Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

I. Động lượng

Quảng cáo

- Động lượng là đại lượng được đo bằng tích của vận tốc và khối lượng, để đặc trưng cho vật chuyển động trong tương tác.

p=mv

- Động lượng là một đại lượng vectơ, cùng hướng với vận tốc.

- Đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 1)

                                                   Quả bóng đang lăn có động lượng

II. Định luật bảo toàn động lượng

1. Động lượng và định luật II Newton

Hợp lực tác dụng lên một vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của nó.

Hợp lực F được xác định: F=ΔpΔt

(Với Δp là độ thay đổi động lượng trong thời gian Δt ).

Hướng của hợp lực theo hướng của độ thay đổi động lượng.

Quảng cáo


Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 2)

2. Định luật bảo toàn động lượng

- Nếu không có ngoại lực nào tác dụng lên hệ thì tổng động lượng của hệ không đổi, tức là được bảo toàn.

                                                   p1+p2=không đổi

- Hệ vật chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau, không có tác dụng của những lực từ bên ngoài hệ hoặc nếu có thì các lực này triệt tiêu lẫn nhau được gọi là hệ kín.

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 3)

Định luật bảo toàn động lượng: p1+p2=p1'+p2' hay m1v1+m2v2=m1v1'+m2v2'

3. Thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng

Dùng hai xe kĩ thuật số có khối lượng bằng nhau lên giá đỡ nằm ngang. Cho xe 1 chuyển động đến va chạm với xe 2 đang nằm yên. Sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc.

Đọc và ghi tốc độ của từng xe trước và sau va chạm, từ đó tính động lượng của hai xe trước và sau và chạm để so sánh, kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 4)

III. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng

Quảng cáo

Trong thực tế có rất nhiều hiện tượng, ứng dụng sử dụng định luật bảo toàn động lượng

Ví dụ:

- Pháo hoa nổ, các mảnh pháo hoa bay theo mọi hướng và đều có động lượng, luôn có mảnh khác bay theo hướng ngược lại.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 5)

                                           Hình ảnh pháo hoa nổ trên bầu trời

- Chuyển động bằng phản lực, phần nhiên liệu bị đốt cháy chuyển động về phía sau, đẩy cho tên lửa chuyển động về phía trước.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (ảnh 6)

                        Tên lửa chuyển động theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên