13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện chọn lọc, có đáp án



Với 13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện.

13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện chọn lọc, có đáp án

Câu 1. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

Quảng cáo

A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Lời giải:

Chọn B

Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu 2. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

B. Hệ số nở dài vì nhiệt α.

C. Khoảng cách giữa hai mối hàn.

D. Điện trở của các mối hàn.

Lời giải:

Chọn A

Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.

B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.

C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

Lời giải:

Chọn C

Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

Quảng cáo

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.

B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.

C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.

D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.

Lời giải:

Chọn A

Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta không phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.

Câu 5. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là

A. E = 13,00mV.              B. E = 13,58mV.

C. E = 13,98mV.              D. E = 13,78mV.

Lời giải:

Chọn D

Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) = 13,78.10-3 V = 13,78mV.

Câu 6. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ toC, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:

A. 125oC.              B. 398oK.

C. 145oC.              D. 418oK.

Lời giải:

Chọn C

Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) → T2 = 418 K = 145oC.

Quảng cáo

Câu 7. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 500oC, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số αT khi đó là:

A. 1,25.10-4 (V/K)              B. 12,5 (μV/K)

C. 1,25 (μV/K)              D. 1,25(mV/K)

Lời giải:

Chọn B

Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) → αT = 12,5 μV/K.

Câu 8. Bộ hai dây dẫn khác loại có hai đầu hàn nối với nhau thành một mạch kín gọi là cặp nhiệt điện. Suất điện động xuất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai mối hàn của nó có sự chênh lệch nhiệt độ gọi là

A. suất điện động nhiệt điện

B. hệ số nhiệt điện trở

C. siêu dẫn

D. dòng điện

Lời giải:

Chọn A.

Suất điện động suất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai mối hàn của nó có sự chênh lệch nhiệt độ gọi là suất điện động nhiệt điện.

Câu 9. Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ 27oC , mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt độ 327oC . Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G

A. 14,742 mV              B. 14,742 μV

C. 14,742 nV              D. 14,742 V

Lời giải:

Chọn A.

Ta có: ξ = αTΔT = 50,4.10-6.(327 - 27) = 0,01512 V

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Hiệu điện thế hai đầu điện kế là: U = IR = 14,742 mV.

Quảng cáo

Câu 10. Cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30 Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 20oC , mối hàn thứ hai trong lò điện có nhiệt độ 400oC . Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là

A. 0,52 mA              B. 0,52 μA

C. 1,04 mA              D. 1,04 μA

Lời giải:

Chọn A.

Ta có: ξ = αΔT = 41,8.10-6.(400 - 20) = 0,015884 V

Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Câu 11. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20oC , còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320oC . Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là

A. 0,0195 V              B. 0,0211 V

C. 0,0197 V              D. 0,0215 V

Lời giải:

Chọn A.

Suất điện động nhiệt điện là: ξ = αT(T2 – T1) = 0,0195 V

Câu 12. Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhung vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng vào nước sôi. Dùng milivôn kế đo được suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là 4,25 mV. Tính hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó.

A. 42,5.10-6 V/K              B. 41,5.10-6 V/K

C. 39,7.10-6 V/K             D. 40,7.10-6 V/K

Lời giải:

Chọn A.

Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Câu 13. Nhiệt kế điện thực chất là một cặp nhiệt điện dùng để đo nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp mà ta không thể dùng nhiệt kế thông thường để đo được. Dùng nhiệt kế điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42 μV/K để đo nhiệt độ của một lò nung với một mối hàn đặt trong không khí ở 20oC còn mối hàn kia đặt vào lò thì thấy milivôn kế chỉ 50,2 mV. Nhiệt độ của lò nung là

A. 1215oC              B. 1588 K

C. 1512 K              D. 1848oC

Lời giải:

Chọn A.

Nhiệt độ của lò nung là: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


dong-dien-trong-kim-loai.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên