Cách giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Cách giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (hay, chi tiết)

A. Phương pháp & Ví dụ

Quảng cáo

Công thức tính độ nở dài: Δl = αl0 (t-t0) = αl0 Δt.

Công thức tính độ nở khối: ΔV = βV0 (t-t0) = βV0 Δt.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một thước thép ở 20°C có độ dài 1000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40°C, thước thép này dài thêm bao nhiêu? Hệ số nở dài của thép là α = 1,2.10-5K-1.

Lời giải:

Thước thép này dài thêm là: Δl = αl0(t- t0) = 0,24mm.

Bài 2: Tính khối lượng riêng của sắt ở 800°C, biết khối lượng riêng sắt ở 0°C là ρ0 = 7,8.103kg/m3. Hệ số nở dài của sắt là α = 11,5.10-6K-1.

Lời giải:

Khối lượng riêng của sắt tỉ lệ nghịch với thể tích của của nó nên:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Độ nở khối của sắt ở 800°C là:

ΔV = βV0 Δt = 3αV0 Δt = 0,0276V0.

⇒ V1 = 1,0276 V0

Thay vào (1) ta suy ra: ρ1 = 7590,5kg/m3.

Quảng cáo

Bài 3: Một sợi dây tải điện ở 20°C có độ dài 1800m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 50°C về mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây tải điện là α = 11,5.10-6K-1.

Lời giải:

Độ nở dài của dây tải điện là: Δl = αl0(t- t0) = 0,621m.

Bài 4: Một viên bi có thể tích 125mm3 ở 20°C, được làm bằng chất có hệ số nở dài là 12.10-6K-1. Độ nở khối của viên bi này khi bị nung nóng tới 820°C có độ lớn là bao nhiêu?

Lời giải:

Độ nở khối của viên bi ở 820°C là:

ΔV = βV0(t- t0) = 3,6 mm3.

Bài 5: Hai thanh 1 bằng sắt và 1 bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch 1mm. Tìm chiều dài 2 thanh ở 0°C. Cho biết hệ số nở dài của sắt bằng 1,14.10-5K-1 và của kẽm bằng 3,4.10-5K-1.

Lời giải:

Độ nở dài của thanh sắt ở 100°C là: Δl1 = α1 l0 (t-t0).

Độ nở dài của thanh kẽm ở 100°C là: Δl2 = α2 l0 (t-t0).

Vì ban đầu 2 thanh có chiều dài bằng nhau nên độ chênh lệch chiều dài lúc sau bằng độ chênh lệch giữa 2 độ nở dài, do đó:

Δl2 - Δl1 = 1 ⇔ α2 l0 (t- t0)- α1 l0(t-t0) = 1.

⇔ l0 = 442mm.

Bài 6: Một thước thép dài 1m ở 0°C, dùng thước để đo chiều dài một vật ở 40°C, kết quả đo được 2m. Hỏi chiều dài đúng của vật khi đo là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1.

Lời giải:

Thước thép này dài thêm là: Δl = αl0(t- t0) = 4,8.10-4 m.

Độ dài của thước lúc sau là: l = l0 + Δl = 1,0005 m.

Vậy vật có chiều dài đúng là: l1 = 2.l = 2,001 m.

Quảng cáo

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một thước thép ở 10°C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là
12.10-6K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 40°C , thước thép này dài thêm ban nhiêu?

A. 0,36 mm.                         B. 36 mm.                    C. 42 mm.                       D. 15mm.

Lời giải:

Chọn A

Câu 2: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20°C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 50°C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α = 12.10-6. Chọn kết quả nào sau đây:

A. Δl = 3.6.10 m          B. Δl = 3.6.10 m          C. Δl = 3.6.10 m           D. Δl = 3.6.10 m

Lời giải:

Chọn B

Câu 3: Với kí hiệu l0 là chiều dài ở 0°C, l là chiều dài ở t°C, α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây tính chiều dài ở t°C là:

A. l = l0 + αt                  B. l = l0 - αt                C. l = l0(1+ αt)               D. l = l0/(1+ αt)

Lời giải:

Chọn C

Câu 4: Một thanh thép ở 0°C có độ dài 0,5 m. Tìm chiều dài thanh ở 20°C. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1

A. 0,62 m.                     B. 500,12 mm.                     C. 0,512 m.                     D. 501,2 m.

Lời giải:

Chọn B

Câu 5: Một thước thép ở 0°C có độ dài 2000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 20°C, thước thép dài thêm một đoạn là: ( biết hệ số nở dài thước thép 12.10-6K-1)

A. 0,48mm                   B. 9,6mm                    C. 0,96mm                    D. 4,8mm

Lời giải:

Chọn A

Câu 6: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 0°C ; l là chiều dài ở t°C ; α là hệ số nở dài.

Đâu là biểu thức tính độ nở dài?

A. Δl = αl0 + t               B. Δl= αl0 - t               C. Δl = αl0.t               D. Δl = (αl0)/t

Lời giải:

Chọn C

Quảng cáo

Câu 7: Với ký hiệu : V0 là thể tích ở 0°C; V thể tích ở t°C ; β là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t°C?

A. V = V0 + βt            B. V = V0 - βt            C. V = V0 (1+ βt)            D. V = V0/(1+ βt)

Lời giải:

Chọn C

Câu 8: Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10-5k-1 và của kẽm là α2 = 3,4.10-5k-1. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:

A. l0 = 0,442mm             B. l0 = 4,42mm.            C. l0 = 44,2mm            D. l0 = 442mm.

Lời giải:

Ở 100°C, thanh sắt dãn: Δl1 = α1 l0.100 (mm).

Ở 100°C, thanh kẽm dãn: Δl2= α2 l0.100 (mm).

Vì 2 thanh chênh lệch nhau 1mm nên:

l0 + Δl2 - (l0 + Δl1) = 1.

⇔ Δl2 - Δl1 = 1 ⇔ α2 l0.100 - α1 l0.100 = 1.

⇔ l0 = 442mm.

Câu 9: Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Cho biết hệ số nở dài của thép 1,2.10-5k-1, suất đàn hồi 20.1010N/m2. Nếu nhiệt độ tăng thêm 25°C thì độ lớn của lực do xà tác dụng vào tường là :

A. F = 11,7810 N        B. F = 117,810 N.       C. F = 1178,10 N           D. F = 117810 N

Lời giải:

Độ nở dài của xà là: Δl = αl0 (t- t0 )= αl0.25.

Lực do xà tác dụng vào tường:

F = (E.S.Δl)/l0 = E.S.α.25 = 117810 N.

Câu 10: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm3 thuỷ ngân ở 18°C . Biết: Hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1 = 9.10-6 k-1. Hệ số nở khối của thuỷ ngân là: β1 = 18.10-5k-1. Khi nhiệt độ tăng đến 38°C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:

A. ΔV = 0,015cm3            B. ΔV = 0,15cm3           C. ΔV = 1,5cm3          D. ΔV = 15cm3

Lời giải:

Chọn B

Câu 11: Một thanh ray có chiều dài ở 0°C là 12,5 m. Hỏi khi nhiệt độ là 50°C thì nó dài thêm bao nhiêu? (biết hệ số nở dài là 12.10-6K-1)

A. 3,75mm                     B. 6mm                   C. 7,5mm                  D. 2,5mm

Lời giải:

Chọn B

Câu 12: Một tấm kim loại hình vuông ở 0°C có độ dài mỗi cạnh là 40cm. Khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm 1,44cm2. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10-6K-1.

A. 2500°C                    B. 3000°C                   C. 37,5°C                   D. 250°C

Lời giải:

Diện tích hình vuông tăng lên: ΔS = 2αS ( t- t0 ) = 1,44

⇒ t = 37,5°C.

Câu 13: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?

A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu.

B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

C. Hệ số nở dài cho biết độ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.

D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1°C.

Lời giải:

Chọn D

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên