Các dạng bài tập Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch có lời giải
Các dạng bài tập Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch có lời giải
Phần Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch Vật Lí lớp 12 với các dạng bài tập chọn lọc có trong Đề thi THPT Quốc gia và trên 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải. Vào Xem chi tiết để theo dõi các dạng bài Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch hay nhất tương ứng.
- Lý thuyết Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch Xem chi tiết
Lý thuyết Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch
Phản ứng phân hạch | Phản ứng nhiệt hạch | |
Khái niệm | Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn | Là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn |
Điều kiện xảy ra | Phải truyền cho X một năng lượng đủ lớn (năng lượng kích hoạt) vào cỡ vài MeV để X chuyển sang trạng thái kích thích X*, trạng thái này không bền vững và X sẽ phân hạch |
- Nhiệt độ cao cỡ 108 ℃. - Mật độ hạt nhân lớn. - thời gian duy trì nhiệt độ lâu. |
Ví dụ | ||
Năng lượng | Là phản ứng tỏa năng lượng | Là phản ứng tỏa năng lượng |
Phản ứng phân hạch có điều khiển |
- Phản ứng dây chuyển là phản ứng chất sản phẩm là tác nhân kích thích để phản ứng xảy ra, như vậy các phản ứng cứ nối tiếp nhau. - Gọi k là số hạt nhân được giải phóng sau 1 lần phân hạch Nếu k > 1 phản ứng dây chuyền tắt dần k = 1 Phản ứng dây chuyển có điều khiển, để phản ứng tự duy trì ổn định. Được dùng trong lò phản ứng hạt nhân k > 1 phản ứng tự duy trì tăng nhanh có thể gây cháy nổ. Được dùng trong Bom |
- Chỉ thực hiện được ở dạng không kiểm soát (Bom) Hiện này chưa kiểm soát được |
Cách giải bài tập Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch
A. Phương pháp & Ví dụ
1. Phương pháp
PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
1. Phản ứng phân hạch:
+) Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron chậm vỡ thành hai hạt nhân trung bình đồng thời phóng ra một số nơtron và tỏa ra một năng lượng rất lớn (khoảng 200 MeV).
+) Phản ứng tỏa năng lượng dưới dạng động năng của các hạt.
+) Các nhiên liệu chủ yếu thực hiện phản ứng nhiệt hạch là
2. Cơ chế của phản ứng phân hạch
Để phản ứng có thể xảy ra được thì phải truyền cho hạt nhân mẹ X một năng lượng đủ lớn (giá trị tối thiểu của năng lượng này gọi là năng lượng kích hoạt).
Cách đơn giản nhất để truyền năng lượng kích hoạt cho hạt nhân mẹ X là cho một nơtron bắn vào X để X bắt (hoặc hấp thụ) nơtron đó và chuyển sang trạng thái kích thích. Trạng thái này không bền và kết quả xảy ra phân hạch theo sơ đồ n + X → X∗ → Y + Z + kn
Như vậy quá trình phân hạch của hạt nhân X không trực tiếp mà phải qua trạng thái kích thích.
Ví dụ:
3. Phản ứng phân hạch dây chuyền:
Các nơtron tạo thành sau phân hạch có động năng lớn (nơtron nhanh) thường bị U238 hấp thụ hết hoặc thoát ra ngoài khối Urani. Nếu chúng được làm chậm lại thì có thể gây ra sự phân hạch tiếp theo cho các hạt U235 khác khiến cho sự phân hạch trở thành phản ứng dây chuyền.
Trên thực tế không phải mọi nơtron sinh ra đều có thể gây ra sự phân hạch (vì có nhiều nơ tron bị mất mát do bị hấp thụ bởi các tạp chất trong nhiên liệu, bị U238 hấp thụ mà không gây nên phân hạch, hoặc bay ra ngoài khối nhiên liệu...). Vì vậy muốn có phản ứng dây chuyền ta phải xét đến số nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch.
Gọi k là số nơtron còn lại sau phân hạch tiếp tục được U235 hấp thụ.
+ Nếu k > 1: số phân hạch tăng lên rất nhanh với tốc độ k1, k2, k3 …Phản ứng dây chuyền trở thành thác lũ không thể không chế. Hệ thống gọi là vượt hạn. Đây chính là cơ chế nổ của bom nguyên tử.
+ Nếu k < 1: Phản ứng dây chuyền không thể xảy ra. Hệ thống gọi là dưới hạn.
+ Nếu k = 1: Phản ứng dây chuyền có thể khống chế. Hệ thống gọi là tới hạn. Đây chính là cơ chế hoạt động của nhà máy điện nguyên tử.
Muốn k ≥ 1 thì khối lượng Urani hoặc Plutoni phải đạt đến một trị số tối thiểu gọi là khối lượng tới hạn mth
Điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra là k ≥ 1 và m > mth.
4. Lò phản ứng hạt nhân:
+) Là thiết bị để tạo ra các phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và điều khiển được.
+) Nhiên liệu phân hạch trong các lò phản ứng hạt nhân thường là U235 hoặc Pu239.
+) Để đảm bảo cho k = 1 người ta dùng các thanh điều khiển chứa Bo hay Cd, là các chất có tác dụng hấp thụ nơtron (khi số nơtron trong lò tăng lên quá nhiều thì người ta cho các thanh điều khiển ngập sâu vào khu vực chứa nhiên liệu để hấp thụ số nơtron thừa).
+) Năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng không đổi theo thời gian.
PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH
1. Phản ứng nhiệt hạch
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt hạch
- Nhiệt độ cao khoảng từ 50 triệu độ tới 100 triệu độ.
- Hỗn hợp nhiên liệu phải “giam hãm” trong một khoảng không gian rất nhỏ.
3. Năng lượng nhiệt hạch
- Tuy một phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng ít hơn một phản ứng phân hạch nhưng nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn.
- Có nguồn nhiên liệu vô tận, nước biển chứa 0,015% là D2O có thể điện phân lấy D.
- Phản ứng nhiệt hạch sạch hơn phản ứng phân hạch do không có các cặn bã phóng xạ.
Năng lượng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của hầu hết các sao.
Con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng sự nổ của bom khinh khí.
+) Chú ý:
+) Năng lượng bức xạ mặt trời E = mc2, với m là khối lượng mặt trời giảm do bức xạ.
+) Công suất bức xạ:
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Nhà máy điện nguyên tử dùng U235 có công suất 600 MW hoạt động liên tục trong 1 năm. Cho biết 1 hạt nhân bị phân hạch toả ra năng lượng trung bình là 200 MeV, hiệu suất nhà máy là 20%
a) Tính lượng nhiên liệu cần cung cấp cho nhà máy trong 1 năm ?
b) Tính lượng dầu cần cung cấp cho nhà máy công suất như trên và có hiệu suất là 75%. Biết năng suất toả nhiệt của dầu là 3.107 J/kg. So sánh lượng dầu đó với urani ?
Lời giải:
a) Vì H = 20% nên công suất urani cần cung cấp cho nhà máy là
Pn = 100.P/20 = 5P
Năng lượng do nhiên liệu cung cấp cho nhà máy trong 1 năm là:
W = Pn.t = 5.6.108. (365.24.60.60) = 9,4608.1016J
Số hạt nhân U235 phân dã để được năng lượng đó là :
Khối lượng U235 cung cấp cho nhà máy là
b) Vì H = 75% nên công suất dầu cần cung cấp cho nhà máy là
Năng lượng dầu cung cấp cho 1 năm là W' = (4.6.108/3).24.60.60.356 = 2,53.1015 J.
Lượng dầu cần cung cấp là m' = W;/3.107 = 8,4.107 kg = 84 000 tấn.
Ta có: m' / m = 7,30.104
Ví dụ 2: là một phản ứng phân hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân : mU = 234,99 u ; mMo = 94,88 u ; mLa = 138,87 u ; mN = 1,0087 u. Cho năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg . Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch?
A. 1616 kg B. 1717 kg C.1818 kg D.1919 kg
Lời giải:
Số hạt nhân nguyên tử 235U trong 1 gam vật chất U là:
Năng lượng toả ra khi giải phóng hoàn toàn 1 hạt nhân 235U mn phân hạch là:
ΔE = (Mo – M ).c2 = ( mU + mn – mMo– mLa – 2mn ).c2 = 215,3403 MeV
Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch :
E = ΔE.N = 5,5164.1023 MeV = 5,5164.1023 .1,6.10 –13 J = 8,8262 .1010 J
Khối lượng xăng cần dùng để có năng lượng tương đương Q = E
Ví dụ 3: Biết U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau: . Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu):
A. 175,85MeV B. 11,08.1012MeV
C. 5,45.1013MeV D. 8,79.1012MeV
Lời giải:
Năng lượng tỏa ra sau mỗi phân hạch:
ΔE = (mU + mn - mI - mY - 3mn )c2 = 0,18878 uc2 = 175,85 MeV
Khi 1 phân hạch kích thích ban đầu sau 5 phân hach dây chuyền số phân hạch xảy ra là
1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31
Do đó số phân hạch sau 5 phân hạch dây chuyền từ 1010 phân hạch ban đầu N = 31.1010
Năng lượng tỏa ra E = N.ΔE = 31.1010 x 175,85 = 5,45.1013 MeV ⇒ Chọn đáp án C
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều