100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 3)

Với 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 3).

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 1: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường

Quảng cáo

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q

C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển

D. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi MN

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: A = qEd nên A tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q

Bài 2: Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích

A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.

B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.

C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.

D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Vì d khác 0

Bài 3: Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Lực điện trường thực hiện công dương.

B. Lực điện trường thực hiện công âm.

C. Lực điện trường không thực hiện công.

D. Không xác định được công của lực điện trường.

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 3)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: MN vuông góc với véc tơ CĐĐT nên A = 0

Quảng cáo

Bài 4: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0.

B. A > 0 nếu q < 0.

C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.

D. A = 0 trong mọi trường hợp.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Vì điện tích chuyển động trên đường công kín thì lực điện không sinh công

Bài 5: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?

A. α = 0o

B. α = 45o

C. α = 60o

D. α = 90o

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Khi α = 0o => dmax => Amax điện tích dịch chuyển dọc theo đường sức điện.

Bài 6: Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: A tỉ lệ thuận với d, nếu d tăng 2 thì A tăng 2 lần

Bài 7: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

A. khả năng tác dụng lực của điện trường.

B. phương chiều của cường độ điện trường.

C. khả năng sinh công của điện trường.

D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường.

Quảng cáo

Bài 8: Khi độ lớn của điện tích thử trong điện trường tăng lên n lần thì thế năng của điện tích thử sẽ:

A. không thay đổi

B. giảm đi n lần

C. tăng lên n lần

D. tăng lên n2 lần

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Thế năng của một điện tích tỉ lện thuận với điện tích thử q, nên q tăng n lần thì thế năng tăng n lần

Bài 9: Công của lực điện khi điện tích di chuyển trong điện trường bằng

A. thế năng của điện tích tại điểm đầu của quãng đường di chuyển

B. thế năng của điện tích tại điểm cuối của quãng đường di chuyển

C. độ giảm thế năng của điện tích

D. độ tăng thế năng của điện tích

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công của lực điện khi điện tích di chuyển trong điện trường bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường AMN = WM - WN

Bài 10: Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

A. âm.

B. dương.

C. bằng không.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: AMN = WM - WN, thế năng tăng nên WN > WM nên AMN < 0

Quảng cáo

Bài 11: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.

B. khả năng sinh công tại một điểm.

C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.

D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về khả năng sinh công tại một điểm.

Bài 12: q là một điện tích thử đặt tại M trong điện trường của một điện tích Q, cách Q một khoảng r. AM∞ là công mà lực điện sinh ra khi di chuyển q từ M ra vô cực. Điện thế tại M là

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 3)

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:VM = AM∞/q

Bài 13: Đơn vị của điện thế là

A. culong (C)

B. vôn (V)

C. oát (W)

D. ampe (V)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải:Đơn vị của điện thế là Vôn (V)

Bài 14: Điện thế tại một điểm trong điện trường luôn có giá trị

A. âm

B. dương

C. bằng 0

D. có thể dương, âm hoặc bằng 0

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điện thế là đại lượng đại số VM = AM∞/q , q > 0, nên giá trị của điện thế phụ thuộc vào giá trị công A mà công có thể âm, dương hoặc bằng O nên điện thế có thể dương, âm hoặc bằng 0.

Bài 15: Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:

A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.

B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.

C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đơn vị của hiệu điện thế là V

Bài 16: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UAB và hiệu điện thế UBA là

A. UAB = UBA.

B. UAB = - UBA.

C. UAB = 1/UBA.

D. UAB = -1/UBA.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: UAB = - UBA.

Bài 17: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây không đúng?

A. UMN = VM – VN.

B. UMN = E.d

C. AMN = q.UMN

D. E = UMN.d

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: E = U/d

Bài 18: Câu 18. Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức

A. U = E.d.

B. U = E/d.

C. U = q.E.d.

D. U = q.E/q.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: E = U/d => U = Ed

Bài 19: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là 40 V. Chọn phát biểu chắc chắn đúng.

A. Điện thế ở M là 40 V

B. Điện thế ở N bằng 0

C. Điện thế ở M có giá trị dương điện thế ở N có giá trị âm

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: UMN = VM – VN = 40 => UM = UN + 40

Bài 20: Biết hiệu điện thế UAB = 12 V. Đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng

A. VA = 12 V

B. VB = 12 V

C. VA – VB = 12 V

D. VB – VA = 12 V

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải:UAB = VA – VB = 12 V

Bài 21: Điện tích q đặt vào trong điện trường, dưới tác dụng của lực điện trường điện tích sẽ

A. di chuyển cùng chiều E nếu q < 0.

B. di chuyển ngược chiều E nếu q > 0.

C. di chuyển cùng chiều E nếu q > 0

D. chuyển động theo chiều bất kỳ.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Điện tích dương chuyển động cùng chiều điện trường

Bài 22: Câu 22. Thả một ion dương chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động

A. dọc theo một đường sức điện

B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm

C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp

D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Điện tích dương chuyển động cùng chiều điện trường (nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp)

Bài 23: Thả một electron chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

A. chuyển động dọc theo một đường sức điện

B. đứng yên

C. chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp

D. chuyển động từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường (nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao)

Bài 24: Tụ điện là

A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Bài 25: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.

B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.

C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.

D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (nước nguyên chất cách điện).

Bài 26: Để tích điện cho tụ điện, ta phải

A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.

B. cọ xát các bản tụ với nhau.

C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.

D. đặt tụ gần nguồn điện.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Để tích điện cho tụ điện, ta phải mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.

Bài 27: Đơn vị của điện dung là

A. culong (C)

B. vôn (V)

C. fara (F)

D. vôn/mét (V/m)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đơn vị của điện dung là fara (F)

Bài 28: Gọi Q, C và U lần lượt là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản một tụ điện. Hệ thức nào sau đây đúng?

A. C = QU

B. U = QC

C. Q = CU

D. C = U/Q

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Q = CU

Bài 29: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng là

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: C = Q/U, U càng lớn C càng nhỏ

Bài 30: Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng

A. hóa năng

B. cơ năng

C. nhiệt năng

D. năng lượng điện trường trong tụ điện

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Năng lượng trong tụ là năng lượng điện trường

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

dien-tich-dien-truong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên