Năng lượng của con lắc lò xo, con lắc đơn lớp 11 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Năng lượng của con lắc lò xo, con lắc đơn lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Năng lượng của con lắc lò xo, con lắc đơn.

Năng lượng của con lắc lò xo, con lắc đơn lớp 11 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

A. Lí thuyết và phương pháp giải

Năng lượng của con lắc lò xo trong dao động điều hòa

Thế năng

Động năng

Biểu thức

Wt=12kx2=12mω2x2

Wd=12mv2

Cực đại

Wtmax=12kA2=12mω2A2 (tại hai biên)

Wdmax=12mvmax2=12mω2A2 (tại VTCB)

Cực tiểu

Wtmin=0 (tại vị trí cân bằng)

Wdmin=0 (tại hai biên)

Tăng

Khi đi từ vị trí cân bằng ra hai biên

Khi đi từ hai biên về vị trí cân bằng

Giảm

Khi đi từ vị trí hai biên về vị trí cân bằng

Khi đi từ vị trí cân bằng ra hai biên

+ Động năng và thế năng trong dao động điều hòa ngược pha nhau với tần số fđ = ft = 2f, tần số góc ωđ = ωt = 2ω, Tđ = Tt = T/2 (tần số gấp đôi và chu kì bằng một nửa của li độ).

+ Động năng và thế năng chuyển hóa qua lại cho nhau, (nếu động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại, không bao giờ xảy ra động năng và thế năng cùng tăng hoặc cùng giảm).

+ Cơ năng của con lắc W=Wt+Wd=kA22=mω2A22=Wtmax=Wdmax=const

Quảng cáo

Cơ năng của con lắc lò xo phụ thuộc vào độ cứng và biên độ dao động của con lắc lò xo, KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO KHỐI LƯỢNG

Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

Năng lượng của con lắc đơn:

Vị trí

Động năng

Thế năng

Bất kì

Wđ=12mv2

Wt=mgl1cosα.

Cân bằng (vị trí thấp nhất)

Wđmax=mvmax22

Wt=mgl

Hai biên (vị trí cao nhất)

Wđmin=0

Wtmax=mgl1cosα0

B. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,20 kg gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 50,0 N/m. Tính cơ năng của con lắc khi nó dao động điều hoà với biên độ 4,0 cm.

Hướng dẫn giải

Cơ năng: W=12mω2A2=12mkm2A2=12kA2=0,040J

Ví dụ 2. Một con lắc lò xo dao động điều hoà với cơ năng 1,0 J. Biết rằng biên độ của vật dao động là 10,0 cm và tốc độ cực đại của vật là 1,2 m/s. Hãy xác định:

Quảng cáo

a) Khối lượng của vật gắn với lò xo.

b) Độ cứng của lò xo.

Hướng dẫn giải

a) W=Wdmax =12mvmax2m=2Wvmax2=2(1,0J)(1,2)2=1,4kg

b) Với con lắc lò xo: W=Wtmax=12kA2

Do đó k=2WA2=2.1,00,12=2,0.102N/m

Ví dụ 2: Con lắc lò xo có khối lượng m = 400 gam, độ cứng k = 160 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Biết khi vật có li độ 2 cm thì vận tốc của vật bằng 40 cm/s. Năng lượng dao động của vật là

A. 1,6J

B. 0,32J

C. 0,064 J

D. 0,64 J

Hướng dẫn giải

W=12kx2+12mv2=12.160.0,022+12.0,4.(0,4)2= 0,064 J.

Quảng cáo

C. Bài tập minh hoạ

Câu 1: Tại vị trí cân bằng, truyền cho quả nặng một năng lượng ban đầu 22,5 mJ để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng xung quanh vị trí cân bằng. Lấy g=10 m/s2. Độ cứng của lò xo là k=18 N/m. Chiều dài quỹ đạo của vật bằng

A. 5cm

B. 10cm

C. 3cm

D. 2cm

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100 N/m, m = 1kg dao động điều hoà. Khi vật có động năng 10mJ thì cách vị trí cân bằng 1 cm, khi có động năng 5 mJ thì cách vị trí cân bằng một đoạn là

A. 12 cm.

B. 2 cm.

C. 2 cm.

D. 0,5 cm.

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng 150 N/m và có năng lượng dao động là 0,12J. Biên độ dao động của nó là

A. 2 cm

B. 0,4 cm

C. 0,04 cm

D. 4 mm

Câu 4: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật nặng dao động với biên độ 20 cm, khi vật đi qua li độ x = 12 cm thì động năng của vật bằng

A. 1,28 J.

B. 2,56 J.

C. 0,72 J.

D. 1,44 J.

Câu 5: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 400 gam và lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với cơ năng E = 25mJ. Khi vật qua vị trí có li độ x = -1cm thì vật có vật tốc v = -25 cm/s. Độ cứng k của lò xo bằng

A. 250 N/m

B. 200 N/m

C. 150 N/m

D. 100 N/m

Câu 6: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1 kg và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20 cm đến 32 cm. Cơ năng của con lắc bằng

A. 3 J

B. 1,5 J

C. 0,36 J

D. 0,18 J

Câu 7: Một vật nặng 500g dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 20 cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động. Cho π2=10. Cơ năng của vật khi dao động là

A. 2025 J

B. 0,9 J

C. 2,025 J

D. 900 J

Câu 8: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50gam. Con lắc dao động điều hòa trên một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acos.ωtcm Cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2=10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

A. 25 N/m

B. 100 N/m

C. 200 N/m

D. 50 N/m

Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài 1m, khối lượng quả nặng bằng 100g dao động với biên độ góc 30° tại nơi có g=10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Cơ năng của con lắc đơn là

A. 232 J.

B. 536 J.

C. 0,5 J.

D. 1259 J.

Câu 10: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 200 g, dây treo có chiều dài l=100cm. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một góc 60° rồi buông ra không vận tốc đầu. Lấy g=10m/s2. Năng lượng dao động của vật là

A. 0,27 J

B. 0,5 J

C. 1 J

D. 0,13 J

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 11 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên