Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông (dễ nhớ, ngắn gọn)
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Bố của Xi-mông.
Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông (dễ nhớ, ngắn gọn)
Bài giảng: Bố của Xi Mông - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông - mẫu 1
A. Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông
B. Tìm hiểu Bố của Xi-mông
I. Tác giả
- G. Mô- pa- xăng (1850-1893) tên đầy đủ là Guy de Maupassant
- Quê quán: vùng Normandie ở miền Bắc nước Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1871, ông đến Paris làm một viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân
+ Từ năm 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục
+ Hoạt động văn chương của ông bắt đầu khoảng giữa thời gian từ 1871-1880, bắt đầu bằng những bài thơ
+ Trong khoảng 1880-1891, ông đã sáng tác thêm khoảng 300 truyện ngắn, trong đó có rất nhiều truyện xuất sắc như: Người đã khuất, Món tư trang, Cái thùng con, …
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Thể loại: truyện ngắn
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
Văn bản là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986
3. Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu ... khóc hoài: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+ Phần 2: Tiếp ... một ông bố: Xi - mông gặp bác Phi-lip và Phi-lip nhận sẽ cho em một ông bố
+ Phần 3: Tiếp ...bỏ đi rất nhanh: Phi-lip đưa Xi-mông về nhà em
+ Phần 4: Còn lại: Ngày hôm sau ở trường Xi-mông khoe các bạn là mình đã có bố.
4. Giá trị nội dung
Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt và Phi- líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác
5. Giá trị nghệ thuật
Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Nhân vật Xi-mông
- Là một đứa trẻ đáng thương: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại”, là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc
- Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
- Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?
- Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài
- Về nhà, nhìn thấy mẹ: Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc
- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
- Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin
+ Hết cả buồn.
+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
- Nghệ thuật miêu tả, so sánh ⇒ Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực
2. Nhân vật Blăng- sốt
- Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
- Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị
- Nỗi lòng với con:
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng- sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
3. Nhân vật Phi - lip
- Được giới thiệu là một người:
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
- Khi gặp Xi-mông: đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị - “tự nhủ thầm”
- Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
⇒ Nghệ thuật kể chuyện sinh động, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ đối thoại ⇒ Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.
IV. Bài phân tích
“Khó tìm thấy một nhà văn nào tinh tế, sâu sắc, đôn hậu với nhiêu nỗi day dứt vê con người như Guy đơ Mô-pa-xăng”. Nhà văn ấy, dù chỉ sống cuộc đời ngắn ngủi hơn bốn mươi năm nhưng đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại, đặc biệt hơn cả là đóng góp về lĩnh vực truyện ngắn cho nền văn học Pháp và thế giới. Bố của Xi-mông với vẻ đẹp và sự ấm áp tình người, là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất.
“Bố của Xi-mông” là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt. Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật sự.
Vẻ đẹp và sự ấm áp tình người trước hết được thể hiện trong khao khát tình cảm và sự che chở của cậu bé Xi-mông. Xi-mông, đứa trẻ không cha là nhân vật trung tâm không chỉ xuất hiện thường trực với tần số cao mà có tác dụng gắn kết các nhân vật còn lại như đám học trò nghịch ngợm, bác công nhân Phi-líp, người thiếu phụ rơi vào cảnh ngộ đáng thương. Xi-mông là đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm, thông minh. Vì tự trọng em thấy việc không có cha của mình là nỗi bất hạnh lớn. Còn vì nhạy cảm và thông minh, Xi-mông bế tắc, không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc tìm đến dòng sông để kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Tất nhiên, những đặc điểm trên đây chỉ là một tính cách mới được hình thành. Bởi vậy những ý nghĩ đến với em, nhiều khi chỉ như cơn gió. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy một chú nhái màu xanh, Xi-mông đã quên hết mọi chuyện vừa qua, cả cơn thèm ngủ lúc này. Nhu cầu nghịch ngợm trỗi dậy ở em mạnh hơn bao giờ hết. “Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền” Ở đó có cả sự xuýt xoa và sung sướng đến bật cười khi tóm được con vật và nhìn nó “cố giãy giụa thoát thân” Nỗi bất hạnh, cơn thèm ngủ bỗng chốc qua đi không để lại dấu vết. Thậm chí, em còn nhớ rộng ra, liên tưởng miên man đến những thứ đồ chơi “làm bằng những mảnh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi”. Và kết thúc, không hiểu vì sao em lại nghĩ tiếp đến nhà mình, đến mẹ. Nhận được một bàn tay tin cậy của một người đàn ông tin cậy, bác Phi-líp (lúc đầu Xi-mông chưa biết đó là ai), em thấy cần phải giãi bày nỗi niềm cay đắng xót xa với giọng điệu hờn tủi vì oan ức của mình để “người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn” thấu hiểu. Sự tin cậy ấy thật hồn nhiên khi hai bác cháu trở về như một cuộc dạo chơi vui vẻ “người lớn dắt tay đứa bé” như cha và con chẳng còn một chút gì là ưu tư phiền muộn nữa. Nhu cầu cần có một người cha ở Xi-mông mạnh mẽ đến mức chỉ cần một cái gì đó na ná như thế, hoặc tưởng tượng ra như thế, em đã hạnh phúc lắm rồi. Ảo tưởng của Xi-mông chỉ hoàn toàn biến mất khi em trở về với thực tại, một thực tại tàn nhẫn, phũ phàng qua câu nói và giọng nói của người thợ mới quen với mẹ Xi-mông: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông” (Trong trí óc tuy còn non nớt của mình: Xi-mông cảm thấy mình đâu có bị lạc vì quên đường, mà em đang đứng trước một ngã ba không biết rõ con đường tiến thoái). Nhưng hi vọng ở em không tắt. Để giải thoát cho cảnh ngộ của mình, cũng là của mẹ (vừa hôn con vừa khẽ tuôn rơi nước mắt), một câu hỏi vụt hiện lên như một chiếc phao cứu người chết đuối lúc này là: “Bác có muốn làm bố cháu không?” với bao tha thiết, hồi hộp, lo âu. Thời gian như ngừng lại, như nín thở. Phải đến lúc, bác Phi-líp đồng ý, đồng ý như một giao kèo, một cam đoan đồng thuận, Xi-mông mới thật yên tâm. “Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu” Lần đến trường sau đó, Xi-mông đã trở thành một con người khác hẳn, đầy tự tin. Lời em nói với “thằng kia” không phải là câu nói thường tình. Đó là bao nhiêu căm hờn, uất ức bật ra. Xi-mông “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá” những câu trả lời về bố mình là ai (dù em vì vội quên không hỏi họ của người ấy): “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”. Trong ca dao Việt Nam, có một câu hài hước nhằm đả kích những ông thầy bói nói dựa ngày xưa “Số cô có mẹ có cha - Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông”. Nhưng, thực tình, nó đâu phải là vô nghĩa. Bởi trong cuộc đời này còn có bao nhiêu kẻ mồ côi cha hoặc mẹ (thậm chí cả hai). Câu nói hãnh diện của Xi-mông có sức sâu xoáy vào lòng người chính là những khát khao thật giản dị, thật bình thường là được có mẹ, có cha như mọi người trong thiên hạ mà thôi. Tính nhân văn ở cách nghĩ trên đây còn là ước mơ của loài người mãi mãi.
Cùng với những vẻ đẹp ấm áp về tình người ấy, trái tim người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp từ chị Blăng-sốt, người trót lầm lỡ nhưng là một người mẹ rất mực thương con, một người phụ nữ nền nếp, trung hậu. “Chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” nhưng bị lừa dối nên sinh ra bé Xi-mông và khiến cho Xi-mông trở thành đứa trẻ không có bố. Chị là người phụ nữ có hoàn cảnh thật đáng thương, vì “tuổi xuân đã lầm lỡ” mà giờ đầy chị phải sống trong áp lực của định kiến xã hội và những lời đồn đại. Thế nhưng, vượt lên hoàn cảnh ấy, chị Blăng-sốt có một nghị lực sống phi thường. Chị có một “ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Ngôi nhà ngăn nắp, gọn gàng như chính con người chị đã khiến cho không ai có thể bỡn cợt được. Chị là một người mẹ yêu thương con bằng cả trái tim. Khi ôm bé Xi-mông vào lòng, đôi má chị “đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con, hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”. Đó là tình thương con của một người mẹ lầm lỡ, chị hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại trước nỗi tuyệt vọng của con trong khi chính chị, cũng là nạn nhân. Trước câu hỏi ngây thơ của con, chị dường như không thể đứng vững được nữa, chị “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”. Chính đức hạnh, tình mẫu tử thiêng liêng trong con người chị đã khiến bác thợ rèn Phi-líp hiểu bản tính chị không phải là người lẳng lơ, phóng túng. Trong lần lầm lỡ của tuổi trẻ, chị đáng thương hơn là đáng trách. Với vẻ nền nếp, trung hậu và tấm lòng yêu thương con hết mực chị là hiện thân của một người phụ nữ mẫu mực và là một người mẹ hiền lương.
Những vẻ đẹp ấm áp tình người ấy được nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng thể hiện bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Nhà văn đã tinh tế nhận ra và thể hiện sắc nét tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp, qua đó đề cập đến vấn đề tâm lí gia đình của con người, vai trò của bố trong cuộc đời con người. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy cũng được khắc họa trong Số phận con người, một truyện ngắn viết về chiến tranh của nhà văn Nga M. Gorki. Truyện không kết thúc ở nỗi trầm buồn khi An-đrây đêm nào cũng “chiêm bao thấy người thân quá cố” mà tái hiện cảnh mùa xuân, dòng sông, con đường, khi An-drây nhận nuôi em bé mồ côi, khi hai con người xa lạ trở nên thân thiết. Dường như mỗi đứa trẻ khi “sống bên cạnh bố” để có được sức mạnh diệu kì để “khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường”. Hơn tất cả, tình cảm thể hiện ở cả hai tác phẩm không chỉ là tình phụ tử, mà còn là sự kết nối giữa những con người với con người trong tình yêu thương. Đồng thời, qua đó nhắc nhở chúng ta yêu thương bạn bè, mở rộng là tình yêu thương con người, sự đồng cảm và sẻ chia với những người bất hạnh, với những khổ đau và lỗi lầm của người khác.
Đọc “Bố của Xi-mông” người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: “tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ”.
V. Một số lời bình về tác phẩm
1. Câu chuyện được kể lại một cách mạch lạc, chủ động, không rườm rà. Tất cả đều xoay quanh một số đối thoại không nhiều giữa Xi-mông và bác công nhân; xoay quanh quan hệ sở hữu: Có (bố) – Không có (bố). Quan hệ có – không có được xây dựng và giải quyết theo lô-gic của trẻ thơ, không cường điệu, không pha tạp. Tất cả đều hồn nhiên ngây thơ và Xi-mông hiện ra một cách ngộ nghĩnh đáng yêu. Đó cũng chính là chất keo quý giá gắn kết mọi người trong xã hội, nó xoa dịu nỗi đau người này, đưa lại yêu thương cho người kia. Bố của Xi-mông là câu chuyện về một mảnh đời đặc biệt của trẻ thơ, là lời nhắn nhủ mọi người hãy biết cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của những con người chẳng may lầm lỗi.
(Theo Lê Nguyên Cẩn, trong Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở trường THCS))
2. Thơ:
NHÀ KHÔNG CÓ BỐ
Nhà không có bố buồn sao
Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn
Bơm xe chẳng hiểu cái jun
Rát tay bật lửa đá cùn, xăng khô…
Không có bố không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ, chẳng mâm
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái giột âm thầm mẹ con
Chẳng vui tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống em còn bán chai
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố biết ai uống trà?
Cho dù bãi mật phù sa
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.
(Nguyễn Thị Mai, Thả diều, NXB Kim Đồng)
Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông - mẫu 2
Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông - mẫu 3
Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông - mẫu 4
Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Sơ đồ tư duy Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
- Sơ đồ tư duy Con chó Bấc
- Sơ đồ tư duy Bắc Sơn
- Sơ đồ tư duy Tôi và chúng ta
- Sơ đồ tư duy Bàn về đọc sách
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều