Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 2: Sự biến dạng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng

I. Biến dạng kéo và biến dạng nén

Quảng cáo

- Khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực, nếu hình dạng của vật thay đổi so với hình dạng ban đầu tức là vật đã bị biến dạng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 1)

                Bóng cao su bị biến dạng khi chịu tác dụng của ngoại lực

- Biến dạng nén: chiều dài của vật bị ngắn lại khi chịu tác dụng của sự nén

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 2)

>                                              Thanh cao su bị biến dạng nén

- Biến dạng kéo: chiều dài của vật tăng thêm khi chịu tác dụng của sự kéo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 3)

                                                   Thanh thép bị biến dạng kéo

II. Định luật Hooke (Húc)

1. Đặc tính của lò xo

- Lực đàn hồi

Quảng cáo


+ Khi ta kéo hoặc nén một lò xo, tức làm lò xo biến dạng, lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và chống lại lực gây ra sự kéo hoặc nén này.

+ Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của lực gây biến dạng lò xo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 4)

              Lực đàn hồi xuất hiện chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

- Độ giãn

+ Đối với lò xo treo thẳng đứng, khi treo vật vào đầu dưới của lò xo, dưới tác dụng của trọng lượng vật treo, lò xo bị kéo giãn xuống dưới và bị dài thêm ra.

+ Độ dài thêm ra được gọi là độ giãn (độ biến dạng) của lò xo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 5)

- Giới hạn đàn hồi: Giá trị giới hạn của trọng lượng vật treo, nếu vượt quá giá trị này thì khi bỏ vật treo đi lò xo không thể trở lại chiều dài ban đầu.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 6)

                      Lò xo chịu tác dụng của lực vượt quá giới hạn đàn hồi

2. Định luật Hooke (Húc)

Quảng cáo

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: F=kΔl

- Hệ số tỉ lệ k được gọi là độ cứng của lò xo, đơn vị là niutơn trên mét (N/m).

- Lò xo nào càng cứng thì càng ít bị biến dạng, hệ số k của nó càng lớn.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 7)

                                              Mỗi lò xo có độ cứng k khác nhau

3. Ứng dụng định luật Hooke (Húc)

Định luật Hooke ứng dụng rất nhiều trong một số đồ dùng, dụng cụ, đều hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 8)

                                                              Cân đồng hồ

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 9)

                                                                 Cân móc

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng (ảnh 10)

                                                              Lực kế

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên