Chuyển động của vật ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động của vật ném ngang lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chuyển động của vật ném ngang.

Chuyển động của vật ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Thời gian ném ngang: t=2Hg

Tầm xa: L=v02Hg

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g=10m/s2.

A. 9,7 km.

B. 8,6 km.

C. 8,2 km.

D. 8,9 km.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D.

L = v0.2.hg=720.1033600.2.10.10310=8,9.103(m).

Quảng cáo

Ví dụ 2: Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là:

A. 1 s.

B. 2 s.

C. 3 s.

D. 4 s.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là C.

Tầm xa của vật: L = v0.t t=Lv0=155=3s

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài1: Một phi công lái một máy bay trực thăng đang lên thẳng đứng với vận tốc không đổi v0. Đột nhiên trong khi bốc thẳng lên, phi công làm rơi cây một cây bút ra cửa sổ, bỏ qua sức cản của không khí cây bút sẽ:

A. chuyển động sang phương ngang sau đó rơi xuống nhanh dần.

B. hoàn toàn không đi lên nhưng ngay lập tức bắt đầu đi xuống.

C. di chuyển xuống với vận tốc không đổi.

Quảng cáo

D. Ban đầu bay lên với vận tốc v0 sau đó tốc độ giảm dần và dừng lại, cuối cùng đi xuống dưới với tốc độ tăng dần.

Đáp án đúng là D.

Một phi công lái một máy bay trực thăng đang lên thẳng đứng với vận tốc không đổi v0. Đột nhiên trong khi bốc thẳng lên, phi công làm rơi cây một cây bút ra cửa sổ, bỏ qua sức cản của không khí cây bút sẽ: ban đầu bay lên với vận tốc v0 sau đó tốc độ giảm dần và dừng lại, cuối cùng đi xuống dưới với tốc độ tăng dần.

Bài 2: Để tăng tầm xa của vật ném theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?

A. Giảm khối lượng vật ném.

B. Tăng độ cao điểm ném.

C. Giảm độ cao điểm ném.

D. Tăng vận tốc ném.

Đáp án đúng là D.

Ta có, tầm xa của vật ném ngang: L=v02Hg

Quảng cáo

Để tăng tầm xa của vật ném, ta có thể tăng vận tốc hoặc tăng độ cao của điểm ném. Trong hai cách đó thì tăng vận tốc ném có hiệu quả hơn.

Bài 3: Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tầm xa của gói hàng là

A. 1000 m.

B. 500 m.

C. 1500 m.

D. 100 m.

Đáp án đúng là C.

Ta có, tầm xa của vật ném ngang: L=v02Hg=150.2.4909,8 = 1500 m.

Bài 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với chuyển động ném?

A. Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.

B. Chuyển động ném có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần vuông góc với nhau: chuyển động với gia tốc theo phương thẳng đứng và chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

C. Thời gian rơi của vật bị ném ngang phụ thuộc cả độ cao của vật khi bị ném và vận tốc ném.

D. Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào được ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.

Đáp án đúng là C.

Thời gian rơi của vật bị ném ngang chỉ phụ thuộc độ cao của vật khi bị ném mà không phụ thuộc vào vận tốc ném.

Bài 5: Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là?

A. L=v02Hg.

B. L=v02Hg.

C. L=2v0gH.

D. L=v02Hg.

Đáp án đúng là A.

Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay của vật là: L=v02Hg.

Bài 6: Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu v0=5m/s theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy g=10m/s2.

A. 10 m.

B. 20 m.

C. 15 m.

D. 25 m.

Đáp án đúng là: A.

Ta có tầm xa của vật là L=v0.2.hg=5.2.2010=10m

Bài 7: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5 s vật chạm đất. Độ cao h bằng?

A. 140 m.

B. 125 m.

C. 100 m.

D. 80 m.

Đáp án đúng là B.

Thời gian chạm đất của vật là: t=2hg

Độ cao của vật: h=12gt2=12.10.52 = 125 m.

Bài 8: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là một

A. Đường thẳng.

B. Đường tròn.

C. Đường hypebol.

D. Nhánh parabol.

Đáp án đúng là D.

Quỹ đạo chuyển động của vật chuyển động ném ngang là một nhánh của đường parabol.

Bài 9: Một vật ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/s2, tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là

A. 50 m; 120 m/s.

B. 120m; 10 m/s.

C. 120 m; 50 m/s.

D. 120 m; 70 m/s.

Đáp án đúng là C.

Thời gian vật bay là: t=2hg=2.8010=4s

Tầm bay xa của vật: L = v0.t = 30.4 = 120 m

Vận tốc vật khi chạm đất: v2v02=2ghv=v02+2gh=302+2.10.80=50m/s

Bài 10: Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu 40 m/s. Tốc độ của vật khi chạm đất là?

A. 30 m/s.

B. 50 m/s.

C. 60 m/s.

D. 70 m/s.

Đáp án đúng là B.

- Thời gian chạm đất: t=2hg=2.4510=3s

- Vận tốc của vật theo các phương:

+ Theo phương Ox: vx = v0 = 40 m/s

+ Theo phương Oy: vy = gt = 10.3 = 30 m/s

Vận tốc của vật khi chạm đất: v=vx2+vy2=402+302=50m/s

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học