Cách giải bài tập Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải bài tập Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình.

Cách giải bài tập Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình (hay, chi tiết)

A. Phương pháp & Ví dụ

Quảng cáo

- Các chất rắn được phân tích thành hai loai: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

- Chất rắn kết tinh:

   + Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

   + Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định, gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

   + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

- Chất rắn vô định hình:

   + Không có cấu trúc tinh thể.

   + Không có dạng hình học xác định.

   + Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.

   + Có tính đẳng hướng.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tại sao kim cương và than chì đều cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng lại có tính chất vật lí khác nhau?

Lời giải:

Vì kim cương và than chì có cấu trúc tinh thể khác nhau. Kim cương rất cứng và không dẫn điện, còn than chì mềm và dẫn điện.

Quảng cáo

Bài 2: Kích thước của các tinh thể phụ thuộc điều kiện gì?

Lời giải:

Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: Tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.

B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.

C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.

D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Lời giải:

Chọn D

Câu 2: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.

B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.

D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.

B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.

C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.

D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi lỗ hỏng.

Lời giải:

Chọn A

Quảng cáo

Câu 4: Tính chất nào sau đây KHÔNG liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.

C. Có cấu trúc mạng tinh thể.

D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 5: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?

A. Băng phiến.           B. Thủy tinh.           C. Kim loại.           D. Hợp kim.

Lời giải:

Chọn B

Câu 6: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

A. có tính dị hướng

B. có cấu trúc tinh thế

C. có dạng hình học xác định

D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định

Lời giải:

Chọn D

Câu 7: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. có tính dị hướng.

D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn A

Quảng cáo

Câu 8: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Lời giải:

Chọn A

Câu 9: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?

A. Hạt muối       B. Viên kim cương       C. Miếng thạch anh       D. Cốc thủy tinh

Lời giải:

Chọn D

Câu 10: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?

A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.

D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 11: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Chiếc cốc thuỷ tinh.

B. Hạt muối ăn.

C. Viên kim cương.

D. Miếng thạch anh.

Lời giải:

Chọn A

Câu 12: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 13: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?

A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương , ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.

C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.

D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

Lời giải:

Chọn C

Câu 14: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng .

C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể .

D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Lời giải:

Chọn A

Câu 15: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?

A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.

B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

D. Chất vô định hình có tính dị hướng.

Lời giải:

Chọn C

Câu 16: Điều nào sau đây là SAI liên quan đến chất kết tinh?

A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.

C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.

D. Trong 3 câu trên có 1 câu sai.

Lời giải:

Chọn C

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình

A. không có cấu trúc tinh thể.

B. có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định .

C. có tính đẳng hướng.

D. khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Lời giải:

Chọn B

Câu 18: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn D

Câu 19: Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn B

Câu 20: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn A

C. Bài tập bổ sung

Bài 1: Chất rắn vô định hình có đặc tính sau:

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Bài 2: Chất nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Miếng nhựa thông

B. Hạt đường.

C. Viên kim cương.

D. Khối thạch anh.

Bài 3: Chất rắn nào dưới đây là chất rắn vô định hình?

A. Thủy tinh.

B. Băng phiến.

C. Hợp kim.

D. Kim loại.

Bài 4: Người ta phân loại các loại vặt rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

A. Chất rắn tinh thể và chất rắn vô định hình.

B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Bài 5: Vật nào dưới đây chịu biến dạng cắt?

A. Dây xích của chiếc xe máy đang chạy.

B. Chiếc đinh vít đang vặn chặt vào tấm gỗ.

C. Thanh xà kép( hoặc xà đơn) đang có vận động viên tập trên đó.

D. Tấm gỗ hoặc kim loại đang bị bào nhẵn bằng lưỡi dao phẳng.

Bài 6: Vật nào dưới đây chịu biến dạng uốn?

A. Ống thép treo quạt trần.

B. Chiếc đinh đang bị đóng vào tấm gỗ.

C. Chiếc đòn gánh đang được dùng quẩy 2 thùng nước đầy.

D. Pít tông của chiếc kích thủy lực đang nâng ô tô lên để thay lốp.

Bài 7: Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng nén hoặc kéo phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn?

A. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

B. Ti lệ thuận với tiết diện ngang và ti lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh.

C. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.

D. Tỉ lệ nghịch vói độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

Bài 8: Một thanh thép dài 4 m có tiết diện 2cm2 được giữ chặt 1 đầu. Tính lực kéo F tác dụng lên đầu kia đế thanh dài thêm 4 mm? Suất đàn hồi của thép là E = 20nPa.

Bài 9: Kéo căng một sợi dây thép hình trụ tròn có chiều dài 4 m, bằng một lực 24000 N, người ta thây dây thép dài thêm 4 mm. Tính tiết diện ngang của dây thép. Cho suất đàn hồi E = 2.1011Pa.

Bài 10: Một thanh thép tiết diện hình vuông mỗi cạnh dài 30 mm, được giữ chặt một đầu. Hỏi phải kéo đầu kia của thanh một lực có cường độ nhỏ nhất bằng bao nhiêu để thanh bị đứt? Giới hạn bền của thép là σ=6,8.108Pa.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên