.
Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nho có nét trẻ trung xinh xắn “trông nó mát mẻ như một que kem trắng” đồng thời cũng rất hồn nhiên. “Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm” hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt. Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn hơn.
Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu chuyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất xuất sắc.
Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc học nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: “Những ngôi sao xa xôi”. Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dạy tương lai”
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 5)
"Những ngôi sao xa xôi" là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Lê Minh Khuê. Nhà văn cũng đã viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ cứu nước. Và trong tác phẩm đó thì nổi bật lên là hình ảnh của ba nữ thanh niên xung phong là Thao, Nho, Phương Định.
Nhà văn Lê Minh Khuê dường như đã miêu tả thật chân thật tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong có tên là Nho, Phương Định, và chị Thao. Tất cả ba người họ lại đều ở trong một hang dưới chân cao điểm. Có thể nói được địa bàn hoạt động của các cô gái này thì rất nguy hiểm, ở đó thì máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội và sự sống cũng như cái chết ở đây luôn luôn cận kề và cách nhau trong gang tấc. Khi mà đường bị đánh như bị lở lóet, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn như thế thì chính như nơi đây sự sống cũng có bởi không có lá xanh nào ở hai bên đường, nhưng thân cây lại bị tước ra khô cháy. Thực sự cũng lại ó biết bao thương tích vì bom đạn giặc khiến cho biết bao nhiêu cái rễ cây như cứ nằm lăn lóc ra ngổn ngang những hồn đá to ở đó còn có vài cáu thùng xăng cũng như thành ô tô bị méo mó. Nhà văn Lê Minh Khuê xây dựng nhân vậy ở trong hoàn cảnh khó khăn và công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Cứ mỗi khi có bom nổ thì chính họ lại chạy đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và xem xét cho phá bom. Thần chết là một kẻ không bao giờ thích đùa và cứ lẩn lấp trong ruột những quả bom. Công việc khó khăn khiến cho hần kinh của các cô gái lúc này đây căng như chão. Thế rồi cũng chính trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường làm việc suốt đêm thì những cô gái trong tổ trinh sát lại chạy lên cao điểm cả ban ngày dưới cái nắng nóng gay gắt lúc nào cũng trên 30 độ.
Nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã xây dựng lên cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nếu như Phương Định được biết đến là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Phương Định chính là một con gái Hà Nội cô được nhà văn miêu tả hiện lên trong trang sách đó là một cô gái có hai bím tóc dày, tương đối mềm. Cô có một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn mới thật đẹp làm sao. Thế rồi người đọc như cũng ấn tượng nhất chính là đôi mắt Định được các anh lái xe luôn nhận xét chính sao mà có cái nhìn xa xăm đến thế. Phương Định cũng rất kiêu kỳ khi được các anh pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” cô, có khi còn viết thư cho Phương Định nữa.
Ở Phương Định người ta nhận thấy cô hiện lên như là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Cô cũng rất hay hát và khi ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình và có thể say sưa hát. Cho đến khi cô phải sống trong cảnh bom đạn ác liệt khi mà chính cái chết kề bên thì người con gái đó như càng thích hát hơn. Có lẽ rằng cũng chính tiếng hát đó như át tiếng bom của quân thù. Ở Phương Định lại càng hay hát, cô luôn luôn thích những bài hành khúc, những điệu dân ca Quan họ, hay còn thích cả những bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý… Không chỉ dừng lại ở đó thì Phương Định còn biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao lúc này đây cũng cứ vẫn "say mê" chép vào sổ tay của mình.
Chị Nho thích thêu thùa, còn chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát. Chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai với chị cũng đã lại trở lên thiết thực hơn. Có thể nói rằng cũng chính người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, và ở họ dường như cũng lại đã chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa. Phương Định hiện lên là một cô gái mơ mộng.
Thế rồi cũng chính sau một trận chiến đấu của ba cô gái để phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, và nhiệm vụ này cũng lại vô cùng căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, và lại bị thương. Chính lúc này đây thì bất chợt một cơn mưa kéo đến mà nó lại là một trận mưa đá nữa. Có thể nói rằng chính cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ngay chính ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái anh hùng sau những căng thẳng của một trận chiến đấu. Trận mưa như cũng lại có sức mạnh đánh thức dậy sự hồn nhiên, đánh thức được cả những sự vô tư của tuổi trẻ và gợi về biết bao nhiêu những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương.
Người đọc dường như cũng đã lại có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi – đó cũng chính là một vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong. Họ lại hoạt động ở một nơi vô cùng ác liệt trên chiến trường Trường Sơn. Thực sự chính truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và hơn hết đó cũng chính là những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường. Đó chính là những chiến công của Định, Nho, của chị Thao và còn là của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước cho dân tộc. Thực sự chính những chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng và còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 6)
Trong bài thơ "Khoảng trời hố bom" có đoạn:
Truyện kể về em người con gái anh hùng
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bi thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thì em hứng lấy luồng bom”.
Câu thơ vang lên như một lời kể chuyện, kể về những cô gái thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Những người con gái đã tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc ấy đã cũng đã từng xuất hiện trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" với nhiều vẻ đẹp chung đáng quý, đáng trân trọng.
Hơn nữa, trong màn sương khói của bom đạn, ta còn thấy ở những cô gái ấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Công việc hàng ngày biết bao hiểm nguy, tử thần. Bởi thế, khi trực điện thoại trong hang, Phương Định đã vô cùng lo lắng cho đồng đội của mình "Có gì lý thú đâu nếu đồng đội tôi không quay trở về" – Cô nghĩ. Và ngay khi Nho bị thương, chị Thao phát hiện ra: "Mắt mờ trắng đi" bộc lộ rõ sự lo sợ, bàng hoàng. Về tới hang, chị Thao nhắc Phương Định pha đặc đường vào sữa cho Nho, đứng ngồi không yên. Trong giây phút ấy, những cử chỉ chăm sóc, lo lắng cho Thao, Phương Định dành cho Nho đã làm ấm lòng người đọc. Tình đồng chí không chỉ thể hiện qua ba cô gái mà còn thể hiện qua mối quan hệ gắn kết giữa Thao, Phương Định, Nho với các anh cao xạ. Tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh ấy là động lực to lớn cho họ làm nên kỳ tích.
Cuối cùng, ba cô gái đẹp ở vẻ hồn nhiên, lạc quan, yêu đời giàu nữ tính. Cả ba đều thích làm đẹp. Họ thích hát "tiếng hát át tiếng bom". Họ cũng biết chăm chút cho vẻ bề ngoài. những cô gái ấy còn có thời gian cho những việc tắm suối, chép bài hát khi im tiếng súng. Có thể nói Lê Minh Khuê đã thành công với việc khắc họa hình ảnh cô gái thanh niên xung phong với nghệ thuật đặc sắc. Hình ảnh ấy còn mãi trong lòng người đọc.
Gấp lại trang truyện "Những ngôi sao xa xôi" Hình ảnh ba cô gái còn để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng đẹp. Từ đó, thế hệ thanh niên Việt Nam kế thừa và phát huy. Qua quá trình miêu tả ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" ta thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật bậc thầy của Lê Minh Khuê.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 7)
Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê viết về tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Nho, Phương Định, và chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đai và san lấp mặt đường, đánh dấu những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom, họ đến Trường Sơn tạo thành tổ trinh sát và cùng nhau sống trong những cái hang dưới chân cao điểm. Hoàn cảnh sống khó khăn, công việc nguy hiểm và tinh thần chiến đấu của họ vô cùng dũng cảm. Suốt ngày đối mặt với đạn và bom, họ đã vượt qua tất cả là nhờ những nét tính cách đáng yêu, sự hồn nhiên, mơ mộng.
Ba cô gái từ những miền quê khác nhau đến với con đường Trường Sơn, tại một vùng trọng điểm ác liệt và ở họ đều hình thành những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa.
Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện. Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá, hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ. Phương Định là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát (Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình, Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng). Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (Để đỡ dài, văn bản truyện đưa vào sách giáo khoa đã lược đi nhiều đoạn hồi tưởng của nhân vật). Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò chuyện với bạn đọc – một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản. Đây là cảm giác của một người chạy trên cao điểm giữa ban ngày và giữa những loạt bom của máy bay địch. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…
Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi.
Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Đoạn kết truyện cũng là một sáng tạo rất thành công của tác giả. Sau một trận chiến đấu của ba cô gái để phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá. Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương.
Đến đây thì người đọc đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi – vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại rất gần. Trong văn học thời kỳ này, người ta đã dùng nhiều hình ảnh biểu tượng để thể hiện vẻ đẹp giản dị mà giàu chất lãng mạn của những nhân vật như thế: Mảnh trăng cuối rừng trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, ráng đỏ trong truyện của Đỗ Chu, khoảng trời trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã được đưa vào tuyển tập Nghệ thuật truyện ngắn thế giới xuất bản ở Mỹ. Đó là một sự ghi nhận về thành công nghệ thuật của tác phẩm này.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 8)
Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một áng văn hào hùng và đẹp đẽ về cuộc kháng chiến chống Mỹ lịch sử của dân tộc. Trong đó, truyện đã giúp người đọc có cảm nhận sâu sắc về hình tượng ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Thao và Nho. Họ chính là những đại diện tiêu biểu cho nét đẹp dũng cảm mà cũng đầy mộng mơ của thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, gian khổ. Ta có thế thấy rõ điều đó qua hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong. Họ "ở trong một hang dưới chân cao điểm". Nơi đó "đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn", "chỉ có những thân cây bị tước khô cháy", "một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất". Chỉ vài chi tiết đó thôi đã đủ nói lên cái khốc liệt nơi tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Chưa kể, nhiệm vụ của ba cô gái "cũng chẳng đơn giản". Họ phải chạy lên khi có bom nổ, "đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom". Chính vì tính chất công việc như vậy, họ luôn phải đối diện với Thần chết, có khi còn "bị bom vùi luôn". Đó là hoàn cảnh của không chỉ ba cô gái mà còn của tất cả những người chiến sĩ lúc bấy giờ. Nhưng giữa bóng đêm của mưa bom bão đạn, họ vẫn tỏa sáng rực rỡ với biết bao vẻ đẹp tinh thần bất diệt, đáng quý.
Tuy là ba người khác biệt nhưng giữa Phương Định, Thao và Nho đều có những phẩm chất chung tốt đẹp. Đầu tiên phải kể đến lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm. Giữa chiến trường khốc liệt, lại làm nhiệm vụ trinh sát, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi cũng có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Ấy vậy mà ba cô gái vẫn luôn hiên ngang, lạc quan đối diện với hoàn cảnh. Đôi lúc, họ có sợ hãi, lo lắng, nhưng đều gạt bỏ tất cả để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dù xuất thân khác nhau nhưng cả ba người lại vô cùng thân thiết, gắn bó. Tình đồng đội, đồng chí của họ được xây dựng và phát triển từng ngày, qua bao lần sinh tử. Có lẽ đó cũng chính là điểm tựa tinh thần để họ tiếp tục chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Không chỉ vậy, ở những cô gái đó vẫn còn nguyên sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ duyên dáng, yêu kiều, nữ tính với những sở thích như ca hát, thêu thùa. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ: gan trường, dũng cảm nhưng không kém phần mộng mơ, yêu đời.
Cùng có điểm chung như vậy nhưng mỗi cô gái cũng có cho mình những nét đẹp rất riêng, không thể trộn lẫn. Phương Định xuất thân từ chốn thành thị. Cô yêu ca hát, có tâm hồn nhạy cảm, thường xuyên nhớ về những kỉ niệm xưa bên gia đình yêu thương. Cô tự ý thức được vẻ đẹp và sức hút của bản thân, nhưng không vì thế mà kiêu căng. Ngược lại, vô cùng điềm tĩnh, chín chắn. Chị Thao - người chị cả trong "gia đình" nhỏ này, thì vô cùng dày dặn kinh nghiệm. Chị "cương quyết", "táo bạo", khiến ai cũng phải e dè. Ấy vậy mà Thao lại sợ máu, sợ vắt. Còn Nho - đứa em út, lại mang một vẻ đẹp trong trẻo. Nho hiện lên trong mắt Phương Định là một "que kem" mát mẻ, trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng không kém phần gan lì, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng lại hòa hợp đến kì lạ.
Với bao phẩm chất tốt đẹp kể trên, ba cô gái thanh niên xung phong Phương Định, Thao và Nho đã trở nên vô cùng gần gũi, quen thuộc đối với độc giả. Họ không phải những tượng đài lớn lao mà vẫn chỉ là những cô gái hồn nhiên, vô tư và mộng mơ. Những cô gái ấy đã chấp nhận lao mình ra chiến trường để bảo vệ cho sự bình yên của nước nhà. Đó cũng chính là tinh thần chiến đấu bất khuất không chỉ của thế hệ trẻ mà còn của toàn bộ nhân dân Việt Nam.
Có thể nói hình tượng của ba nữ thanh niên xung phong cũng chính là đại diện cho cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Họ đều mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp cùng ý chí đáng ngưỡng mộ. Tất cả đều vì phục vụ sự nghiệp chung của nước nhà. Nhờ vậy mà quân và dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, ghi danh sử sách cho đến tận bây giờ.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 9)
"Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất"
(Phạm Tiến Duật)
Để được sống trong nền hòa bình như ngày hôm nay thì nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đầy đau thương và mất mát. Một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thắng lợi của dân tộc đó chính là sự dũng cảm, gan dạ của những người lính hay những thanh niên xung phong. Chính vì vậy, hình ảnh đáng trân quý của những nữ thanh niên xung phong làm công việc hết sức nguy hiểm trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã được Lê Minh Khuê phác họa lại trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi".
Lê Minh Khuê (1949) là một trong những nhà văn của thời kì kháng chiến chống Mỹ có sở trường về truyện ngắn. Bà có phong cách sáng tác dung dị, giàu nữ tính, đa sắc thái. Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" được viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, được đưa vào tuyển tập "Nghệ thuật truyện ngắn thế giới" xuất bản ở Mỹ.
Những nữ thanh niên trong tác phẩm là Phương Định, Nho, Thao với những tính cách khác nhau nhưng ở họ vẫn có những điểm chung nhất định. Họ cùng làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc mỗi ngày của họ rất nguy hiểm, họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Họ phải chạy ở trên cao cả ban ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo lượng đất đá, đánh dấu những quả bom chưa nổ và thậm chí là phá bom. Ở họ đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong đó là lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
Tuy cuộc sống của họ là nơi chiến trường ác liệt, luôn đối mặt với nguy hiểm và cái chết nhưng để cho mạch giao thông luôn thông suốt thì các cô gái vẫn luôn sẵn sàng cho việc ra trận địa mà không mong chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Là con gái nên đôi khi các cô cũng sợ hãi nhưng những điều ấy chỉ "thoáng qua rất mờ nhạt" để nhường chỗ cho những ý nghĩ làm thế nào để những quả bom kia phải nổ. "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người" như cứa vào da thịt khiến cho các cô gái căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phải chăng sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện những tâm hồn yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng nhưng họ vẫn giữ được tâm hồn trẻ trung, trong sáng, nhạy cảm và giàu mơ ước. Khi Nho bị thương, tinh thần đồng chí, đồng đội của ba cô gái được thể hiện rõ nét. Phương Định và chị Thao tất tưởi lo lắng, chăm sóc Nho như những nữ y tá dày dặn kinh nghiệm và coi Nho như là em gái. Ba cô gái chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ bởi ở họ hội tụ đầy đủ vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của những thanh niên xung phong dũng cảm.
Bên cạnh những điểm chung, mỗi cô gái đều có những vẻ đẹp riêng tạo nên sự cá tính của từng người. Phương Định là cô gái Hà Thành có nét đẹp duyên dáng, trẻ trung, tâm hồn trong sáng. Một cô gái có "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", "hai bím tóc dài, mềm mại", "đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng", "cái nhìn xa xăm". Phương Định có cách cư xử ý nhị, kiêu kì của con gái Hà Thành, nhạy cảm biết mình được nhiều anh lính để ý. Cô không "săn sóc, vồn vã" như những cô gái khác nhưng trong tâm trí cô thì "những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ". Sống ở nơi nguy hiểm như thế, nhưng Phương Định vẫn giữ nguyên nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn: Thích làm duyên, làm điệu, cô thích "ngắm mình trong gương", "ngồi bó gối mơ màng". Không chỉ vậy, cô còn rất yêu đời, cô thích hát, hay hát, tự bịa lời bài hát, đêm đêm nhìn lên bầu trời mơ về ngày mai hòa bình. Khi một trận chiến khốc liệt vừa đi qua thì một cơn mưa đá bất chợt ập xuống núi rừng Trường Sơn khiến cho Phương Định quên hết cả căng thẳng, hiểm nguy của bom đạn mà cùng đồng đội tận hưởng niềm vui như con trẻ và cũng chính cơn mưa đã khiến cô nhớ lại những kí ức vui tươi ngày còn ở Hà Nội bên gia đình và thành phố thân yêu.
Khác với Phương Định, chị Thao lại là người có những dự tính về tương lai thiết thực hơn bởi chị Thao là tổ trưởng nhưng cũng không thiếu những khát khao và lãng mạn của tuổi trẻ. Chị duyên dáng, thích làm đẹp, áo lót của chị cái nào cũng được thêu chỉ màu, đôi lông mày được chị tỉ nhỏ như cái tăm, thế nhưng trong công việc chị lại là một người gan dạ, cương quyết. Có lẽ, việc đối mặt với máy bay của địch đã quá quen thuộc nên chị Thao trở nên bình tĩnh hơn hẳn. Khi máy bay địch đến nhưng chị vẫn "móc bánh quy trong túi, thong thả nhai". Nhưng có ai ngờ được một con người gan dạ như thế lại sợ máu và vắt "thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét". Thế nhưng chị Thao vẫn là một cô gái rất đáng yêu, lấy tiếng hát để "át tiếng bom" dù hát nhạc sai bét, giọng thì chua theo chị tự nhận xét và chị hát không trôi chảy được bài nào nhưng có tới ba quyển sổ dày để chép lời bài hát.
Nho là cô em út trẻ, xinh xắn và rất dễ thương: "Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng", "cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn" khiến Phương Định muốn "bế nó lên tay". Không những vậy, Nho còn rất hồn nhiên "vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo", khi bị thương nằm trong hang vẫn "nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa". Thế nhưng lòng yêu nước đã khiến Nho trở thành một cô gái dũng cảm chiến đấu khi giặc tới cô "cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi". Thật không may, trong một lần phá bom đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người Nho khiến Nho suýt thiệt mạng "da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi" nhưng cô vẫn nhất quyết chiến đấu vì đất nước.
Tác giả đã sử dụng phương thức trần thuật, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, đặt ba nhân vật vào hoàn cảnh đầy nguy hiểm để ngợi ca vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Tác phẩm đã cho ta thấy sự tài năng của Lê Minh Khuê, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn và sự gan dạ của ba cô gái, đây cũng là hình ảnh của những thanh niên xung phong Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Có lẽ, hình ảnh về những nữ thanh niên xung phong trong "Những ngôi sao xa xôi" đã chạm tới trái tim độc giả bằng tất cả sự đáng yêu, gan dạ của mỗi nhân vật. Ở họ đều tiềm ẩn một sức mạnh phi thường để chiến đấu vượt lên trên mọi hiểm nguy, vất vả trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc chiến đấu khốc liệt với Mĩ.
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong (mẫu 10)
"Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường."
Nguyễn Đình Thi đã viết như thế trong bài thơ "Lá đỏ", viết về ngàn vạn cô gái nơi Trường Sơn khói lửa. Có một thế hệ những cô gái Việt Nam anh hùng - những cô gái thanh niên xung phong sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn, đối diện với cái chết từng ngày, từng giờ, gỡ từng quả bom để thông đường cho xe ra tiền tuyến. Những cô gái ấy đã đi vào văn chương Việt Nam như những tượng đài bất tử. Trong số đó, không thể không kể đến ba cô gái trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.
Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Lê Minh Khuê đã thực hiện sứ mệnh của người cầm bút không biết mệt mỏi, miệt mài phản ánh hiện thực chiến tranh đầy gian khó và không quên ngợi ca những tấm lòng yêu nước thủy chung. Sớm tham gia vào cuộc chiến, cô gái chưa tròn đôi mươi ngày đó đã gói ghém đủ những yêu thương, trong sáng của tuổi trẻ vào những dòng văn của mình, cho dù có biết bao khốc liệt, đau thương. Bởi lẽ đó, những năm tháng thanh xuân cũng là một chủ đề thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm của Lê Minh Khuê, khi những người trẻ tuổi tạm gác sau lưng tình yêu, sự đơn thuần để hết lòng hy sinh cho Tổ quốc. "Những ngôi sao xa xôi" là một áng văn như thế. Truyện viết về ba cô gái thanh niên xung phong Phương Định, Nho và Thao tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống của ba cô gái gian khổ, tẻ nhạt và lặp đi lặp lại công việc gỡ bom. Tuy vậy, với sự gan dạ, trách nhiệm và tinh thần lạc quan, trái tim họ vẫn mang đầy lý tưởng tự do, khao khát về một tương lai tốt đẹp.
Trước hết về hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Nơi ở của họ có biết bao thương tích: "đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Mọi chi tiết đều hiện lên chân thực, miêu tả về cuộc sống chiến trường thách thức sự sống con người và có nhiều khi dường như đẩy con người ta đến giới hạn của sức chịu đựng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”. Câu văn ngắn gọn, đơn giản đã làm toát lên nhịp sống căng thẳng nơi chiến trường ác liệt. Cái gì cũng thật nhanh, việc gì cũng thật gọn, dù là phá bom, hay là cả cái chết. Nhiệm vụ của ba cô gái tổ trinh sát rất quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh: phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm đánh phá của địch để đảm bảo tuyến đường thông suốt. “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường” và “Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi”. Quả thực, những công việc nơi chiến trận không đơn giản chỉ cần niềm đam mê hay sự trách nhiệm mà nó đã trở thành nhiệm vụ, đòi hỏi ở người thực hiện nhiều lắm sự dũng cảm, bình tĩnh và can trường.
Như bao chàng trai cô gái thời điểm ấy, Phương Định, Nho và Thao xung phong ra mặt trận khi tuổi đời còn rất trẻ, họ sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc trọn vẹn tuổi xuân xanh của mình. Họ cũng mang trong mình những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong giàu tình yêu nước, không quản ngại hy sinh, gian khổ. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với họ, những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp mà phân công nhau phá cho hết: “tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ". Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô gái vẫn phải đối mặt với thần chết trong những quả bom kẻ thù ném xuống. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, họ có nghĩ tới cái chết nhưng quan trọng hơn là có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không. Nhiệm vụ đến là họ nhanh chóng phân công và chấp hành, họ đoàn kết và sẵn sàng nhận khó khăn, nguy hiểm về mình: “Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới chân hầm barie cũ”. Họ dũng cảm và bình tĩnh, nói đến công việc phá bom bằng giọng điệu bình thản. Nhà văn Lê Minh Khuê không dễ dãi hay đơn giản ca ngợi phẩm chất của ba cô gái khi đối diện với hiểm nguy mà tinh tế miêu tả được tâm lí rất thật trong Phương Định và những người đồng đội: “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”. Bởi cái quan trọng hơn cả mà họ quan tâm đó là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?” Là hoàn cảnh đã sản sinh ra những con người như thế hay vốn dĩ bản tính từ khi sinh ra họ đã cứng cỏi, kiên cường? Đó là câu hỏi không ai giải đáp được, chỉ biết rằng ở ba cô gái luôn ngời sáng một tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm đến phi thường.
Nhắc đến những chiến sĩ ngoài mặt trận, không thể không nhắc đến tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết. Họ đã ăn ngủ, sinh hoạt cùng nhau, ở cùng nhau giữa chiến trường đầy bom rơi đạn nổ, cận kề bên nhau trong những phút giây sinh tử của đời người. Những người đã sống cùng nhau, chiến đấu cùng nhau, và rồi sẽ chết cùng nhau, làm sao mà không thương yêu nhau cho được? Tình cảm ấy cũng có ở ba cô gái thanh niên xung phong, chân thật và tự nhiên vô cùng. Ta xúc động trước hình ảnh Phương Định bồn chồn, lo lắng khi hai đồng đội đang trinh sát trên cao điểm. Khi Nho và chị Thao đi trinh sát trên cao điểm, Phương Định đã bồn chồn, lo lắng đến nỗi gắt lên trong điện thoại: “Trinh sát chưa về!” bởi “không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó cũng giống như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy”. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, băng bó, chăm sóc cho Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịt. Quê sao được một chị Thao "lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc" vì lo cho cho Nho mà lại sợ máu, hình ảnh Phương Định cẩn thận rửa vết thương và tiêm cho Nho khiến ta cảm động vô ngần trước tình đồng chí, thương yêu nhau của các cô gái này. Họ quan tâm nhau, thấu hiểu nhau từ tính cách, sở thích đến suy nghĩ, chăm sóc nhau từng chút một, chỉ cần nhìn nhau là biết nhau nghĩ gì: "Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi thấy trong mắt nhau điều đó."
Không chỉ vậy, các cô gái còn vô cùng lạc quan dù phải sống trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. Dẫu hằng ngày phải chiến đấu với bom đạn ở chiến trường, dù điều kiện sống kham khổ và căng thẳng, họ vẫn giữ cho mình những sở thích rất dịu dàng, rất "con gái". Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, hay ngồi ôm gối và hát... Họ có những nỗi sợ rất đời thường. Họ hồn nhiên như những đứa trẻ trước cơn mưa. Và trận mưa đã trở thành sợi dây nối dài quá khứ, hiện tại và những ước ước vọng mai sau. Từ cơn mưa đá, bao kỉ niệm sống dậy trong tâm trí, những cảm xúc hồn nhiên trở thành điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua những khó khăn, nguy hiểm của cuộc chiến đấu. Những cô gái ấy như những bông hoa đồng nội kiên cường mọc lên, sinh trưởng giữa chiến trường khốc liệt.
Bằng ngòi bút tài tình của mình, Lê Minh Khuê đã xây dựng thành công hình tượng ba cô gái thanh niên xung phong, mang trọn vẹn những phẩm chất đáng quý của thanh niên Việt Nam thế hệ chống Mỹ anh hùng. Và đúng như tên tác phẩm, ba cô gái sẽ mãi là "những ngôi sao" tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay, chọn lọc khác:
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (3 mẫu)
Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (dàn ý - 10 mẫu)
Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (3 mẫu)
15 bài văn mẫu Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi
Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều