Bài tập Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ.
Bài tập Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ (có lời giải)
Bài 1: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF B. 66,6oF
C. 310oF D. 98,6oF
Ta có 37oC = 32oF + 37.1,8oF = 98,6oF
⇒ Đáp án D
Bài 2: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.
A. 20oF B. 100oF
C. 68oF D. 261oF
- Ta có 293K = 273K + toC → t = 20oC
- 20oC = 32oF + 20.1,8oF = 68oF
⇒ Đáp án C
Bài 3: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. 32oF B. 100oF
C. 212oF D. 0oF
- Nước sôi ở 100oC.
- Ta có: 100oC = 32oF + 100.1,8oF = 212oF
⇒ Đáp án C
Bài 4: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệ-t kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân
- Nước sôi ở 100oC.
- Vì rượu sôi ở 80oC < 100oC → không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC
B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC
C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC
- Tại 4oC nước có trọng lương riêng lớn nhất.
- Nước đóng băng ở 0oC → Khi ở 4oC nước ở dạng lỏng
⇒ Đáp án B
Bài 6: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng
A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.
Phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại.
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
⇒ Đáp án C
Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ nhỏ từ vài trăm độ trở xuống nên không thể đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
⇒ Đáp án B
Bài 9: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. nhiệt độ đông đặc cao.
D. tất cả các câu trên đều sai.
Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì nhiệt độ nóng chảy thấp
⇒ Đáp án B
Bài 10: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả ba nhiệt kế trên
Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi
⇒ Đáp án A
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Lý thuyết Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Lý thuyết Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều