Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí lớp 10 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí.
Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí lớp 10 (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
- Vận dụng các kiến thức lí thuyết về việc an toàn khi sử dụng các thiết bị điện, thiết bị nhiệt và thuỷ tinh, thiết bị quang học.
- Nắm được các nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng, nguy cơ hỏng thiết bị điện, nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành.
- Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
2. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A.
A - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi, hoặc hỏng.
C - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.
D - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt độ cao.
Ví dụ 2: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
A. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B.
A - sai vì đây là các dụng cụ, hóa chất dễ cháy.
B - đúng vì đây là các dụng cụ dễ vỡ.
C - sai vì đây là các dụng cụ dễ hỏng.
D - sai vì đây là các dụng cụ hóa chất dễ cháy và dễ vỡ.
Ví dụ 3: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?
A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
D. Tất cả các phương án trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D.
A- có hại cho mắt.
B- có thể gây bỏng.
C- có thể bị điện giật.
D- đúng.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống:
- Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
- Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
- Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
Bài 2: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Đáp án đúng là: A.
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Bài 3: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
Đáp án đúng là: D.
A- sai vì dễ bị đứt dây gây ra điện giật.
B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
C- sai vì dễ bị bỏng.
D- đúng.
Bài 4: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
- quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
- sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
Bài 5: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Đáp án đúng là: A.
Biển báo trên có ý nghĩa: Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
Bài 6: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Đáp án đúng là: C.
Biển báo trên có ý nghĩa: Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
Bài 7: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Đáp án đúng là: B.
Biển báo trên có ý nghĩa: Chất phóng xạ
Bài 8: Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
- nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
Bài 9: Chỉ ra những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Thực hiện các qui định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
B. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.
C. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
- Thực hiện các qui định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
- Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.
Bài 10: Chỉ ra những việc làm không đúng trong việc thực hiện các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Tự ý vào phòng thực hành tiến hành thí nghiệm không cần sự cho phép của thầy cô giáo.
B. Ngửi nếm các hóa chất.
C. Ăn uống, nô nghịch trong phòng thí nghiệm.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Các hành động trong ba phương án A, B, C đều vi phạm quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:
- Làm quen với Vật lí
- Xác định sai số của phép đo trực tiếp
- Xác định sai số của phép đo gián tiếp
- Xác định độ dịch chuyển, độ dịch chuyển tổng hợp của vật
- So sánh độ dịch chuyển và quãng đường trong chuyển động
- Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều