Bài tập Quang phổ trong đề thi Đại học (có lời giải)
Bài viết Quang phổ trong đề thi Đại học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Quang phổ trong đề thi Đại học.
Bài tập Quang phổ trong đề thi Đại học (có lời giải)
Câu 1. [THPT QG năm 2017 – Câu 1 – MH2] : Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại.
C. tia gamma. D. tia Rơn-ghen.
Lời giải:
Tia Rơn-ghen (tia X) có khả năng đâm xuyên nên được sử dụng để kiểm tra hành lí (để trong túi xách, trong vali, …) của hành khách đi máy bay
Đáp án: D
Câu 2. [THPT QG năm 2015 – Câu 17 - M138] : Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
Lời giải:
Thang sóng điện từ sắp xếp theo bước sóng giảm dần theo thứ tự: Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), tia tử ngoại, tia X, tia gamma.
Đáp án: A
Câu 3. [THPT QG năm 2016 – Câu 19 – M536] : Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.
C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
Lời giải:
Tầng ôzôn bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời
Đáp án: A
Câu 4. [THPT QG năm 2017 – Câu 15 – M203] : Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
Lời giải:
Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn tia X
Đáp án: C
Câu 5. [THPT QG năm 2017 – Câu 19 – M203] : Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là
A. tia tử ngoại, tia γ, tia X, tia hồng ngoại.
B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
C. tia X, tia γ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D. tia γ, tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.
Lời giải:
Thứ tự đúng là tia γ, tia X, tia tử ngoại và tia hồng ngoại
Đáp án: B
Câu 6. [THPT QG năm 2017 – Câu 16 – M202] : Cơ thể con người có thân nhiệt 37°C là một nguồn phát ra
A. tia hồng ngoại. B. tia Rơn-ghen.
C. tia gamma. D. tia tử ngoại.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 7. [THPT QG năm 2017 – Câu 17 – M202] : Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau.
B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau.
D. hai quang phổ liên tục giống nhau.
Lời giải:
Cùng nhiệt độ thì có quang phổ liên tục như nhau
Đáp án: D
Câu 8. [THPT QG năm 2017 – Câu 16 – M201] : Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng.
B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng.
D. phản xạ ánh sáng.
Lời giải:
Ánh sáng qua lăng kính bị phân tích thành các chùm đơn sắc khác nhau đó là hiện tượng tán sắc ánh sáng
Đáp án: B
Câu 9. [THPT QG năm 2017 – Câu 14 – M201] : Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.
Lời giải:
Tính chất nổi bật của tia hồng ngoai là có tác dụng nhiệt rất mạnh
Đáp án: C
Câu 10. [THPT QG năm 2017 – Câu 18 – M201] : Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn.
Lời giải:
Đây là nguồn phát quang phổ vạch.
Đáp án: C
Câu 11. [THPT QG năm 2019 – Câu 15 – M213] : Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại?
A.500nm B.350nm C.850nm D.700nm
Lời giải:
Bức xạ có bước sóng là bức xạ hồng ngoại.
Đáp án: C
Câu 12. [THPT QG năm 2019 – Câu 15 – M206] : Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là tia tử ngoại?
A. 450nm B. 120nm C. 750nm D. 920nm.
Lời giải:
Trong chân không bức xạ tia tử ngoại có bước sóng là 450 nm
Đáp án: A
Câu 13. [THPT QG năm 2019 – Câu 9 – M223] : Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính
A. Hệ tán sắc B. Phần cảm
C. Mạch tách sóng D. Phần ứng
Lời giải:
Bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính là Hệ tán sắc
Đáp án: A
Câu 14. [THPT QG năm 2019 – Câu 20 – M223] : Trong chân không bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại
A. 900nm B. 250nm C. 450nm D. 600nm
Lời giải:
Bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài hơn ánh sáng đỏ 760 nm
Đáp án: A
Câu 15. [THPT QG năm 2019 – Câu 22 – M218] : Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại?
A. 480 nm. B. 930 nm. C. 630 nm. D. 280 nm.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 16. [THPT QG năm 2019 – Câu 20 – MH] : Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s. Đây là
A. bức xạ tử ngoại.
B. bức xạ hồng ngoại.
C. ánh sáng đỏ.
D. ánh sáng tím.
Lời giải:
Đáp án: A
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Dạng 1 : Bài tập Hiện tượng tán sắc ánh sáng trong đề thi Đại học (có lời giải)
- Dạng 2 : Bài tập Hiện tượng giao thoa ánh sáng trong đề thi Đại học (có lời giải)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều