Tổng hợp lý thuyết chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Tổng hợp lý thuyết chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể.

Tổng hợp lý thuyết chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể

I. Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình:

Quảng cáo

1. Các chất rắn được phân tích thành hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

2. Chất rắn kết tinh:

    + Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

    + Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định, gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

    + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

3. Chất rắn vô định hình:

    + Không có cấu trúc tinh thể.

    + Không có dạng hình học xác định.

    + Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.

    + Có tính đẳng hướng.

II. Sự nở vì nhiệt của chất rắn:

Công thức tính độ nở dài: Δl = αl0 (t - t0) = αl0Δt.

Công thức tính độ nở khối: ΔV = βV0 (t- t0) = βV0Δt.

Quảng cáo

III. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng:

1. Lực căng bề mặt:

- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó :

f = σl.

- Với σ là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m. Hệ số σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : σ giảm khi nhiệt độ tăng.

2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt:

- Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.

3. Hiện tượng mao dẫn:

- Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

- Các ống trong đó xẩy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.

- Hệ số căng mặt ngoài σ càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.

IV. Sự chuyển thể của các chất:

- Công thức tính nhiệt nóng chảy: Q = λm

Với λ(J/kg) là nhiệt nóng chảy riêng.

- Công thức tính nhiệt hóa hơi: Q = Lm.

Với L (J/kg) : Nhiệt hoá hơi riêng.

- Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: Q = m.c.(t2 – t1).

Quảng cáo

V. Độ ẩm của không khí:

- Độ ẩm tỉ đối của không khí: Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án Hoặc Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

- Để tìm áp suất bão hòa pbh và độ ẩm cực đại A, ta dựa vào bảng 39.1 sgk.

- Khối lượng hơi nước có trong phòng: m = a.V ( V(m3) thể tích của phòng).

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên