Mô tả các quá trình chuyển thể (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Mô tả các quá trình chuyển thể lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Mô tả các quá trình chuyển thể.
Mô tả các quá trình chuyển thể (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Khi nhiệt độ và áp suất thay đổi, một chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Các quá trình chuyển thể của vật chất bao gồm: Sự nóng chảy, đông đặc, thăng hoa, ngưng kết, hóa hơi và ngưng tụ.
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
- Sự hoá hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự hoá hơi thể hiện qua hai hình thức đó là sự bay hơi và sự sôi.
- Sự hoá hơi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi.
2. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Một chất rắn có khối lượng 1 kg được nung nóng với tốc độ không đổi. Sự thay đổi nhiệt độ của vật theo nhiệt lượng cung cấp cho vật được thể hiện như hình vẽ. Mô tả các quá trình chuyển đổi trạng thái của vật ứng với các đoạn OA, AB, BC, CD và DE?
Hướng dẫn:
• OA: là sự tăng nhiệt độ ở thể rắn.
• AB: là sự chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng ở nhiệt độ không đổi (sự nóng chảy)
• BC: là sự tăng nhiệt độ ở thể lỏng.
• CD: là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ không đổi (sự hóa hơi)
• DE: là độ tăng nhiệt độ ở thể khí.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như hình vẽ dưới.
a) Tại các thời điểm A, B, C và D, chất đó ở thể gì?
b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là bao nhiêu?
c) Nhiệt độ sôi của chất đó là bao nhiêu?
d) Nhiệt độ thay đổi như thế nào trong quá trình diễn ra sự chuyển thể?
e) Chất đó có phải là nước tinh khiết không? Vì sao?
Hướng dẫn:
Quan sát đồ thị ta thấy: đồ thị xuất phát ở gốc toạ độ và nhìn chung, nhiệt độ tăng theo thời gian. Đồ thị có 2 đoạn nằm ngang, ở đó nhiệt độ của chất không đổi. Đoạn đồ thị nằm ngang thứ nhất tương ứng với quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (sự nóng chảy). Đoạn nằm ngang thứ hai tương ứng với quá trình sôi, chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (sự hoá hơi).
a) Tại thời điểm A: chất ở thể rắn.
Tại thời điểm B: chất ở cả thể rắn lẫn thể lỏng.
Tại thời điểm C: chất ở thể lỏng.
Tại thời điểm D: chất ở cả thể lỏng lẫn thể hơi.
b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là 17 °C.
c) Nhiệt độ sôi của chất đó là 115 °C.
d) Nhiệt độ của chất không thay đổi trong quá trình nóng chảy và sôi.
e) Chất đó không phải là nước tinh khiết vì nhiệt độ nóng chảy của nước tinh khiết là 0 °C và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là 100 °C.
Ví dụ 3: Tại sao khi bay hơi nhiệt độ của chất lỏng giảm?
Hướng dẫn:
Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm do quá trình bay hơi tiêu thụ năng lượng nhiệt từ chất lỏng đó. Quá trình bay hơi làm cho các phân tử có động năng cao nhất (nóng nhất) rời khỏi chất lỏng, để lại một lượng lớn các phân tử có động năng thấp hơn (lạnh hơn). Kết quả là, nhiệt độ trung bình của chất lỏng còn lại giảm đi, do đó động năng trung bình của các phân tử.
3. Bài tập tự luyện
Câu 1: Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó.
A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi.
B. Toả nhiệt ra môi trường.
C. Cần cung cấp nhiệt lượng.
D. Xảy ra ở 100 °C.
Đáp án đúng là C
Câu 2: Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Đáp án đúng là C.
Câu 3: Sự nóng chảy của một chất là hiện tượng
A. chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B. chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C. chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
D. chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Đáp án đúng là A
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu đang cháy.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Đáp án đúng là C
Câu 5: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Đáp án đúng là D
Câu 6: Khi quan sát sự nóng chảy của nước đá, trong suốt thời gian nóng chảy thì
A. nhiệt độ của nước đá tăng.
B. nhiệt độ của nước đá giảm.
C. nhiệt độ của nước không thay đổi.
D. nhiệt độ của nước đá ban đầu tăng sau đó giảm.
Đáp án đúng là C
Câu 7: Sự đông đặc của một chất là
A. chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B. chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C. chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
D. chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Đáp án đúng là B
Câu 8: Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là
A. sự nóng chảy.
B. sự sôi.
C. sự đông đặc.
D. sự bay hơi.
Đáp án đúng là D
Câu 9: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A. Nước trong cốc càng nhiều.
B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
Đáp án đúng là C
Câu 10: Các bình hình đều đựng cùng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín. Hỏi sau một tuần bình nào còn ít nước nhất, bình nào nhiều nước nhất?
A. Bình A.
B. Bình B.
C. Bình C.
D. Chưa xác định được
Đáp án đúng là B
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 12 hay, chi tiết khác:
- Chuyển đổi các thang đo nhiệt độ
- Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
- Các công thức tính nhiệt lượng
- Phương trình cân bằng nhiệt và các quá trình chuyển thể
- Bài tập tính số nguyên tử, phân tử, số mol, khối lượng khí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều